Các tiện ích để tăng cường an ninh trực tuyến
thế nào để phòng tránh những vấn đề an ninh không cần thiết cho máy
tính của bạn? Làm sao để những thông tin trên máy tính được bảo vệ và
không bị kẻ cắp đột nhập phá hoại? [You must be registered and logged in to see this link.]
xin giới thiệu tới các bạn một số tiện ích được sử dụng như những chìa
khóa bảo vệ máy tính và thông tin của bạn một cách an toàn nhất.
1/ Công cụ bổ trợ cho phần mềm diệt virus
Phần
mềm Threatfire được thiết kế để chạy song song với những sản phẩm bảo
mật hiện có. Không như các công cụ chống virus thông thường, Threatfire
không dựa trên các phân tích mẫu để phát hiện mã độc, nó giám sát máy
tính tìm ra những hành vi nghi ngờ là mã độc. Khi phát hiện ra dấu hiệu
khả nghi, chương trình này sẽ phát ra cảnh báo, còn không nó lặng lẽ
chạy ngầm khi máy tính hoạt động.
2/ Chuyển mail sang định dạng chữ thường (plain text)
Định
dạng HTML có thể được dùng để dấu nhiều thứ không hay ho trong thư điện
tử. Hãy đặt phần mềm thư điện tử hiển thị mặc định các thông điệp dưới
dạng chữ thường. Sau đó, bạn vẫn có thể chọn xem từng thư điện tử dưới
dạng HTML nếu thấy tin cậy vào người gửi.
3/ Đừng nhấn chuột vào link trong thư
Đừng
bao giờ truy cập vào các trang web bằng cách nhấn chuột vào các đường
link trong các thư điện tử trừ khi bạn chắc 100% đó là link an toàn.
Điều này đặc biệt đúng với những email có nguồn từ các tổ chức tài
chính đề nghị bạn truy cập để xác thực chi tiết tài khoản. Có tới 99,9%
đó là email giả mạo để chiếm đoạt thông tin cá nhân.
4/ Xóa email nghi ngờ trước khi tải về
Hầu
hết các công cụ chống thư rác chỉ xử lý email được tải từ máy chủ dịch
vụ email bạn đang dùng. Nếu cài phần mềm Poptray , bạn có thể kiểm tra
và duyệt trước thư điện tử trong khi nó vẫn đang trên máy chủ, và có
thể xóa những email nghi ngờ hoặc không mong muốn trước khi tải về máy
tính.
5/ Thay đổi trình duyệt web
Cập
nhật phiên bản mới nhất của Internet Explorer hoặc chuyển qua dùng
trình duyệt không hỗ trợ Active-X tiềm ẩn đầy mã độc như Firefox, Opera
hay Google Chrome. Kiểm tra các thiết lập bảo mật của trình duyệt và
đặt ở chế độ bảo mật cao (High) hoặc cao hơn.
6/ Kiểm tra trang web trước khi truy cập
Cài
tiện ích Web of Trust cho trình duyệt Internet Explorer hoặc Firefox,
bạn có thể tránh được những trang web không an toàn nhờ hệ thống cảnh
báo từ phần mềm này.
7/ Quản lý mật khẩu
Dùng
một phần mềm quản lý mật khẩu như KeePass cho phép bạn đăng nhập mật
khẩu một cách an toàn vào bất kỳ chương trình nào. Chỉ có một điều nên
nhớ khi dùng chương trình này là không dùng chung một mật khẩu cho các
tài khoản trực tuyến khác nhau.
8/ Đừng mở trực tiếp các đính kèm email
Đừng
bao giờ mở các file đính kèm trực tiếp, hãy lưu file đó vào ổ cứng, sau
đó kích chuột phải vào file và quét qua bằng công cụ bảo mật trước khi
mở. Khi tải file, nên chắc chắn là bạn đang tải từ trang web có uy tín
(thường là trang web sở hữu chương trình đó hoặc trang web bạn đã biết).
9/ Cẩn thận với mạng ngang hàng
Các
mạng ngang hàng (peer-to-peer) hiện là những ổ chứa phần mềm mã độc.
Nếu bạn không thể không sử dụng các ứng dụng mạng ngang hàng, hãy chọn
nhà cung cấp hoặc ứng dụng uy tín như uTorrent[You must be registered and logged in to see this link.] Hãy thật cẩn thận với những gì bạn chia sẻ và quét tất cả các file tải về trước khi mở chúng.
10/ Dùng phần mềm Sandboxie
Phần
mềm Sandboxie cho phép chạy bất kỳ chương trình nào trong khoảng trống
cách ly an toàn trong ổ cứng. Bất kỳ thay đổi nào cũng đều bị vô hiệu
khi bạn đóng chương trình này, do đó bạn có thể lướt web hay mở các
đính kèm email mà không phải lo về việc mã độc thâm nhập vào máy tính.
Nguồn: VietnamLearning.vn
-------------------oOo-------------------