Khu du lịch Buôn Đôn
Cách
Buôn Ma Thuột gần 50 km về phía Tây - Bắc có một vùng đất từ lâu nổi
tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ðó là Buôn Ðôn, nơi
chung sống của cộng đồng các sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào,
Thái... Buôn Ðôn cũng đã và đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng
của du lịch ĐăkLăk và Tây Nguyên nói chung.
Cưỡi voi ở Buôn Đôn (Ảnh: C.L)
Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo,
vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa
dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng
buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và
như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa
xưa. Dưới con mắt những nhà chuyên môn, Buôn Ðôn có nhiều điều kiện
thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du
lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là
bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên.
Nhiều vị khách du lịch cho rằng, đến ĐăkLăk mà chưa
đến Buôn Đôn thì coi như chưa lên ĐăkLăk; như vậy có thể nói rằng khu
du lịch Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng
cảnh của tỉnh ĐăkLăk.
Hiện nay, thương hiệu du lịch Buôn Đôn đang được 3 đơn
vị khai thác. Từ Trung tâm huyện Buôn Đôn đi vào khoảng 15km, rẽ tay
trái chừng 500m bạn sẽ gặp trước tiên là Công ty TNHH Du lịch sinh thái
Bản Đôn, đây là công ty đang khai thác Làng đảo Bản Đôn và thác Bảy
Nhánh. Đến đây, quý khách được thưởng thức những cảnh đẹp tuyệt vời của
Làng Đảo, cũng cầu treo, ngắm thác bảy nhánh, thưởng thức những món ăn
đặc sản của vùng Tây Nguyên trù phú và đặc biệt là được ngắm ngôi nhà
dài hàng trăm mét của đồng bào Tây Nguyên.
Cưỡi voi ngắm cảnh trong vườn quốc gia Yok Đôn (Ảnh: C.L)
Tạm biệt Làng đảo Bản Đôn, bạn đi thêm chừng 5km nữa là
đến Trung tâm Du lịch Buôn Đôn do Công ty Du lịch và Khách sạn Biệt
Điện quản lý. Tại đây, du khách được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn
làng, nếu ai muốn có “cảm giác mạnh” thì cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk để
đến với vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc
lư trên lưng voi, quý khách còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác
là cái lắc lư nghiêng ngã của cầu treo Buôn Đôn, với chiếc cầu treo dài
trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông
dữ đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ… .
Trên cầu treo, có những “mặt bằng” tươm tất và mát mẽ dành cho du khách
nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước.
Du lịch sinh thái ở Buôn Đôn (Ảnh: C.L)
Ngoài các dịch vụ trên, bạn còn được tham quan nhà
trưng bày các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các
dụng cụ săn bắt voi; được nghe thuyết trình về lịch sử hình thành Buôn
Đôn, các phong tục tập quán và nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng rất nổi tiếng. Bên cạnh đó, bạn còn được tham quan nhà sàn cổ được
xây dựng theo kiến trúc Lào đã tồn tại trên 120 năm qua hiện nay vẫn
còn người sinh sống; được tham quan mộ Vua săn voi “KhunJuNốp”, đi
thuyền độc mộc trên hồ Ea Rông, giao lưu văn hóa cồng chiêng với người
dân tộc bản địa và thưởng thức các đặc sản ẩm thực Tây Nguyên như rượu
cần, cơm lam, gà nướng, canh chua cá sông...
Thưởng thức những món ăn đặc sản Tây nguyên (Ảnh: C.L)
Rời cầu treo Buôn Đôn, đi thêm khoảng 3km về hướng Bắc,
bạn sẽ rẽ vào Khu du lịch văn hóa-sinh thái Buôn Ðôn do Công ty Cao su
ĐăkLăk quản lý và khai thác. Khu du lịch này có tổng diện tích gần
1.600 ha. Trong khu vực này có các tổ hợp du lịch gồm: làng du lịch-văn
hóa, khu du lịch lâm sinh, khu chăn thả động vật hoang dã, khu giải trí
hồ Dak Min, khu lưu trú sinh thái, khu dã ngoại rừng cảnh quan, khu sản
xuất và du lịch nông nghiệp...
Hồ Dak Mil (Ảnh: C.L)
Khu chăn thả động vật sẽ chia làm khu vực nuôi tập
trung và khu thả động vật trong rừng theo kiểu bán hoang dã, nhằm giúp
cho du khách tham quan và có thể săn bắn giải trí. Nhưng tâm điểm của
khu du lịch Buôn Ðôn là làng du lịch-văn hóa. Mục tiêu của dự án đề ra
là xây dựng một làng du lịch hội đủ các giá trị văn hoá vật thể và phi
vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn và Tây Nguyên,
tạo cho du khách có mối quan hệ mật thiết với cư dân bản địa. Ðây cũng
là một làng định canh định cư hoàn hảo như sẽ chú ý đến không gian sinh
tồn mang tính đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc Tây Nguyên như cây
đa, bếp nước, khu nhà mồ... Nhà ở sẽ được doanh nghiệp du lịch đầu tư
xây dựng theo đặc trưng từng dân tộc.
Mộ Vua săn voi KhunJuNốp (Ảnh: C.L)
Dự án sẽ đưa 50-70 hộ của 7-10 sắc tộc vào làng du
lịch-văn hoá và sẽ xây dựng một thiết chế văn hóa (tương tự hương ước)
nhằm giúp cư dân thực hiện nếp sống văn hóa, phục vụ cho hoạt động du
lịch cộng đồng.
Các dịch vụ du lịch trong làng gắn chặt với đời
sống, sinh hoạt của cư dân như dịch vụ lưu trú, ẩm thực tại nhà dân,
các ngành nghề truyền thống như dệt, đan lát tạc tượng, điêu khắc, nấu
rượu cần, dịch vụ voi và cả hoạt động giao lưu văn hoá như cồng chiêng,
lễ hội, kể khan... Ngoài ra, cư dân trong làng cũng sẽ nhận quản lý bảo
vệ các khu rừng cảnh quan và canh tác trên diện tích ruộng, rẫy theo
quy hoạch của dự án. Như vậy, thu nhập của cư dân sẽ bao gồm từ hoạt
động kinh tế du lịch, kinh tế rừng và sản xuất nông nghiệp.
Cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk (Ảnh: C.L)
Hãy đến với du lịch Buôn Đôn để thưởng thức trọn vẹn
những gì mà thiên nhiên và ông cha đã ban tặng cho chúng ta. Chắc chắn
rằng khi rời Buôn Đôn, bạn sẽ còn lưu luyến mãi với mảnh đất, con người
và thiên nhiên nơi đây.
[You must be registered and logged in to see this link.] |
Cầu treo Buôn Đôn |
Buôn Ma Thuột gần 50 km về phía Tây - Bắc có một vùng đất từ lâu nổi
tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ðó là Buôn Ðôn, nơi
chung sống của cộng đồng các sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào,
Thái... Buôn Ðôn cũng đã và đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng
của du lịch ĐăkLăk và Tây Nguyên nói chung.
Cưỡi voi ở Buôn Đôn (Ảnh: C.L)
Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo,
vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa
dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng
buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và
như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa
xưa. Dưới con mắt những nhà chuyên môn, Buôn Ðôn có nhiều điều kiện
thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du
lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là
bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên.
Nhiều vị khách du lịch cho rằng, đến ĐăkLăk mà chưa
đến Buôn Đôn thì coi như chưa lên ĐăkLăk; như vậy có thể nói rằng khu
du lịch Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng
cảnh của tỉnh ĐăkLăk.
Hiện nay, thương hiệu du lịch Buôn Đôn đang được 3 đơn
vị khai thác. Từ Trung tâm huyện Buôn Đôn đi vào khoảng 15km, rẽ tay
trái chừng 500m bạn sẽ gặp trước tiên là Công ty TNHH Du lịch sinh thái
Bản Đôn, đây là công ty đang khai thác Làng đảo Bản Đôn và thác Bảy
Nhánh. Đến đây, quý khách được thưởng thức những cảnh đẹp tuyệt vời của
Làng Đảo, cũng cầu treo, ngắm thác bảy nhánh, thưởng thức những món ăn
đặc sản của vùng Tây Nguyên trù phú và đặc biệt là được ngắm ngôi nhà
dài hàng trăm mét của đồng bào Tây Nguyên.
Cưỡi voi ngắm cảnh trong vườn quốc gia Yok Đôn (Ảnh: C.L)
Tạm biệt Làng đảo Bản Đôn, bạn đi thêm chừng 5km nữa là
đến Trung tâm Du lịch Buôn Đôn do Công ty Du lịch và Khách sạn Biệt
Điện quản lý. Tại đây, du khách được cưỡi voi tham quan cuộc sống buôn
làng, nếu ai muốn có “cảm giác mạnh” thì cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk để
đến với vườn Quốc gia Yok Đôn. Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc
lư trên lưng voi, quý khách còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác
là cái lắc lư nghiêng ngã của cầu treo Buôn Đôn, với chiếc cầu treo dài
trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông
dữ đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ… .
Trên cầu treo, có những “mặt bằng” tươm tất và mát mẽ dành cho du khách
nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước.
Du lịch sinh thái ở Buôn Đôn (Ảnh: C.L)
Ngoài các dịch vụ trên, bạn còn được tham quan nhà
trưng bày các vật dụng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các
dụng cụ săn bắt voi; được nghe thuyết trình về lịch sử hình thành Buôn
Đôn, các phong tục tập quán và nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng rất nổi tiếng. Bên cạnh đó, bạn còn được tham quan nhà sàn cổ được
xây dựng theo kiến trúc Lào đã tồn tại trên 120 năm qua hiện nay vẫn
còn người sinh sống; được tham quan mộ Vua săn voi “KhunJuNốp”, đi
thuyền độc mộc trên hồ Ea Rông, giao lưu văn hóa cồng chiêng với người
dân tộc bản địa và thưởng thức các đặc sản ẩm thực Tây Nguyên như rượu
cần, cơm lam, gà nướng, canh chua cá sông...
Thưởng thức những món ăn đặc sản Tây nguyên (Ảnh: C.L)
Rời cầu treo Buôn Đôn, đi thêm khoảng 3km về hướng Bắc,
bạn sẽ rẽ vào Khu du lịch văn hóa-sinh thái Buôn Ðôn do Công ty Cao su
ĐăkLăk quản lý và khai thác. Khu du lịch này có tổng diện tích gần
1.600 ha. Trong khu vực này có các tổ hợp du lịch gồm: làng du lịch-văn
hóa, khu du lịch lâm sinh, khu chăn thả động vật hoang dã, khu giải trí
hồ Dak Min, khu lưu trú sinh thái, khu dã ngoại rừng cảnh quan, khu sản
xuất và du lịch nông nghiệp...
Hồ Dak Mil (Ảnh: C.L)
Khu chăn thả động vật sẽ chia làm khu vực nuôi tập
trung và khu thả động vật trong rừng theo kiểu bán hoang dã, nhằm giúp
cho du khách tham quan và có thể săn bắn giải trí. Nhưng tâm điểm của
khu du lịch Buôn Ðôn là làng du lịch-văn hóa. Mục tiêu của dự án đề ra
là xây dựng một làng du lịch hội đủ các giá trị văn hoá vật thể và phi
vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn và Tây Nguyên,
tạo cho du khách có mối quan hệ mật thiết với cư dân bản địa. Ðây cũng
là một làng định canh định cư hoàn hảo như sẽ chú ý đến không gian sinh
tồn mang tính đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc Tây Nguyên như cây
đa, bếp nước, khu nhà mồ... Nhà ở sẽ được doanh nghiệp du lịch đầu tư
xây dựng theo đặc trưng từng dân tộc.
Mộ Vua săn voi KhunJuNốp (Ảnh: C.L)
Dự án sẽ đưa 50-70 hộ của 7-10 sắc tộc vào làng du
lịch-văn hoá và sẽ xây dựng một thiết chế văn hóa (tương tự hương ước)
nhằm giúp cư dân thực hiện nếp sống văn hóa, phục vụ cho hoạt động du
lịch cộng đồng.
Các dịch vụ du lịch trong làng gắn chặt với đời
sống, sinh hoạt của cư dân như dịch vụ lưu trú, ẩm thực tại nhà dân,
các ngành nghề truyền thống như dệt, đan lát tạc tượng, điêu khắc, nấu
rượu cần, dịch vụ voi và cả hoạt động giao lưu văn hoá như cồng chiêng,
lễ hội, kể khan... Ngoài ra, cư dân trong làng cũng sẽ nhận quản lý bảo
vệ các khu rừng cảnh quan và canh tác trên diện tích ruộng, rẫy theo
quy hoạch của dự án. Như vậy, thu nhập của cư dân sẽ bao gồm từ hoạt
động kinh tế du lịch, kinh tế rừng và sản xuất nông nghiệp.
Cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk (Ảnh: C.L)
Hãy đến với du lịch Buôn Đôn để thưởng thức trọn vẹn
những gì mà thiên nhiên và ông cha đã ban tặng cho chúng ta. Chắc chắn
rằng khi rời Buôn Đôn, bạn sẽ còn lưu luyến mãi với mảnh đất, con người
và thiên nhiên nơi đây.