đôi khi bạn cần im lặng!!!
Lời nói là bạc nhưng im lặng là vàng. Trong cuộc sống gia đình, rất cần đến
sự im lặng để bình thường hóa mọi chuyện, tránh những mâu thuẫn xô xát
không đáng có Tuy nhiên có những tình huống cần phải làm rõ mọi chuyện
vậy khi nào nên nói và khi nào nên im lặng?
1. Những tình huống cần im lặng[/size]
Trước hết bạn cần phải nhanh chóng xác định những tình huống cần im lặng,
những tình huống mà nếu lời qua tiếng lại mọi chuyện chắc chắn sẽ xấu
đi. Nhà cửa bừa bộn, bữa ăn không đúng khẩu vị, con cái chưa được tắm
rửa, vợ bạn cằn nhằn về những chuyện sinh họat trong gia đình, chồng
bạn quá chén với bạn bè đó là những chuyện vặt mà bạn không nên nói và
thực chất nếu vợ chồng bạn cãi nhau về những chuyện đó cũng không giải
quyết được điều gì.
2. Gắng kiềm chế cảm xúc ban đầu
Để có thể im lặng, bạn rất cần kiềm chế cảm xúc ban đầu. Điều này là rất
quan trọng bởi nếu bạn không kiềm chế được đương nhiên sẽ có lời qua
tiếng lại và bạn sẽ không tài nào kiểm soát được tình hình. Sau khi
kiềm chế được cảm xúc ban đầu bạn sẽ thấy mọi chuyện không đến nỗi quá
tệ hại như ban đầu bạn nghĩ. Hãy nghĩ đến những lẫn cãi vã xô xát trước
đó để thấy rằng bạn không nên lặp lại những sai lầm nữa.
3. Tẩu vi thường sách
Nếu cảm thấy có khả năng kiềm chế mình hoặc bạn tiếp tục bị khiêu khích như
khi người bạn đời của bạn tiếp tục cằn nhằn than vãn, cách tốt nhất hãy
ra khỏi nhà. Đến một người bạn chơi, đi dạo ngoài một vòng, sau khi
chiến sự lắng xuống mọi người đều bình tĩnh lại, bạn có thể trở về và
vui vẻ nghĩ rằng mọi chuyện tồi tệ đã không xảy ra.
4. Chấp nhận đấu khẩu
Tuy im lặng là vàng, nhưng có những trường hợp cần tranh luận hay giải
quyết dứt điểm một vấn đề nào đó, bạn vẫn phải chấp nhận lên tiếng. Khi
những điều khó chịu đã trở thành hệ thống như: chồng bạn tụ tập nhậu
nhẹt quá nhiều, vợ bạn tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc sắc
đẹp hay buôn chuyện với bạn bè quên cả chăm sóc con cái bạn phải quyết
định lên tiếng. Tuy nhiên để cuộc nói chuyện không biến thành đấu khẩu
vô ích bạn cần thực hiện những nguyên tác nhất định.
5. Tránh phê phán quá gay gắt
Tâm lý chung không ai muốn phê phán một cách quá gay gắt cho dù họ có lỗi.
Hãy chọn cách góp ý dễ chấp nhận nhất để nói với người bạn đời của
mình. Nếu không theo phản ứng tự vệ họ sẽ ra sức bảo vệ quan điểm của
mình và lời nói của bạn sẽ phản tác dụng. Bên cạnh đó bạn nên làm cho
họ tâm phục khẩu phục bằng những lập luận xác đáng chứ không phải bằng
thái độ hùng hổ, đao to búa lớn.
6. Trước khi phê phán hãy nói về những ưu điểm của họ
Để những lời góp ý của bạn dễ được chấp nhận, trước đó bạn hãy nêu lên
những ưu điểm những cố gắng nỗ lực của họ. Như vậy người nghe cảm thấy
bạn thực sự cảm thông với họ, hiểu được khó khăn vất vả của họ và dễ
tiếp thu hơn.
7. Nói chỉ duy nhất 1 lần
Đừng bao giờ nói quá một lần về sai lầm, khuyết điểm của người khác nếu họ
đã khắc phục sửa chữa. Nếu bạn vi phạm nguyên tắc này, lập tức họ sẽ
quay lại với sai lầm trước đó và mọi công sức của bạn sẽ trở nên vô
ích. Nếu phải góp ý phê phán ai đó, hãy nói rõ ràng, đủ mức cần thiết
và dứt điểm trong một lần. Sau đó hãy quên chuyện đó đi.
Lời nói là bạc nhưng im lặng là vàng. Trong cuộc sống gia đình, rất cần đến
sự im lặng để bình thường hóa mọi chuyện, tránh những mâu thuẫn xô xát
không đáng có Tuy nhiên có những tình huống cần phải làm rõ mọi chuyện
vậy khi nào nên nói và khi nào nên im lặng?
1. Những tình huống cần im lặng[/size]
Trước hết bạn cần phải nhanh chóng xác định những tình huống cần im lặng,
những tình huống mà nếu lời qua tiếng lại mọi chuyện chắc chắn sẽ xấu
đi. Nhà cửa bừa bộn, bữa ăn không đúng khẩu vị, con cái chưa được tắm
rửa, vợ bạn cằn nhằn về những chuyện sinh họat trong gia đình, chồng
bạn quá chén với bạn bè đó là những chuyện vặt mà bạn không nên nói và
thực chất nếu vợ chồng bạn cãi nhau về những chuyện đó cũng không giải
quyết được điều gì.
2. Gắng kiềm chế cảm xúc ban đầu
Để có thể im lặng, bạn rất cần kiềm chế cảm xúc ban đầu. Điều này là rất
quan trọng bởi nếu bạn không kiềm chế được đương nhiên sẽ có lời qua
tiếng lại và bạn sẽ không tài nào kiểm soát được tình hình. Sau khi
kiềm chế được cảm xúc ban đầu bạn sẽ thấy mọi chuyện không đến nỗi quá
tệ hại như ban đầu bạn nghĩ. Hãy nghĩ đến những lẫn cãi vã xô xát trước
đó để thấy rằng bạn không nên lặp lại những sai lầm nữa.
3. Tẩu vi thường sách
Nếu cảm thấy có khả năng kiềm chế mình hoặc bạn tiếp tục bị khiêu khích như
khi người bạn đời của bạn tiếp tục cằn nhằn than vãn, cách tốt nhất hãy
ra khỏi nhà. Đến một người bạn chơi, đi dạo ngoài một vòng, sau khi
chiến sự lắng xuống mọi người đều bình tĩnh lại, bạn có thể trở về và
vui vẻ nghĩ rằng mọi chuyện tồi tệ đã không xảy ra.
4. Chấp nhận đấu khẩu
Tuy im lặng là vàng, nhưng có những trường hợp cần tranh luận hay giải
quyết dứt điểm một vấn đề nào đó, bạn vẫn phải chấp nhận lên tiếng. Khi
những điều khó chịu đã trở thành hệ thống như: chồng bạn tụ tập nhậu
nhẹt quá nhiều, vợ bạn tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc sắc
đẹp hay buôn chuyện với bạn bè quên cả chăm sóc con cái bạn phải quyết
định lên tiếng. Tuy nhiên để cuộc nói chuyện không biến thành đấu khẩu
vô ích bạn cần thực hiện những nguyên tác nhất định.
5. Tránh phê phán quá gay gắt
Tâm lý chung không ai muốn phê phán một cách quá gay gắt cho dù họ có lỗi.
Hãy chọn cách góp ý dễ chấp nhận nhất để nói với người bạn đời của
mình. Nếu không theo phản ứng tự vệ họ sẽ ra sức bảo vệ quan điểm của
mình và lời nói của bạn sẽ phản tác dụng. Bên cạnh đó bạn nên làm cho
họ tâm phục khẩu phục bằng những lập luận xác đáng chứ không phải bằng
thái độ hùng hổ, đao to búa lớn.
6. Trước khi phê phán hãy nói về những ưu điểm của họ
Để những lời góp ý của bạn dễ được chấp nhận, trước đó bạn hãy nêu lên
những ưu điểm những cố gắng nỗ lực của họ. Như vậy người nghe cảm thấy
bạn thực sự cảm thông với họ, hiểu được khó khăn vất vả của họ và dễ
tiếp thu hơn.
7. Nói chỉ duy nhất 1 lần
Đừng bao giờ nói quá một lần về sai lầm, khuyết điểm của người khác nếu họ
đã khắc phục sửa chữa. Nếu bạn vi phạm nguyên tắc này, lập tức họ sẽ
quay lại với sai lầm trước đó và mọi công sức của bạn sẽ trở nên vô
ích. Nếu phải góp ý phê phán ai đó, hãy nói rõ ràng, đủ mức cần thiết
và dứt điểm trong một lần. Sau đó hãy quên chuyện đó đi.