Giờ đây, các nhà khoa học trẻ của trường Đại học Lund, Thuỵ Điển vừa phát triển một phương pháp mới sử dụng sóng âm để khám phá cấu trúc bên dưới của các con đường và vì thế có thể phát hiện liệu những con đường này đã được xây dựng đạt chất lượng hay không. Theo Cục Đường bộ Thuỵ Điển, phương pháp này, được kỳ vọng sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới, có thể nâng cao chất lượng của đường xá và tiết kiệm chi phí.
Nhóm nghiên cứu cho biết, hư hỏng của cầu, đường ống, đê và các nhà máy điện hạt nhân cũng có thể phát hiện ra bằng cách sử dụng công nghệ này, và vì thế có thể phòng ngừa được những sự cố nguy hiểm. Do một con đường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau: cát sỏi, nhựa đường, không khí, nước, nên rất khó dự đoán được nó sẽ phản ứng với việc chịu tải giao thông và môi trường như thế nào trong tương lai. Hơn nữa, các con đường, không giống như các toà nhà, được xây dựng "gắn vào" mặt đất, nên rất khó kiểm tra chúng bằng thị giác.
Nhưng với các sóng âm, các nhà nghiên cứu có thể thu được thông tin về kết cấu và độ cứng của vật liệu trên màn hình máy tính. Việc này cho phép họ giám sát được khi nào công việc làm đường đang diễn ra đúng, vì thế đảm bảo được tuổi thọ lâu dài và độ chịu tải của các con đường như dự kiến. Hiện thời, các nhà thanh tra chất lượng đường thường phải khoan các lõi, làm vỡ các mẫu vật bê tông và nhựa đường để kiểm tra thay vì sử dụng dạng thử nghiệm phi phá huỷ này.
Công nghệ này hoạt động như sau: thử nghiệm phi phá huỷ với sóng âm dựa trên việc đo sự phân tán của các sóng âm trong các công trình xây dựng nhằm để "nhìn", theo đúng kiểu siêu âm trong y tế, độ cứng và độ dày của vật liệu cũng như bất cứ các vết nứt nào. Vận tốc của sóng âm có quan hệ trực tiếp tới độ cứng của vật liệu và những sự khác biệt ở độ cứng sẽ tạo ra những phản hồi có thể được sử dụng để đo độ dày của các lớp và phát hiện ra sự hư hỏng tiềm tàng. Khi các sóng âm được sử dụng để đo, thường khai thác các tần số tương đối thấp, từ 50-10.000 Hz. Các tần số trên 20.000 Hz thường được gọi là siêu âm. Lý do không sử dụng công nghệ siêu âm đã có là vì các sóng siêu âm phân tán chỉ sau một vài decimet ở bê tông và nhựa đường. Tia X quang cũng có thể được sử dụng cho bê tông, nhưng nó quá tốn kém và phức tạp so với các sóng âm.
NACESTI (Theo Sciencedaily, 24/09/2009)
Nhóm nghiên cứu cho biết, hư hỏng của cầu, đường ống, đê và các nhà máy điện hạt nhân cũng có thể phát hiện ra bằng cách sử dụng công nghệ này, và vì thế có thể phòng ngừa được những sự cố nguy hiểm. Do một con đường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau: cát sỏi, nhựa đường, không khí, nước, nên rất khó dự đoán được nó sẽ phản ứng với việc chịu tải giao thông và môi trường như thế nào trong tương lai. Hơn nữa, các con đường, không giống như các toà nhà, được xây dựng "gắn vào" mặt đất, nên rất khó kiểm tra chúng bằng thị giác.
Nhưng với các sóng âm, các nhà nghiên cứu có thể thu được thông tin về kết cấu và độ cứng của vật liệu trên màn hình máy tính. Việc này cho phép họ giám sát được khi nào công việc làm đường đang diễn ra đúng, vì thế đảm bảo được tuổi thọ lâu dài và độ chịu tải của các con đường như dự kiến. Hiện thời, các nhà thanh tra chất lượng đường thường phải khoan các lõi, làm vỡ các mẫu vật bê tông và nhựa đường để kiểm tra thay vì sử dụng dạng thử nghiệm phi phá huỷ này.
Công nghệ này hoạt động như sau: thử nghiệm phi phá huỷ với sóng âm dựa trên việc đo sự phân tán của các sóng âm trong các công trình xây dựng nhằm để "nhìn", theo đúng kiểu siêu âm trong y tế, độ cứng và độ dày của vật liệu cũng như bất cứ các vết nứt nào. Vận tốc của sóng âm có quan hệ trực tiếp tới độ cứng của vật liệu và những sự khác biệt ở độ cứng sẽ tạo ra những phản hồi có thể được sử dụng để đo độ dày của các lớp và phát hiện ra sự hư hỏng tiềm tàng. Khi các sóng âm được sử dụng để đo, thường khai thác các tần số tương đối thấp, từ 50-10.000 Hz. Các tần số trên 20.000 Hz thường được gọi là siêu âm. Lý do không sử dụng công nghệ siêu âm đã có là vì các sóng siêu âm phân tán chỉ sau một vài decimet ở bê tông và nhựa đường. Tia X quang cũng có thể được sử dụng cho bê tông, nhưng nó quá tốn kém và phức tạp so với các sóng âm.
NACESTI (Theo Sciencedaily, 24/09/2009)