Dùng tinh dầu thế nào?
- Tinh dầu không gây nhờn mà dễ dàng thẩm thấu qua da, có thể hòa lẫn trong cồn hoặc trong dầu thực vật.
- Nên kết hợp tinh dầu với một loại sản phẩm khác không màu, không mùi hoặc thông thường nhất là pha với nước.
- Tránh pha quá loãng và không sử dụng nước lạnh vì sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng của tinh dầu. Nên dùng nước ấm hoặc nóng.
- Phương pháp xông: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào khoảng 1/4 lít nước sôi, dùng hơi nóng để xông mặt và hít thở đều 10 -15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông, giảm độ nhờn và kích thích tuần hoàn máu.
- Trộn 1-2 giọt tinh dầu và dầu massage, thoa nhẹ toàn thân, chống mệt mỏi, giảm căng thẳng.
- Dùng để tắm bằng cách pha vào bồn nước ấm từ 15-30 giọt tinh dầu, ngâm mình trong nước khoảng 15-30 phút để thư giãn hoàn toàn và có một làn da mượt mà.
- Có thể sử dụng như một loại dầu xả hoàn hảo: cho từ 1-2 giọt vào nước ấm, thoa đều lên tóc sau khi gội đầu.
- 1-2 tuần nên thực hiện 1 lần. Dùng thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả sau một thời gian dài sử dụng.
Một số loại tinh dầu chiết xuất từ quả
Tinh dầu chanh: Cho khoảng 10 giọt tinh dầu vào muỗng, đun nhẹ để làm giảm stress và tinh lọc không khí trong phòng. Tinh dầu chanh trộn chung với tinh dầu hương thảo để phục hồi sức khỏe, hay trộn với tinh dầu hoa oải hương cho cảm giác thư giãn.
Dùng để làm đẹp da: hòa 10 giọt tinh dầu chanh với kem dưỡng trung tính không màu, không mùi. Massage nhẹ nhàng lên mặt (tránh vùng mắt), cổ vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Làm sạch và chữa trị cho da như chất khử trùng.
Tinh dầu quýt: ể tránh say xe hay mệt mỏi khi đi du lịch, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít thở.
Tạo trạng thái thư giãn toàn thân: hòa 5 giọt tinh dầu quýt với 4 muỗng kem dưỡng trung tính. Massage nhẹ theo chiều kim đồng hồ để phục hồi sức lực cho cơ thể. Hoặc cho vào bồn tắm nằm thư giãn khoảng 15 phút.
Quả bưởi chùm: ho hỗn hợp vào bồn nước nóng ngâm mình thư giãn, giảm mệt mỏi sau một chuyến bay dài.
Nhỏ 10 giọt tinh dầu quả bưởi chùm với 10 muỗng nước và đun nhẹ, có tác dụng làm phấn chấn tinh thần.
Tinh dầu ngọc lan: Tinh dầu ngọc lan tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái, tâm trí thanh thản và được coi như một loại thuốc tốt làm dịu đi sự mệt mỏi của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm giảm sự căng cơ.
Tinh dầu phong lữ: Đây là một loại dầu rất tốt để chăm sóc tóc và điều trị các bệnh về da. Nó có khả năng giữ độ ẩm cho da và tóc, tẩy sạch da, giúp da bài tiết tốt hơn vì thế sẽ giúp giảm chứng viêm các tuyến nhờn trên da, khử trùng các vết thương, chống chứng sưng khớp. Nó cũng có ích trong việc chữa trị chàm bội nhiễm, giảm khô da đầu và gầu, chữa lành các vết thương nhỏ, giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể.
Tinh dầu bách xù: Loại dầu này có tác dụng chữa các bệnh như: viêm tuyến nhờn trên da, da đầu nhờn, hoặc gầu, chàm bội nhiễm, bởi vì nó có tính năng làm se và tẩy sạch da. Ngoài ra, tinh dầu bách xù còn có tác dụng chữa bệnh giãn tĩnh mạch. Dầu chưng cất lên có màu vàng, tùy vào độ chín của quả mà màu sắc của nó có độ sáng và sẫm khác nhau.
Tinh dầu oải hương: Tạo cảm giác thoải mái, và cũng sử dụng để điều trị bệnh khô da, đắp vết bỏng, chăm sóc da khô và nuôi dưỡng tóc chẻ.
Tinh dầu bạc hà: Chữa trị đau đầu, đau cơ, giúp tiêu hóa tốt, chữa bệnh đầy hơi.
Tinh dầu chè: Đây là một nguồn tinh dầu tự nhiên rất tốt, dùng để điều trị các loại nấm như: nấm âm đạo, nấm men, nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, nó còn có tác dụng trị ngứa, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Tinh dầu gừng: Loại tinh dầu này làm cơ thể trẻ, khỏe, có khả năng làm sạch bộ máy tiêu hóa cho cơ thể, giữ trạng thái máu ổn định, kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
Tinh dầu hoa hồng: Đây là một trong những loại tinh dầu tốt nhất cho sự phát triển của tóc, giảm bớt tóc xơ, và loại bỏ được gầu, cho tóc suôn và khỏe. Nó có mùi thơm lâu, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, làm sạch da. Hơn nữa, nó còn có khả năng giải cảm và hạ sốt.
Tinh dầu cọ: Tinh dầu cọ được sử dụng như một phương thuốc chăm sóc cho da và tóc. Nó có tác dụng chữa vết sẹo, và những vết rám trên da, tẩy các nếp nhăn nhỏ do tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tinh dầu cọ còn có khả năng làm chất khử trùng rất tốt, có thể chữa mụn lở loét, vết sưng tấy, các vết sẹo do phẫu thuật để lại, giải cảm và hạ sốt. Một tác dụng nữa của tinh dầu cọ là làm bóng tóc và giữ cho da đầu khỏe mạnh.
Lưu ý:
- Không thoa tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da, nhất là da mặt vì chúng có độ đậm đặc cao.
- Tuyệt đối không để tinh dầu rơi vào các mắt và những vùng gần mắt.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng tinh dầu.
- Không uống các loại tinh dầu kể cả tinh dầu bạc hà.
- Không nên dùng quá liều lượng chỉ định khi pha trộn vì rất dễ gây kích ứng da.
Cách bảo quản:
- Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu.
- Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hư tinh dầu.
- Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng./.
- Tinh dầu không gây nhờn mà dễ dàng thẩm thấu qua da, có thể hòa lẫn trong cồn hoặc trong dầu thực vật.
- Nên kết hợp tinh dầu với một loại sản phẩm khác không màu, không mùi hoặc thông thường nhất là pha với nước.
- Tránh pha quá loãng và không sử dụng nước lạnh vì sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng của tinh dầu. Nên dùng nước ấm hoặc nóng.
- Phương pháp xông: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào khoảng 1/4 lít nước sôi, dùng hơi nóng để xông mặt và hít thở đều 10 -15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông, giảm độ nhờn và kích thích tuần hoàn máu.
- Trộn 1-2 giọt tinh dầu và dầu massage, thoa nhẹ toàn thân, chống mệt mỏi, giảm căng thẳng.
- Dùng để tắm bằng cách pha vào bồn nước ấm từ 15-30 giọt tinh dầu, ngâm mình trong nước khoảng 15-30 phút để thư giãn hoàn toàn và có một làn da mượt mà.
- Có thể sử dụng như một loại dầu xả hoàn hảo: cho từ 1-2 giọt vào nước ấm, thoa đều lên tóc sau khi gội đầu.
- 1-2 tuần nên thực hiện 1 lần. Dùng thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả sau một thời gian dài sử dụng.
Một số loại tinh dầu chiết xuất từ quả
Tinh dầu chanh: Cho khoảng 10 giọt tinh dầu vào muỗng, đun nhẹ để làm giảm stress và tinh lọc không khí trong phòng. Tinh dầu chanh trộn chung với tinh dầu hương thảo để phục hồi sức khỏe, hay trộn với tinh dầu hoa oải hương cho cảm giác thư giãn.
Dùng để làm đẹp da: hòa 10 giọt tinh dầu chanh với kem dưỡng trung tính không màu, không mùi. Massage nhẹ nhàng lên mặt (tránh vùng mắt), cổ vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Làm sạch và chữa trị cho da như chất khử trùng.
Tinh dầu quýt: ể tránh say xe hay mệt mỏi khi đi du lịch, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít thở.
Tạo trạng thái thư giãn toàn thân: hòa 5 giọt tinh dầu quýt với 4 muỗng kem dưỡng trung tính. Massage nhẹ theo chiều kim đồng hồ để phục hồi sức lực cho cơ thể. Hoặc cho vào bồn tắm nằm thư giãn khoảng 15 phút.
Quả bưởi chùm: ho hỗn hợp vào bồn nước nóng ngâm mình thư giãn, giảm mệt mỏi sau một chuyến bay dài.
Nhỏ 10 giọt tinh dầu quả bưởi chùm với 10 muỗng nước và đun nhẹ, có tác dụng làm phấn chấn tinh thần.
Tinh dầu ngọc lan: Tinh dầu ngọc lan tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái, tâm trí thanh thản và được coi như một loại thuốc tốt làm dịu đi sự mệt mỏi của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm giảm sự căng cơ.
Tinh dầu phong lữ: Đây là một loại dầu rất tốt để chăm sóc tóc và điều trị các bệnh về da. Nó có khả năng giữ độ ẩm cho da và tóc, tẩy sạch da, giúp da bài tiết tốt hơn vì thế sẽ giúp giảm chứng viêm các tuyến nhờn trên da, khử trùng các vết thương, chống chứng sưng khớp. Nó cũng có ích trong việc chữa trị chàm bội nhiễm, giảm khô da đầu và gầu, chữa lành các vết thương nhỏ, giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể.
Tinh dầu bách xù: Loại dầu này có tác dụng chữa các bệnh như: viêm tuyến nhờn trên da, da đầu nhờn, hoặc gầu, chàm bội nhiễm, bởi vì nó có tính năng làm se và tẩy sạch da. Ngoài ra, tinh dầu bách xù còn có tác dụng chữa bệnh giãn tĩnh mạch. Dầu chưng cất lên có màu vàng, tùy vào độ chín của quả mà màu sắc của nó có độ sáng và sẫm khác nhau.
Tinh dầu oải hương: Tạo cảm giác thoải mái, và cũng sử dụng để điều trị bệnh khô da, đắp vết bỏng, chăm sóc da khô và nuôi dưỡng tóc chẻ.
Tinh dầu bạc hà: Chữa trị đau đầu, đau cơ, giúp tiêu hóa tốt, chữa bệnh đầy hơi.
Tinh dầu chè: Đây là một nguồn tinh dầu tự nhiên rất tốt, dùng để điều trị các loại nấm như: nấm âm đạo, nấm men, nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, nó còn có tác dụng trị ngứa, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Tinh dầu gừng: Loại tinh dầu này làm cơ thể trẻ, khỏe, có khả năng làm sạch bộ máy tiêu hóa cho cơ thể, giữ trạng thái máu ổn định, kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
Tinh dầu hoa hồng: Đây là một trong những loại tinh dầu tốt nhất cho sự phát triển của tóc, giảm bớt tóc xơ, và loại bỏ được gầu, cho tóc suôn và khỏe. Nó có mùi thơm lâu, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, làm sạch da. Hơn nữa, nó còn có khả năng giải cảm và hạ sốt.
Tinh dầu cọ: Tinh dầu cọ được sử dụng như một phương thuốc chăm sóc cho da và tóc. Nó có tác dụng chữa vết sẹo, và những vết rám trên da, tẩy các nếp nhăn nhỏ do tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tinh dầu cọ còn có khả năng làm chất khử trùng rất tốt, có thể chữa mụn lở loét, vết sưng tấy, các vết sẹo do phẫu thuật để lại, giải cảm và hạ sốt. Một tác dụng nữa của tinh dầu cọ là làm bóng tóc và giữ cho da đầu khỏe mạnh.
Lưu ý:
- Không thoa tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da, nhất là da mặt vì chúng có độ đậm đặc cao.
- Tuyệt đối không để tinh dầu rơi vào các mắt và những vùng gần mắt.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng tinh dầu.
- Không uống các loại tinh dầu kể cả tinh dầu bạc hà.
- Không nên dùng quá liều lượng chỉ định khi pha trộn vì rất dễ gây kích ứng da.
Cách bảo quản:
- Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu.
- Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hư tinh dầu.
- Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng./.