DSO - Mong muốn đưa môn học
tiếng Việt lên mạng nhằm giúp học sinh tiếp cận sinh động hơn với các
chữ cái, ngữ pháp…, 5 bạn sinh viên Đà Lạt đã thành lập nhóm mang tên
ITBUS và cùng nhau viết đề án thực hiện website dayhoctiengviet.
Layout của trang web dayhoctiengviet - Ảnh: Ngô Phước Tuấn
Có ý tưởng từ lúc bước chân vào ngành CNTT của Trường ĐH Đà Lạt, Lê
Đình Huy CTK29 đã mày mò tìm hiểu những nội dung của bộ môn tiếng Việt
của bậc tiểu học để đưa lên mạng. Thế nhưng với năng lực và điều kiện
không cho phép, phải đợi đến 3 năm sau ý tưởng đó mới thành hiện thực.
Từ
khi biết được cuộc thi Imagine Cup 2009, Huy tập hợp những người bạn
trong khoa cùng nhau hợp tác và hoàn thiện thêm ý tưởng của mình. Để
cho ra mắt một sản phẩm dự thi, nhóm phải lên nhiều nội dung sao cho
phù hợp, thích ứng với ngôn ngữ, hình thức… của từng lứa tuổi. “Học
tiếng Việt có cả trẻ em, kiều bào, người nước ngoài… nên nhóm tập hợp
nội dung chung và chuẩn của sách giáo khoa phát hành của Bộ GD-ĐT", các
thành viên cho biết.
Các thành viên trong nhóm ITBUS cùng thầy giáo Phạm Tuấn Anh (thứ 3 từ trái qua, hàng trên) - Ảnh: Ngô Phước Tuấn
Để thực hiện ý tưởng, nhóm sử dụng những công nghệ mới nhất như Silverlight, Linq, Speech SDK… vận dụng vào web của mình.
Trang
web có hai phần dành cho người quản lý và người sử dụng. Phần người sử
dụng gồm 2 loại ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Trong phần người sử
dụng nhóm thiết kế không theo trình tự một nội dung nhất định mà phân
chia từng nhóm, và trong mỗi nhóm có những bài học riêng biệt tùy theo
cấp độ. Trong các bài học là những phần tập viết, tập đọc, tập đánh vần…
Nhóm
cũng thiết lập phần kiểm tra, bài tập… dành cho người học để có thể
giúp phụ huynh có thể quản lý bài tập của con mình khi đi công tác xa,
liên kết với nhà trường và gia đình. Ngoài ra, với hiệu ứng hình ảnh
ngộ nghĩnh của các nhân vật game, trang web không những giúp trẻ học
bài mà còn vui chơi giải trí. “Tạo hiệu ứng với các nhân vật game để
tạo sự thích thú của các em, giúp các em vừa học vừa chơi… không căng
thẳng” - Hoàng Văn Vinh, một thành viên trong nhóm, nói.
Có
nhiều lúc sợ không kịp thời gian và quá mải mê với sản phẩm của mình,
nhóm đã phải thức khuya ở khoa để xây dựng sản phẩm. “Dự kiến trong
thời gian tới nhóm sẽ hoàn thiện và nâng cấp trang web để đưa lên mạng
sớm nhất để phục vụ miễn phí cho các trường học, cá nhân có yêu cầu…,
phát huy được hiệu quả trong cộng đồng như ý tưởng ban đầu của nhóm” -
Huy nói.
sinhviendalat.net (Theo theo tuổi trẻ)
tiếng Việt lên mạng nhằm giúp học sinh tiếp cận sinh động hơn với các
chữ cái, ngữ pháp…, 5 bạn sinh viên Đà Lạt đã thành lập nhóm mang tên
ITBUS và cùng nhau viết đề án thực hiện website dayhoctiengviet.
Layout của trang web dayhoctiengviet - Ảnh: Ngô Phước Tuấn
Có ý tưởng từ lúc bước chân vào ngành CNTT của Trường ĐH Đà Lạt, Lê
Đình Huy CTK29 đã mày mò tìm hiểu những nội dung của bộ môn tiếng Việt
của bậc tiểu học để đưa lên mạng. Thế nhưng với năng lực và điều kiện
không cho phép, phải đợi đến 3 năm sau ý tưởng đó mới thành hiện thực.
Từ
khi biết được cuộc thi Imagine Cup 2009, Huy tập hợp những người bạn
trong khoa cùng nhau hợp tác và hoàn thiện thêm ý tưởng của mình. Để
cho ra mắt một sản phẩm dự thi, nhóm phải lên nhiều nội dung sao cho
phù hợp, thích ứng với ngôn ngữ, hình thức… của từng lứa tuổi. “Học
tiếng Việt có cả trẻ em, kiều bào, người nước ngoài… nên nhóm tập hợp
nội dung chung và chuẩn của sách giáo khoa phát hành của Bộ GD-ĐT", các
thành viên cho biết.
Các thành viên trong nhóm ITBUS cùng thầy giáo Phạm Tuấn Anh (thứ 3 từ trái qua, hàng trên) - Ảnh: Ngô Phước Tuấn
Để thực hiện ý tưởng, nhóm sử dụng những công nghệ mới nhất như Silverlight, Linq, Speech SDK… vận dụng vào web của mình.
Trang
web có hai phần dành cho người quản lý và người sử dụng. Phần người sử
dụng gồm 2 loại ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Trong phần người sử
dụng nhóm thiết kế không theo trình tự một nội dung nhất định mà phân
chia từng nhóm, và trong mỗi nhóm có những bài học riêng biệt tùy theo
cấp độ. Trong các bài học là những phần tập viết, tập đọc, tập đánh vần…
Nhóm
cũng thiết lập phần kiểm tra, bài tập… dành cho người học để có thể
giúp phụ huynh có thể quản lý bài tập của con mình khi đi công tác xa,
liên kết với nhà trường và gia đình. Ngoài ra, với hiệu ứng hình ảnh
ngộ nghĩnh của các nhân vật game, trang web không những giúp trẻ học
bài mà còn vui chơi giải trí. “Tạo hiệu ứng với các nhân vật game để
tạo sự thích thú của các em, giúp các em vừa học vừa chơi… không căng
thẳng” - Hoàng Văn Vinh, một thành viên trong nhóm, nói.
Có
nhiều lúc sợ không kịp thời gian và quá mải mê với sản phẩm của mình,
nhóm đã phải thức khuya ở khoa để xây dựng sản phẩm. “Dự kiến trong
thời gian tới nhóm sẽ hoàn thiện và nâng cấp trang web để đưa lên mạng
sớm nhất để phục vụ miễn phí cho các trường học, cá nhân có yêu cầu…,
phát huy được hiệu quả trong cộng đồng như ý tưởng ban đầu của nhóm” -
Huy nói.
sinhviendalat.net (Theo theo tuổi trẻ)