Tan học, tôi và thằng Minh thong dong đạp xe về nhà.
- Sắp Trung thu rồi đó. Tôi hất đầu về phía nó.
- Uh. Ai không biết. Thằng Minh đáp lại lời tôi một cách khó chịu.
Nhìn khuôn mặt ỉu xìu đó tôi mới sực nhớ ra là đã đụng tới nỗi buồn của nó. Ngày xưa, xóm của tụi tôi nổi tiếng với nghề làm lồng đèn. Nhà thằng Minh là một trong số đó. Mỗi bận gần Tết Trung thu, xóm tôi luôn tấp nập khách đến đặt hàng. Nhà thằng Minh lúc nào cũng huy động hết lực lượng để làm đèn. Tôi với nó cũng vào cuộc phụ giúp. Chúng tôi chưa có độ khéo léo để vót nan tre và dán giấy kiếng màu, nên được giao việc cắt giấy kiếng màu thành những sợi tua rua để dán lên vòng tròn bao bọc ngôi sao năm cánh. Nhà nó lúc nào cũng đầy đèn ông sao lấp lánh đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím. Tết Trung thu, cả xóm hầu như không đứa nào tốn tiền để mua đèn lồng, vì nhà thằng Minh luôn để dành sẵn cho bọn con nít chúng tôi những chiếc đèn ông sao xinh xắn nhất.
Đêm Trung thu, cả bọn rồng rắn xách đèn đi chơi. Những chiếc đèn ông sao cùng những ngọn nến lung linh sáng rực cả xóm dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc. Mỗi lần như vậy, thằng Minh đều hếch mũi tự hào, nó bảo xóm mình có đèn lồng oai nhất.
Nhưng rồi sự xuất hiện của các loại đèn lồng từ Trung Quốc bắt mắt với đủ hình con lân, sư tử, gà, cá, thỏ đến hình người, siêu nhân, còn có thể tự phát sáng và những âm thanh vui tai bằng pin. Lũ con nít xóm tôi cũng bắt đầu chạy theo xu hướng như bao đứa trẻ khác. Vì thế mà những chiếc đèn ông sao ngày nào đã dần dần bị lãng quên. Khách đến đặt hàng ngày càng ít, những nhà làm nghề đèn lồng của xóm tôi lần lượt bỏ nghề vì cuộc sống. Nhà thằng Minh cũng không thể trụ nổi đành từ bỏ nghề truyền thống. Ngày ba nó bắt ghế cất cái biển hiệu làm đèn lồng, nó buồn ghê gớm. Cũng phải thôi, vì nó đã mất đi niềm kiêu hãnh mỗi khi Trung thu về. Nhớ lúc đó tôi cũng đòi bằng được chiếc đèn lồng hình thủy thủ mặt trăng. Được mẹ mua, tôi hí hửng xách qua khoe với nó. Lúc đó nó giựt chiếc đèn lồng của tôi quăng xuống đất và quát với tôi rằng thứ đó chẳng có gì hay ho bằng chiếc đèn ông sao nhà nó làm. Tôi giận nó cả tháng sau đó. Giờ nhìn nó, tuy không còn đến nỗi thất vọng như ngày ấy, nhưng rõ ràng nỗi buồn vẫn còn len lỏi.
Sáng chủ nhật, một ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi lập tức chạy như bay tới nhà nó.
- Tao có kế hoạch này muốn bàn với mày? Tôi vừa thở hộc hộc vừa nói.
- Gì mà quan trọng dữ, cái đầu mày lại ra tối kiến gì đây. Nó tỉnh queo.
Mặc dù rất tức trước thái độ của nó, nhưng tôi không thể không bùng nổ ý tưởng của mình:
- Mày có muốn nhìn thấy thật nhiều đèn ông sao không?
- Mày đi khắp phố này, tìm mờ mắt cũng không ra một cái huống hồ chi là nhiều cái. Nó nổi quạu với tôi.
- Nếu tao có cách mày chịu gì?
- Đừng có xạo. Nó nhìn tôi với cặp mắt quả quyết.
- Không hề xạo, nếu mày cùng tao thực hiện điều đó.
- Là sao? Nó trợn mắt nhìn tôi.
- Năm nào tụi mình cũng đón Trung thu cùng với những em nhỏ ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Tụi mình làm đèn ông sao tặng các em đó đi.
Nghe xong, nó nhảy cẫng lên:
- Sáng kiến, sáng kiến!
Vậy là tranh thủ những lúc rảnh rỗi và nghỉ cả ngày chủ nhật để làm, tôi và thằng Minh hì hục làm đèn lồng. Nó dù sao cũng là con nhà nòi nên lãnh phần vót nan tre làm vòng và ngôi sao. Còn tôi phụ trách phần cắt và dán giấy kiếng. Làm không xuể, tôi lôi thêm mấy đứa nhóc trong xóm tham gia.
Chúc mọi người một mùa Trung Thu vui vẻ nha
(^_^)
Nhìn hai bên đường, những cửa hiệu bánh đã bắt đầu bày bán những chiếc bánh trung thu, và đèn lồng đủ loại màu sắc cũng được treo bán lủng lẳng.
- Sắp Trung thu rồi đó. Tôi hất đầu về phía nó.
- Uh. Ai không biết. Thằng Minh đáp lại lời tôi một cách khó chịu.
Nhìn khuôn mặt ỉu xìu đó tôi mới sực nhớ ra là đã đụng tới nỗi buồn của nó. Ngày xưa, xóm của tụi tôi nổi tiếng với nghề làm lồng đèn. Nhà thằng Minh là một trong số đó. Mỗi bận gần Tết Trung thu, xóm tôi luôn tấp nập khách đến đặt hàng. Nhà thằng Minh lúc nào cũng huy động hết lực lượng để làm đèn. Tôi với nó cũng vào cuộc phụ giúp. Chúng tôi chưa có độ khéo léo để vót nan tre và dán giấy kiếng màu, nên được giao việc cắt giấy kiếng màu thành những sợi tua rua để dán lên vòng tròn bao bọc ngôi sao năm cánh. Nhà nó lúc nào cũng đầy đèn ông sao lấp lánh đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím. Tết Trung thu, cả xóm hầu như không đứa nào tốn tiền để mua đèn lồng, vì nhà thằng Minh luôn để dành sẵn cho bọn con nít chúng tôi những chiếc đèn ông sao xinh xắn nhất.
Đêm Trung thu, cả bọn rồng rắn xách đèn đi chơi. Những chiếc đèn ông sao cùng những ngọn nến lung linh sáng rực cả xóm dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc. Mỗi lần như vậy, thằng Minh đều hếch mũi tự hào, nó bảo xóm mình có đèn lồng oai nhất.
Nhưng rồi sự xuất hiện của các loại đèn lồng từ Trung Quốc bắt mắt với đủ hình con lân, sư tử, gà, cá, thỏ đến hình người, siêu nhân, còn có thể tự phát sáng và những âm thanh vui tai bằng pin. Lũ con nít xóm tôi cũng bắt đầu chạy theo xu hướng như bao đứa trẻ khác. Vì thế mà những chiếc đèn ông sao ngày nào đã dần dần bị lãng quên. Khách đến đặt hàng ngày càng ít, những nhà làm nghề đèn lồng của xóm tôi lần lượt bỏ nghề vì cuộc sống. Nhà thằng Minh cũng không thể trụ nổi đành từ bỏ nghề truyền thống. Ngày ba nó bắt ghế cất cái biển hiệu làm đèn lồng, nó buồn ghê gớm. Cũng phải thôi, vì nó đã mất đi niềm kiêu hãnh mỗi khi Trung thu về. Nhớ lúc đó tôi cũng đòi bằng được chiếc đèn lồng hình thủy thủ mặt trăng. Được mẹ mua, tôi hí hửng xách qua khoe với nó. Lúc đó nó giựt chiếc đèn lồng của tôi quăng xuống đất và quát với tôi rằng thứ đó chẳng có gì hay ho bằng chiếc đèn ông sao nhà nó làm. Tôi giận nó cả tháng sau đó. Giờ nhìn nó, tuy không còn đến nỗi thất vọng như ngày ấy, nhưng rõ ràng nỗi buồn vẫn còn len lỏi.
Sáng chủ nhật, một ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi lập tức chạy như bay tới nhà nó.
- Tao có kế hoạch này muốn bàn với mày? Tôi vừa thở hộc hộc vừa nói.
- Gì mà quan trọng dữ, cái đầu mày lại ra tối kiến gì đây. Nó tỉnh queo.
Mặc dù rất tức trước thái độ của nó, nhưng tôi không thể không bùng nổ ý tưởng của mình:
- Mày có muốn nhìn thấy thật nhiều đèn ông sao không?
- Mày đi khắp phố này, tìm mờ mắt cũng không ra một cái huống hồ chi là nhiều cái. Nó nổi quạu với tôi.
- Nếu tao có cách mày chịu gì?
- Đừng có xạo. Nó nhìn tôi với cặp mắt quả quyết.
- Không hề xạo, nếu mày cùng tao thực hiện điều đó.
- Là sao? Nó trợn mắt nhìn tôi.
- Năm nào tụi mình cũng đón Trung thu cùng với những em nhỏ ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Tụi mình làm đèn ông sao tặng các em đó đi.
Nghe xong, nó nhảy cẫng lên:
- Sáng kiến, sáng kiến!
Vậy là tranh thủ những lúc rảnh rỗi và nghỉ cả ngày chủ nhật để làm, tôi và thằng Minh hì hục làm đèn lồng. Nó dù sao cũng là con nhà nòi nên lãnh phần vót nan tre làm vòng và ngôi sao. Còn tôi phụ trách phần cắt và dán giấy kiếng. Làm không xuể, tôi lôi thêm mấy đứa nhóc trong xóm tham gia.
Tối Trung thu, tụi tôi phải chạy đi chạy về mấy vòng mới đem hết số đèn ông sao đó tới Trung tâm. Em nào cũng háo hức nhận đèn lồng. Những chiếc đèn ông sao truyền thống của ngày nào đã được thắp rực sáng. Nhìn các em tay cầm đèn lồng cất cao lời hát “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan”, tôi cảm nhận được không khí Tết Trung thu ngày xưa dường như đã trở lại. Tôi liếc qua thằng Minh, tay nó đánh trống kêu tùng dinh dinh, tùng tùng tùng dinh dinh liên hồi, đôi mắt thì dính chặt trên những chiếc đèn ông sao, tôi tin nó cũng cảm nhận được điều đó.
[st]
Chúc mọi người một mùa Trung Thu vui vẻ nha
(^_^)