Khám phá ra "điện từ"
(16/10/2009-03:21:00 PM)
Các nhà nghiên cứu vừa khám phá ra tính chất từ tính tương đương với điện: các hạt từ tính đơn có khả năng phản ứng và tương tác giống như các hạt điện tích.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Nghiên cứu này là công trình đầu tiên sử dụng các đơn cực từ tính tồn tại ở các tinh thể hình cầu còn được gọi là tinh thể băng spin (spin-ice). Nhóm nghiên cứu cho biết các cực đơn tập hợp lại để hình thành nên một "dòng điện từ tính" giống như điện. Hiện tượng này, còn được gọi là "điện từ", có thể được sử dụng trong lưu trữ từ tính hoặc tính toán. Các cực đơn từ tính được dự đoán lần đầu tiên từ hơn thế kỷ trước, với vai trò là một vật tương tự với các hạt tích điện. Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù có các proton và các electron với các hạt điện tích dương và âm, nhưng không tồn tại các hạt điện tích mang từ tính. Thay vì vậy, mỗi một nam châm có một cực nam và bắc.
Vào tháng 9 vừa qua, hai nhóm nghiên cứu độc lập đã báo cáo sự tồn tại của các đơn cực, hay "các hạt" mang điện tích từ tính. Nhưng chúng chỉ tồn tại trong các tinh thể băng spin. Những tinh thể này được tạo ra từ các hình tháp các nguyên tử tích điện, hay các ion, được sắp xếp theo cách mà khi bị lạnh tới các mức nhiệt độ thấp khác thường, các vật liệu thể hiện các hạt điện tích từ tính cực nhỏ, rời rạc.
Giờ đây, một nhóm nghiên cứu đã chứng tỏ được "các hạt" điện tích từ tính này có thể chuyển động cùng với nhau, hình thành nên một dòng điện từ tính giống như dòng điện được hình thành từ các electron di chuyển. Họ đã thực hiện được việc này bằng cách sử dụng các hạt hạ nguyên tử còn được gọi là các hạt muon. Các hạt muon này phân rã hàng triệu lần một giây sau khi chế tạo chúng thành các hạt hạ nguyên tử khác. Nhưng các hạt được tạo ra vẫn "nhớ" hướng của các hạt muon. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ nano London đã ghép các hạt muon này vào các vật liệu băng spin để chứng minh cách các đơn cực từ tính chuyển động. Họ chứng tỏ rằng khi băng spin được đặt trong một từ trường, các đơn cực chồng lên nhau, giống như các electron sẽ xếp chồng lên nhau khi được đặt trong một điện trường.
Nhóm nghiên cứu cho biết bằng cách xử lý các vật liệu băng spin khác nhau để biến đổi các cách thức mà các đơn cực chuyển động xuyên qua chúng, trong tương lai các vật liệu này có thể được sử dụng trong các thiết bị lưu trữ "nhớ từ tính" hoặc trong lĩnh vực spintronics, một lĩnh vực có khả năng thúc đẩy năng lực tính toán trong tương lai.
NACESTI (Theo BBCnews, 14/10/2009)
(16/10/2009-03:21:00 PM)
Các nhà nghiên cứu vừa khám phá ra tính chất từ tính tương đương với điện: các hạt từ tính đơn có khả năng phản ứng và tương tác giống như các hạt điện tích.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Nghiên cứu này là công trình đầu tiên sử dụng các đơn cực từ tính tồn tại ở các tinh thể hình cầu còn được gọi là tinh thể băng spin (spin-ice). Nhóm nghiên cứu cho biết các cực đơn tập hợp lại để hình thành nên một "dòng điện từ tính" giống như điện. Hiện tượng này, còn được gọi là "điện từ", có thể được sử dụng trong lưu trữ từ tính hoặc tính toán. Các cực đơn từ tính được dự đoán lần đầu tiên từ hơn thế kỷ trước, với vai trò là một vật tương tự với các hạt tích điện. Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù có các proton và các electron với các hạt điện tích dương và âm, nhưng không tồn tại các hạt điện tích mang từ tính. Thay vì vậy, mỗi một nam châm có một cực nam và bắc.
Vào tháng 9 vừa qua, hai nhóm nghiên cứu độc lập đã báo cáo sự tồn tại của các đơn cực, hay "các hạt" mang điện tích từ tính. Nhưng chúng chỉ tồn tại trong các tinh thể băng spin. Những tinh thể này được tạo ra từ các hình tháp các nguyên tử tích điện, hay các ion, được sắp xếp theo cách mà khi bị lạnh tới các mức nhiệt độ thấp khác thường, các vật liệu thể hiện các hạt điện tích từ tính cực nhỏ, rời rạc.
Giờ đây, một nhóm nghiên cứu đã chứng tỏ được "các hạt" điện tích từ tính này có thể chuyển động cùng với nhau, hình thành nên một dòng điện từ tính giống như dòng điện được hình thành từ các electron di chuyển. Họ đã thực hiện được việc này bằng cách sử dụng các hạt hạ nguyên tử còn được gọi là các hạt muon. Các hạt muon này phân rã hàng triệu lần một giây sau khi chế tạo chúng thành các hạt hạ nguyên tử khác. Nhưng các hạt được tạo ra vẫn "nhớ" hướng của các hạt muon. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ nano London đã ghép các hạt muon này vào các vật liệu băng spin để chứng minh cách các đơn cực từ tính chuyển động. Họ chứng tỏ rằng khi băng spin được đặt trong một từ trường, các đơn cực chồng lên nhau, giống như các electron sẽ xếp chồng lên nhau khi được đặt trong một điện trường.
Nhóm nghiên cứu cho biết bằng cách xử lý các vật liệu băng spin khác nhau để biến đổi các cách thức mà các đơn cực chuyển động xuyên qua chúng, trong tương lai các vật liệu này có thể được sử dụng trong các thiết bị lưu trữ "nhớ từ tính" hoặc trong lĩnh vực spintronics, một lĩnh vực có khả năng thúc đẩy năng lực tính toán trong tương lai.
NACESTI (Theo BBCnews, 14/10/2009)
Được sửa bởi Hai_ht ngày 2009-10-17, 21:44; sửa lần 1.