Hiện nay dịch cúm H1N1 đã lan rộng tôi xin post bài này cho pà con coi nha.
xin giới thiệu hướng dẫn của bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng nghiệp vụ y, sở Y tế TP.HCM về những cách đơn giản để phòng chống dịch bệnh này.
Hạn chế dùng máy lạnh, hồ bơi
Đối với những nơi hội họp đông người, cần hết sức cẩn trọng vì nơi đó thường mở máy lạnh, có nguy cơ lây lan rất nhiều. Ở các cơ quan, gia đình và cả… xe buýt, nếu như chưa cần thiết thì chỉ nên mở hệ thống thông gió quạt bình thường. Cần làm sạch hệ thống máy lạnh.
Hồ bơi đã có chất khử khuẩn nhưng không chắc các chủ hồ bơi có xử lý thường xuyên hay không. Nếu người đi bơi bị dương tính với cúm A/H1N1 thì trong quá trình bơi, có khả năng cao lây lan cho người khác. Nên hạn chế bơi ở các hồ bơi đông người vì có nhiều nguy cơ, không chỉ cúm mà còn có các bệnh khác.
Nhà nào có nhiều cửa sổ, nhiều ánh nắng nên mở ra hết, vì virút cúm A/H1N1 tồn tại trong ba giờ đồng hồ sẽ chết, nếu gặp nắng gắt vi rút này sẽ chết rất nhanh. Nên tranh thủ xử lý vệ sinh hoặc mang ra ngoài phơi nắng quần áo, mùng mền. Hàng ngày nên sử dụng nước javel, nước diệt khuẩn, lau chùi nhà cửa, nền nhà, bàn ghế, tay nắm các cửa ra vào, nhất là cửa nhà vệ sinh.
Mỗi người phải rửa tay thường xuyên, sử dụng khăn mặt, khăn tắm riêng, bàn chải, kem đánh răng riêng. Ăn uống chung, sau khi ăn uống phải xử lý dụng cụ ăn uống bằng xà phòng hoặc phơi nắng trong nhiều giờ, hoặc xử lý bằng nước đun sôi.
Nếu có người có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, hắt hơi… thì phải theo dõi sức khoẻ trong vòng 7 ngày, đeo khẩu trang, cách xa người khác trên 1,5m. Mọi người khác cũng phải đeo khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang bằng vải. Nên sắm hai khẩu trang bằng vải để thay, sau mỗi ngày sử dụng phải giặt xà bông và ủi nóng để diệt khuẩn. Như vậy, sẽ rẻ hơn sử dụng khăn giấy, giá của khăn giấy tới 2.000 đồng/cái, mà mỗi khi dịch có thể kéo dài tới hai năm.
Nếu sốt nhưng tình trạng chưa đến lúc cần phải đi khám ở các bệnh viện, có thể dùng Paracetamol 500mg, cứ 6 giờ đồng hồ còn sốt thì uống 1 viên. Có hay không có triệu chứng nhiễm cũng nên uống thêm vitamin C sủi bọt pha với chừng 1/2 lít nước mỗi ngày. Giả sử có cúm A/H1N1, cũng có thể đẩy lùi được cúm.
Nếu đi khám, nên đến cơ sở y tế gần nhất và chỉ nói ra triệu chứng chứ không nên đề nghị bác sĩ khám cúm A/H1N1 vì chưa hẳn mình đã bị cúm A mà có thể bị bệnh khác. Nếu bị cúm A/H1N1 nhẹ, có thể chữa trị như cúm bình thường, còn nặng mới điều trị tại cơ sở y tế.
Những đối tượng như người già, trẻ em, bà mẹ mang thai, những người có bệnh HIV/AIDS, khi có triệu chứng phải đưa đến bệnh viện ngay để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng, nên hạn chế uống thuốc ở nhà.
Đến lúc cúm A/H1N1 lây lan ra cộng đồng nhanh như hiện nay thì việc người dân tự phòng chống ở nhà là điều quan trọng. Khuynh hướng của ngành y tế cũng sẽ chữa trị tại nhà với điều kiện người dân phải biết về y tế.
Nếu các bạn dọc dài dòng wa thì coi lick nay đi nha:
[You must be registered and logged in to see this link.]
COPPY : Minh Tien
xin giới thiệu hướng dẫn của bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng nghiệp vụ y, sở Y tế TP.HCM về những cách đơn giản để phòng chống dịch bệnh này.
Hạn chế dùng máy lạnh, hồ bơi
Đối với những nơi hội họp đông người, cần hết sức cẩn trọng vì nơi đó thường mở máy lạnh, có nguy cơ lây lan rất nhiều. Ở các cơ quan, gia đình và cả… xe buýt, nếu như chưa cần thiết thì chỉ nên mở hệ thống thông gió quạt bình thường. Cần làm sạch hệ thống máy lạnh.
Hồ bơi đã có chất khử khuẩn nhưng không chắc các chủ hồ bơi có xử lý thường xuyên hay không. Nếu người đi bơi bị dương tính với cúm A/H1N1 thì trong quá trình bơi, có khả năng cao lây lan cho người khác. Nên hạn chế bơi ở các hồ bơi đông người vì có nhiều nguy cơ, không chỉ cúm mà còn có các bệnh khác.
Nhà nào có nhiều cửa sổ, nhiều ánh nắng nên mở ra hết, vì virút cúm A/H1N1 tồn tại trong ba giờ đồng hồ sẽ chết, nếu gặp nắng gắt vi rút này sẽ chết rất nhanh. Nên tranh thủ xử lý vệ sinh hoặc mang ra ngoài phơi nắng quần áo, mùng mền. Hàng ngày nên sử dụng nước javel, nước diệt khuẩn, lau chùi nhà cửa, nền nhà, bàn ghế, tay nắm các cửa ra vào, nhất là cửa nhà vệ sinh.
Mỗi người phải rửa tay thường xuyên, sử dụng khăn mặt, khăn tắm riêng, bàn chải, kem đánh răng riêng. Ăn uống chung, sau khi ăn uống phải xử lý dụng cụ ăn uống bằng xà phòng hoặc phơi nắng trong nhiều giờ, hoặc xử lý bằng nước đun sôi.
Nếu có người có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, hắt hơi… thì phải theo dõi sức khoẻ trong vòng 7 ngày, đeo khẩu trang, cách xa người khác trên 1,5m. Mọi người khác cũng phải đeo khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang bằng vải. Nên sắm hai khẩu trang bằng vải để thay, sau mỗi ngày sử dụng phải giặt xà bông và ủi nóng để diệt khuẩn. Như vậy, sẽ rẻ hơn sử dụng khăn giấy, giá của khăn giấy tới 2.000 đồng/cái, mà mỗi khi dịch có thể kéo dài tới hai năm.
Nếu sốt nhưng tình trạng chưa đến lúc cần phải đi khám ở các bệnh viện, có thể dùng Paracetamol 500mg, cứ 6 giờ đồng hồ còn sốt thì uống 1 viên. Có hay không có triệu chứng nhiễm cũng nên uống thêm vitamin C sủi bọt pha với chừng 1/2 lít nước mỗi ngày. Giả sử có cúm A/H1N1, cũng có thể đẩy lùi được cúm.
Nếu đi khám, nên đến cơ sở y tế gần nhất và chỉ nói ra triệu chứng chứ không nên đề nghị bác sĩ khám cúm A/H1N1 vì chưa hẳn mình đã bị cúm A mà có thể bị bệnh khác. Nếu bị cúm A/H1N1 nhẹ, có thể chữa trị như cúm bình thường, còn nặng mới điều trị tại cơ sở y tế.
Những đối tượng như người già, trẻ em, bà mẹ mang thai, những người có bệnh HIV/AIDS, khi có triệu chứng phải đưa đến bệnh viện ngay để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng, nên hạn chế uống thuốc ở nhà.
Đến lúc cúm A/H1N1 lây lan ra cộng đồng nhanh như hiện nay thì việc người dân tự phòng chống ở nhà là điều quan trọng. Khuynh hướng của ngành y tế cũng sẽ chữa trị tại nhà với điều kiện người dân phải biết về y tế.
Nếu các bạn dọc dài dòng wa thì coi lick nay đi nha:
[You must be registered and logged in to see this link.]
COPPY : Minh Tien