Quý ông cũng bị loãng xương
Bệnh loãng xương thường
gặp ở phụ nữ, nhất là lúc đến tuổi mãn kinh. Nhưng thật ra quý ông cũng dễ mắc
phải chứng bệnh này, nhất là khi cao tuổi, chiếm tỷ lệ 25% so với nữ giới.
Nguyên nhân loãng xương ở nam
Loãng xương là tình trạng
giảm tỷ trọng xương khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy. Với người cao
tuổi, tình trạng loãng xương sẽ trầm trọng hơn khi bị gãy cổ xương đùi hay
xương đốt sống.
Sở dĩ tình trạng loãng xương ít gặp ở nam giới vì khối lượng xương ban đầu ở
nam cao hơn và không có tình trạng tụt giảm đột ngột hormon như ở nữ (vào thời
kỳ mãn kinh).
Cơ
địa
Các nguyên nhân loãng xương thường là do yếu tố di truyền, tình trạng
gầy yếu, việc lạm dụng các thuốc corticoid (nội tiết tố nang thượng thận),
thiếu vitamin D và can xi, tình trạng bất động lâu, nghiện thuốc hay nghiện
rượu.
Ngoài ra, các thông tin gần đây còn cho rằng tình trạng trầm cảm cũng có thể
làm tăng tai biến loãng xương.
- Thiếu hụt testosterone do thiểu năng hoạt động của tinh hoàn làm giảm quá
trình thành lập tế bào xương và gia tăng việc tiêu hủy xương. Nếu không được bù
đắp, việc thiếu hụt này thường dẫn đến tình trạng gãy xương.
- Cường tuyến giáp làm gia tăng việc tiêu hủy xương.
- Hoạt động thái quá chức năng của tuyến thượng thận (bệnh hypercorticisme) có
thể liên quan đến bệnh Cushing, kéo theo tình trạng tiết ra quá nhiều cortisol.
- Bệnh tiểu đường cần đến insuline cũng là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
Tuổi
tác
Càng lớn tuổi nội tiết tố càng giảm, bên cạnh đó, những yếu tố khác cũng tác
động đến việc giảm thiểu tỷ trọng xương như thiếu hụt vitamin D do ít phơi
nắng, thiếu hoạt động dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Các
nguyên nhân đặc biệt
- Việc điều trị bằng các thuốc corticoid làm giảm hấp thu calci và giảm tổng
hợp protein. Nếu dùng liều cao (trên 7,5mg/ngày), việc loãng xương xuất hiện
sau 6 tháng hoặc một năm, tai biến gãy xương đốt sống sẽ tăng lên gấp 5 lần và
gãy xương đùi tăng gấp đôi. Vì thế, việc phòng ngừa loãng xương rất quan trọng
trong việc điều trị lâu dài bằng corticoid.
- Bệnh loãng xương cũng xuất hiện ở người nghiện rượu mãn tính. Thiếu dinh
dưỡng có thể tạo nên một hậu quả trực tiếp của chất cồn làm hại các tế bào tạo
xương. Với cường độ thấp hơn, nghiện thuốc lá cũng gây tiêu hủy chất khoáng của
xương.
Phòng
ngừa
Cuộc sống năng động, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng
giàu calcium, vitamin D góp phần làm chậm tiến trình loãng xương theo tuổi tác.
Gia
tăng cung cấp calcium và vitamin D
Calcium và vitamin D là hai yếu tố cấu tạo hệ xương ngay từ tuổi thiếu thời nên
rất hiệu quả trong việc điều trị loãng xương. Calcium có nhiều trong các sản
phẩm sữa. Liều được khuyên dùng là 1.000-1.500mg/ngày. Vitamin D có trong dầu
gan cá, trong các loại cá béo, lòng đỏ trứng và bơ. Vitamin D còn được tổng hợp
dưới da do tác dụng của ánh nắng mặt trời. Như vậy, các bổ sung calcium và
vitamin D là cần thiết sau tuổi 75 cũng như cho những ai bị thiếu hụt các chất
trên.
Giúp
xương cốt rắn chắc từ đậu nành
Chất génistein, một dẫn chất từ sự biến đổi isoflavon từ đậu nành bằng các vi
khuẩn hữu ích trong ruột, sẽ kích thích sự tái tạo xương. Hiện nay, công tác
nghiên cứu đang chú trọng đến việc nuôi cấy tế bào với liều cao đậu nành so với
liều ăn uống bình thường để tìm hiệu quả của việc dùng đậu nành như là thực
phẩm bổ sung phòng chống loãng xương ngay từ thời niên thiếu để mang lại hiệu
quả khi về già.
Cuối cùng, việc phòng ngừa loãng xương cũng nên thực hiện ở mọi lứa tuổi bằng
các chế độ ăn uống hàng ngày cũng như việc thường xuyên luyện tập thể dục thể
thao.
Theo SGGP
[You must be registered and logged in to see this link.]
Bệnh loãng xương thường
gặp ở phụ nữ, nhất là lúc đến tuổi mãn kinh. Nhưng thật ra quý ông cũng dễ mắc
phải chứng bệnh này, nhất là khi cao tuổi, chiếm tỷ lệ 25% so với nữ giới.
Nguyên nhân loãng xương ở nam
|
|
Loãng xương là tình trạng
giảm tỷ trọng xương khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy. Với người cao
tuổi, tình trạng loãng xương sẽ trầm trọng hơn khi bị gãy cổ xương đùi hay
xương đốt sống.
Sở dĩ tình trạng loãng xương ít gặp ở nam giới vì khối lượng xương ban đầu ở
nam cao hơn và không có tình trạng tụt giảm đột ngột hormon như ở nữ (vào thời
kỳ mãn kinh).
Cơ
địa
Các nguyên nhân loãng xương thường là do yếu tố di truyền, tình trạng
gầy yếu, việc lạm dụng các thuốc corticoid (nội tiết tố nang thượng thận),
thiếu vitamin D và can xi, tình trạng bất động lâu, nghiện thuốc hay nghiện
rượu.
Ngoài ra, các thông tin gần đây còn cho rằng tình trạng trầm cảm cũng có thể
làm tăng tai biến loãng xương.
- Thiếu hụt testosterone do thiểu năng hoạt động của tinh hoàn làm giảm quá
trình thành lập tế bào xương và gia tăng việc tiêu hủy xương. Nếu không được bù
đắp, việc thiếu hụt này thường dẫn đến tình trạng gãy xương.
- Cường tuyến giáp làm gia tăng việc tiêu hủy xương.
- Hoạt động thái quá chức năng của tuyến thượng thận (bệnh hypercorticisme) có
thể liên quan đến bệnh Cushing, kéo theo tình trạng tiết ra quá nhiều cortisol.
- Bệnh tiểu đường cần đến insuline cũng là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
Tuổi
tác
Càng lớn tuổi nội tiết tố càng giảm, bên cạnh đó, những yếu tố khác cũng tác
động đến việc giảm thiểu tỷ trọng xương như thiếu hụt vitamin D do ít phơi
nắng, thiếu hoạt động dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Các
nguyên nhân đặc biệt
- Việc điều trị bằng các thuốc corticoid làm giảm hấp thu calci và giảm tổng
hợp protein. Nếu dùng liều cao (trên 7,5mg/ngày), việc loãng xương xuất hiện
sau 6 tháng hoặc một năm, tai biến gãy xương đốt sống sẽ tăng lên gấp 5 lần và
gãy xương đùi tăng gấp đôi. Vì thế, việc phòng ngừa loãng xương rất quan trọng
trong việc điều trị lâu dài bằng corticoid.
- Bệnh loãng xương cũng xuất hiện ở người nghiện rượu mãn tính. Thiếu dinh
dưỡng có thể tạo nên một hậu quả trực tiếp của chất cồn làm hại các tế bào tạo
xương. Với cường độ thấp hơn, nghiện thuốc lá cũng gây tiêu hủy chất khoáng của
xương.
Phòng
ngừa
Cuộc sống năng động, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng
giàu calcium, vitamin D góp phần làm chậm tiến trình loãng xương theo tuổi tác.
Gia
tăng cung cấp calcium và vitamin D
Calcium và vitamin D là hai yếu tố cấu tạo hệ xương ngay từ tuổi thiếu thời nên
rất hiệu quả trong việc điều trị loãng xương. Calcium có nhiều trong các sản
phẩm sữa. Liều được khuyên dùng là 1.000-1.500mg/ngày. Vitamin D có trong dầu
gan cá, trong các loại cá béo, lòng đỏ trứng và bơ. Vitamin D còn được tổng hợp
dưới da do tác dụng của ánh nắng mặt trời. Như vậy, các bổ sung calcium và
vitamin D là cần thiết sau tuổi 75 cũng như cho những ai bị thiếu hụt các chất
trên.
Giúp
xương cốt rắn chắc từ đậu nành
Chất génistein, một dẫn chất từ sự biến đổi isoflavon từ đậu nành bằng các vi
khuẩn hữu ích trong ruột, sẽ kích thích sự tái tạo xương. Hiện nay, công tác
nghiên cứu đang chú trọng đến việc nuôi cấy tế bào với liều cao đậu nành so với
liều ăn uống bình thường để tìm hiệu quả của việc dùng đậu nành như là thực
phẩm bổ sung phòng chống loãng xương ngay từ thời niên thiếu để mang lại hiệu
quả khi về già.
Cuối cùng, việc phòng ngừa loãng xương cũng nên thực hiện ở mọi lứa tuổi bằng
các chế độ ăn uống hàng ngày cũng như việc thường xuyên luyện tập thể dục thể
thao.
Theo SGGP
[You must be registered and logged in to see this link.]