Chuyện không của một người!
Trước năm 2001, khi nghiên
cứu về tình dục, người ta chỉ quan tâm đến nam giới. Nhưng thời gian gần đây,
tính bình đẳng giới đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu. Và cũng từ đó mà có
những kết luận khá bất ngờ.
Chuyện không của một người!
Trong một nghiên cứu được
thực hiện rộng rãi ở 1.300 cặp vợ chồng, hầu hết những người tham gia đều thừa
nhận rằng tình dục là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống lứa đôi. Nghiên cứu
về rối loạn tình dục ở vợ của các bệnh nhân nam mắc chứng rối loạn cương đã chỉ
ra rằng tần số sinh hoạt tình dục của họ bị giảm sau khi chồng bị bệnh, chỉ còn
46% so với trước đó là 72%.
Quan trọng nhất là mức độ cực khoái đạt được trong mỗi lần quan hệ chỉ còn 34%
so với trước đó là 65%. Giảm nhiều nhất là sự thoả mãn: trước khi chồng bị
bệnh, tỷ lệ này ở phụ nữ là 85%, sau khi bị bệnh chỉ còn 39%. Ham muốn tình dục
cũng giảm từ 75% xuống còn 44%. Kết luận cuối cùng khiến nhiều đấng nam nhi lo
sợ: bệnh rối loạn cương ở đàn ông càng nặng thì mức độ không hài lòng về tình
dục ở phụ nữ càng tăng.
“Các quan niệm trước đây cho rằng rối loạn cương chỉ tác động lên người đàn ông
bị bệnh. Song trên thực tế, người phụ nữ chịu ảnh hưởng sâu sắc khi có người
chồng bị bệnh này”, giáo sư Trần Quán Anh, chủ tịch Hội Tiết niệu Việt Nam
nhận xét. “Rối loạn cương ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, cuộc sống hôn
nhân và giao tiếp xã hội của người phụ nữ. Trong các nghiên cứu, chúng tôi thấy
rằng nếu có sự tham gia của người phụ nữ trong việc tìm kiếm giải pháp điều
trị, kết quả thường khả quan và hiệu quả hơn”.
Lo
cho hạnh phúc
Người đầu tiên phát hiện bệnh của quý ông không phải bác sĩ, dược sĩ, bạn bè mà
là vợ. Tại phòng khám nam khoa bệnh viện Bình Dân, bác sĩ Nguyễn Thành Như cho
biết: “Không chỉ là người đầu tiên phát hiện, các bà các cô còn đi “tiền trạm”,
tức đến tận phòng khám xem trong ngó ngoài rồi dặn bác sĩ: “Bác sĩ đừng nói với
ổng là tui đã đến đây rồi!”.
Sau đó, họ về nhà kể chuyện người này có chồng đi chữa, người kia dẫn chồng đi
điều trị... để “dụ” chồng đi chữa bệnh!”. Còn các ông khi đến điều trị đều có chung
nguyện vọng: “Điều quan trọng là thoả mãn điều vợ tui muốn”.
Giáo sư Trần Quán Anh giải thích: “Diễn biến rối loạn cương qua nhiều giai
đoạn. Khi khởi phát, người đàn ông sẽ có những hục hặc vô cớ, hay gây gổ với
vợ. Rối loạn nặng hơn, người đàn ông cảm thấy thương tổn, xấu hổ với người phụ
nữ”. Ông cho biết thêm tại Hà Nội, có nhiều người vợ thôi thúc chồng đi chữa
bệnh.
Tại các nước phương Tây, việc cải thiện đời sống tình dục là vì hạnh phúc lứa
đôi, trong khi ở các nước phương Đông, 40% số trường hợp cải thiện là để bạn
tình hài lòng. “Tuy nhiên, điều cần cảnh giác là luôn luôn có khoảng 7-8% cải
thiện để... kiếm thêm”, GS Trần Quán Anh lưu ý.
Việc điều trị tất nhiên là rất cần thiết, nhưng điều lo lắng của các nhà chuyên
môn là tình hình điều trị nam khoa ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu. Ở miền Bắc có Trung tâm Nam
học, phía Nam
có phòng khám nam khoa. Và chỉ có thế! Giáo sư Trần Quán Anh cho biết: “ Chúng
tôi đang cố gắng mở rộng thêm 4 phòng khám nam khoa tại Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng
và Hải Phòng”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
[You must be registered and logged in to see this link.]
Trước năm 2001, khi nghiên
cứu về tình dục, người ta chỉ quan tâm đến nam giới. Nhưng thời gian gần đây,
tính bình đẳng giới đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu. Và cũng từ đó mà có
những kết luận khá bất ngờ.
Chuyện không của một người!
|
Trong một nghiên cứu được
thực hiện rộng rãi ở 1.300 cặp vợ chồng, hầu hết những người tham gia đều thừa
nhận rằng tình dục là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống lứa đôi. Nghiên cứu
về rối loạn tình dục ở vợ của các bệnh nhân nam mắc chứng rối loạn cương đã chỉ
ra rằng tần số sinh hoạt tình dục của họ bị giảm sau khi chồng bị bệnh, chỉ còn
46% so với trước đó là 72%.
Quan trọng nhất là mức độ cực khoái đạt được trong mỗi lần quan hệ chỉ còn 34%
so với trước đó là 65%. Giảm nhiều nhất là sự thoả mãn: trước khi chồng bị
bệnh, tỷ lệ này ở phụ nữ là 85%, sau khi bị bệnh chỉ còn 39%. Ham muốn tình dục
cũng giảm từ 75% xuống còn 44%. Kết luận cuối cùng khiến nhiều đấng nam nhi lo
sợ: bệnh rối loạn cương ở đàn ông càng nặng thì mức độ không hài lòng về tình
dục ở phụ nữ càng tăng.
“Các quan niệm trước đây cho rằng rối loạn cương chỉ tác động lên người đàn ông
bị bệnh. Song trên thực tế, người phụ nữ chịu ảnh hưởng sâu sắc khi có người
chồng bị bệnh này”, giáo sư Trần Quán Anh, chủ tịch Hội Tiết niệu Việt Nam
nhận xét. “Rối loạn cương ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, cuộc sống hôn
nhân và giao tiếp xã hội của người phụ nữ. Trong các nghiên cứu, chúng tôi thấy
rằng nếu có sự tham gia của người phụ nữ trong việc tìm kiếm giải pháp điều
trị, kết quả thường khả quan và hiệu quả hơn”.
Lo
cho hạnh phúc
Người đầu tiên phát hiện bệnh của quý ông không phải bác sĩ, dược sĩ, bạn bè mà
là vợ. Tại phòng khám nam khoa bệnh viện Bình Dân, bác sĩ Nguyễn Thành Như cho
biết: “Không chỉ là người đầu tiên phát hiện, các bà các cô còn đi “tiền trạm”,
tức đến tận phòng khám xem trong ngó ngoài rồi dặn bác sĩ: “Bác sĩ đừng nói với
ổng là tui đã đến đây rồi!”.
Sau đó, họ về nhà kể chuyện người này có chồng đi chữa, người kia dẫn chồng đi
điều trị... để “dụ” chồng đi chữa bệnh!”. Còn các ông khi đến điều trị đều có chung
nguyện vọng: “Điều quan trọng là thoả mãn điều vợ tui muốn”.
Giáo sư Trần Quán Anh giải thích: “Diễn biến rối loạn cương qua nhiều giai
đoạn. Khi khởi phát, người đàn ông sẽ có những hục hặc vô cớ, hay gây gổ với
vợ. Rối loạn nặng hơn, người đàn ông cảm thấy thương tổn, xấu hổ với người phụ
nữ”. Ông cho biết thêm tại Hà Nội, có nhiều người vợ thôi thúc chồng đi chữa
bệnh.
Tại các nước phương Tây, việc cải thiện đời sống tình dục là vì hạnh phúc lứa
đôi, trong khi ở các nước phương Đông, 40% số trường hợp cải thiện là để bạn
tình hài lòng. “Tuy nhiên, điều cần cảnh giác là luôn luôn có khoảng 7-8% cải
thiện để... kiếm thêm”, GS Trần Quán Anh lưu ý.
Việc điều trị tất nhiên là rất cần thiết, nhưng điều lo lắng của các nhà chuyên
môn là tình hình điều trị nam khoa ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu. Ở miền Bắc có Trung tâm Nam
học, phía Nam
có phòng khám nam khoa. Và chỉ có thế! Giáo sư Trần Quán Anh cho biết: “ Chúng
tôi đang cố gắng mở rộng thêm 4 phòng khám nam khoa tại Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng
và Hải Phòng”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
[You must be registered and logged in to see this link.]