Ăn phở giúp chống cúm A/H1N1?
:II:
Trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn phở có thể giúp phòng chống được bệnh cúm A/H1N1, vốn đang là vấn đề sức khoẻ thời sự của thế giới.
Tuy nhiên căn cứ vào các thành phần cấu tạo nên một bát phở, có thể nói phở có thể giúp cơ thể phòng chống được bệnh cúm nói chung, dựa trên hai yếu tố sau đây:
Thứ nhất, để tạo nên một bát phở phải có một số gia vị đặc trưng như đại hồi hoặc tiểu hồi (hoa, lá tai hồi lớn hay nhỏ), hành củ nướng, gừng tươi… Những gia vị này vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc và đã được nghiên cứu hiện đại khẳng định có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, nâng cao sức miễn dịch của cơ thể.
Theo dược học cổ truyền, gừng tươi và hành củ còn có tác dụng phát tán phong hàn (trị những bệnh do lạnh gây ra), làm ra mồ hôi nhằm mục đích thải trừ các tà khí (mầm bệnh) ra bên ngoài cơ thể.
Thứ hai, bản thân của các bát phở còn có các loại thịt gia cầm hoặc gia súc như thịt bò, thịt gà. Vì vậy, đây là một loại thức ăn mà theo quan điểm của ẩm thực cổ truyền, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, trong miền Nam, người ta còn hay cho giá đỗ vào trong bát phở. Đây cũng là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ức chế sự phát triển của vi rút khá tốt.
Từ hai yếu tố trên, có thể nói phở vừa là món ăn thông dụng, vừa có công năng giúp cho cơ thể phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh cúm nói riêng. Tuy nhiên không nên vì thế mà ngộ nhận phở là một vị thuốc có thể giúp phòng chống được cúm A/H1N1 và lơ là những biện pháp phòng chống khác theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.
Dù là món ăn có tác dụng bồi bổ và phòng chống bệnh cúm hữu hiệu nhưng không vì thế mà quên đi nguyên tắc “ăn uống phải điều độ, vừa phải”. Tốt nhất là nên giữ thói quen ăn uống như bình thường, không nên vì thông tin này mà ép ăn thêm, sẽ dễ gây ra những tác hại xấu cho tiêu hoá.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh ToànTrưởng khoa đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108/SGTT
:II:
Trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn phở có thể giúp phòng chống được bệnh cúm A/H1N1, vốn đang là vấn đề sức khoẻ thời sự của thế giới.
Tuy nhiên căn cứ vào các thành phần cấu tạo nên một bát phở, có thể nói phở có thể giúp cơ thể phòng chống được bệnh cúm nói chung, dựa trên hai yếu tố sau đây:
Thứ nhất, để tạo nên một bát phở phải có một số gia vị đặc trưng như đại hồi hoặc tiểu hồi (hoa, lá tai hồi lớn hay nhỏ), hành củ nướng, gừng tươi… Những gia vị này vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc và đã được nghiên cứu hiện đại khẳng định có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, nâng cao sức miễn dịch của cơ thể.
Theo dược học cổ truyền, gừng tươi và hành củ còn có tác dụng phát tán phong hàn (trị những bệnh do lạnh gây ra), làm ra mồ hôi nhằm mục đích thải trừ các tà khí (mầm bệnh) ra bên ngoài cơ thể.
Thứ hai, bản thân của các bát phở còn có các loại thịt gia cầm hoặc gia súc như thịt bò, thịt gà. Vì vậy, đây là một loại thức ăn mà theo quan điểm của ẩm thực cổ truyền, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, trong miền Nam, người ta còn hay cho giá đỗ vào trong bát phở. Đây cũng là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ức chế sự phát triển của vi rút khá tốt.
Từ hai yếu tố trên, có thể nói phở vừa là món ăn thông dụng, vừa có công năng giúp cho cơ thể phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh cúm nói riêng. Tuy nhiên không nên vì thế mà ngộ nhận phở là một vị thuốc có thể giúp phòng chống được cúm A/H1N1 và lơ là những biện pháp phòng chống khác theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.
Dù là món ăn có tác dụng bồi bổ và phòng chống bệnh cúm hữu hiệu nhưng không vì thế mà quên đi nguyên tắc “ăn uống phải điều độ, vừa phải”. Tốt nhất là nên giữ thói quen ăn uống như bình thường, không nên vì thông tin này mà ép ăn thêm, sẽ dễ gây ra những tác hại xấu cho tiêu hoá.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh ToànTrưởng khoa đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108/SGTT