[You must be registered and logged in to see this link.]
getTimeString('2009/09/06 00:06:00');Chủ Nhật, 06/09/2009, 00:06 (GMT+7)
Phận làm dâu
TT - Hơn 30 năm trước tôi lấy chồng nhờ mai mối. Ngày
đám hỏi tôi mới biết mặt chồng và ba má chồng. Buổi tối đầu tiên về nhà
chồng, ba má chồng bắt tôi dâng khay trầu rượu, đứng khoanh tay nghe
giáo huấn: Đạo làm dâu phải tam tòng tứ đức, kính trên nhường dưới, gọi
dạ bảo vâng...
Từ đó, tôi bắt đầu cuộc đời làm dâu đầy cay đắng và tủi nhục.
Bài viết được gửi đến chuyên mục Chuyện đời tự kể kèm theo một lá thư. Xin giới thiệu với bạn đọc. Chào Tuổi Trẻ! Đây là câu chuyện cuộc đời má tôi. Má vẫn dạy anh em tôi phải sống có trước có sau, dù ai đối với mình thế nào cũng kệ, càng không được giận bà nội. Tôi rất khâm phục má và khuyến khích má viết thành “Chuyện đời tự kể”.Tôi thay mặt má gửi đến Tuổi Trẻ. Nguyễn Văn Đức (tỉnh Đồng Tháp) |
sáng má chồng đập vào vách buồng rầm rầm: “Giờ này còn lo úm chồng, đợi
tao hầu sao?”. Tôi hốt hoảng vùng dậy chạy đi nấu nước châm trà, quét
nhà, tưới rau... xong mọi việc thì vác cuốc ra đồng. Xế trưa mới có hạt
cơm vào bụng.
Nhà chồng tôi được tiếng là giàu có, những năm 1970
mà nhà ngói, có ra-đi-ô, truyền hình... nhưng quanh năm ăn cơm với mắm
ruốc dầm ớt, thỉnh thoảng đổi món bằng dưa mắm, muối sả... Cơm cũng
phải ăn theo tiêu chuẩn mỗi người hai chén, chồng và em chồng tôi trai
tráng nên được ăn ba chén. Cuối bữa nồi cơm phải sạch không được dư hột
cơm nào.
Mần nhiều mà ăn ít nên ai cũng đói. Tôi mang bầu, thai
hành chỉ ăn nửa chén cơm, xế trưa lục nồi cơm không còn một hột. Đói
chảy nước miếng trong cũng đành chịu.
Chiều nào xong việc tôi cũng tranh thủ trồng rau. Đỏ
đèn không thấy đường mới vô nhà. Tôi rủ em chồng đi kéo lưới, tát hầm
kiếm cá tép. Má chồng bắt đem bán hết. Rau nào xấu, cá nào vụn không
bán được mới để lại ăn. Buổi trưa thì tôi kiếm củi. Củi chất đầy sàn,
đầy nhà kho nhưng má chồng vẫn bắt tôi quét lá để chụm. Củi phải để
dành giỗ chạp, tết nhất. Xài không hết thì để mục, mối ăn cũng kệ. Má
chồng nói: “Phải tập cho bây cái tính chịu cực chịu khó”.
Ban ngày làm lụng không ngơi tay, ban đêm dù bụng mang
bầu lặc lè tôi vẫn phải bóp chân tay, đấm lưng cho má chồng, chỉ được
nghỉ vài ngày lúc mới đẻ. Chỉ mấy tháng sau ngày cưới tôi sụt 10 ký, ốm
nhom, xanh chành.
Mỗi lần tôi muốn về thăm nhà phải xin phép trước cả
tháng. Má chồng cằn nhằn: “Bay đi rồi ai mần”. Từ nhà chồng về nhà tôi
tiền xe lôi đi về 8 ngàn. Má chồng cầm 4 ngàn cho mà mặt chằm bằm:
“Tiền xe về thì bảo má mày cho”...!
Tôi khóc với ba má xin thôi chồng vì làm dâu không
nổi. Ba tôi thở dài lặng thinh. Má tôi nói: “Ván đã đóng thuyền rồi con
ơi! Hồi má làm dâu bà nội còn cực hơn 100 lần, ai mà hổng vậy”. Thời đó
thôi chồng là chuyện kinh thiên động địa, xóm giềng cười chê. Tôi đành
gạt nước mắt từ bỏ ý định.
Tôi sinh con đầu lòng mới hai tuần má chồng bắt ra
đồng. Bà nói:“Hồi tao đẻ ba bữa là đi cấy, đâu có sướng như bay”. Đẻ
đứa thứ hai tôi chỉ “nằm ổ” có một tuần, phải giăng võng dưới gốc gáo
cho con nằm. Đang cắt lúa nghe con khóc thì chạy lên cho bú. Con tôi ra
đời chẳng được sắm sửa gì. Tôi lấy mớ quần áo tả tơi không còn vá được
cắt thành áo, thành tã cho con. Con tôi quanh năm ở truồng cho tới lớn.
Điều đáng nói là chồng tôi rất mềm yếu, răm rắp nghe
lời cha mẹ không dám cãi dù đúng sai. Mần bao nhiêu tiền cũng giao má
giữ, không dám cho vợ một đồng. Tôi lấy chồng 10 năm không sắm được tấm
áo manh quần nào. Sau này mới làm gan đi cắt lúa mướn lấy tiền sắm sửa.
Má chồng tôi lúc nào cũng giữ tiền khư khư bên mình,
gần 80 tuổi mới giao lại cho chồng tôi. Tiếng là giao nhưng hộp tiền
vẫn để đầu giường của bà, thỉnh thoảng bà lại mang ra đếm, căn dặn
chồng tôi không được để mẻ đồng nào.
Khi tôi cưới vợ cho con trai, dù công ty chúng làm
không xa nhà mấy nhưng tôi vẫn cho vợ chồng nó đi ở trọ. Má chồng tôi
giận tím ruột, bà nói tôi nổi loạn. Đó là lần duy nhất tôi dám cãi lại
bà. Vì tôi không muốn con dâu phải chịu cảnh làm dâu trên đe dưới búa,
nước mắt chan cơm giống tôi.
Bao lâu nay bà khó khăn cắc rắc với tôi trăm bề, bây
giờ già yếu lại rất sợ tôi bỏ bê, không chăm sóc. Bà nói: “Bay mà xử tệ
với tao, tao làm ma cũng theo phá bay hoài”. Tôi không tin chuyện ma cỏ
nhưng cũng không làm được chuyện trái đạo. Mỗi ngày tôi vẫn cơm dâng
nước rót hầu hạ má chồng, lúc nào cũng dạ thưa không dám sơ sót.
Rồi đây tôi cũng đau ốm, cũng nằm một chỗ như bà bây giờ. Tôi chỉ mong khi chết đi, con cháu có thể vì tôi mà rơi nước mắt.