rường đại học là gì? Và trường đại học khác với trường trung học ở điểm nào? Dưới đây là 10 điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trường đại học và trường phổ thông mà bạn cần biết.
1. Bạn được hoàn toàn tự do, “thoát khỏi sự kìm kẹp” của cha mẹ
Chắc chắn rồi, có thể bạn sẽ phải nhận tin nhắn, và điện thoại 4 lần một ngày thậm chí ngay cả khi bạn đang ở trong lớp học, nhưng từ khi bước chân vào đại học bạn có cơ hội được làm việc, suy nghĩ, và tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.
Sẽ không có cuộc họp phụ huynh nào diễn ra hàng tháng để thông báo tình hình học tập của bạn ở trường cho bố mẹ. Bạn phải là người tự nói với bố mẹ điều này hoặc cũng có thể không nói, tùy thuộc vào bạn. Bạn phải tập sống độc lập, nhưng đừng quá lạm dụng hai chữ “tự do” bạn nhé, hãy chọn cho mình một con đường đi đúng nhất để không phải hối hận.
2. Bạn phải tự chọn chuyên ngành, hướng đi cho mình
Sau khi đã vượt qua những môn học đại cương (các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân loại, ngôn ngữ…), bạn phải tự chọn chuyên ngành cho mình – đó là một ngành mà bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu, bài bản, gắn bó suốt cuộc đời. Bởi vậy, lời khuyên cho bạn là không nên vội vàng xác định chuyên ngành của mình ngay khi mới bắt đầu vào đại học, hãy làm việc đó khi bạn đã học được một thời gian, tìm hiểu các anh chị sinh viên đi trước và hiểu rõ sở thích, khả năng của mình đã nhé.
Hãy cố gắng tìm ra lĩnh vực mà bạn có năng khiếu và thực sự yêu thích. Hãy lắng nghe sự mách bảo của bản thân, đừng quá phụ thuộc vào một người nào đó (cha mẹ, thầy giáo, bạn bè…). Nếu có đam mê và lòng nhiệt huyết, bạn sẽ tự tìm được hướng đi đúng cho mình một cách tốt nhất.
3. Học đại học là phải biết tích lũy kiến thức
Trái với ở trường phổ thông, bạn chỉ phải học mỗi một phần khác nhau của một môn học trong một năm, ở trường đại học có vô số các môn học và mỗi một năm, bạn phải học rất nhiều môn, bao gồm các môn học đại cương và chuyên ngành. Và các môn học đại cương cũng quan trọng không kém các môn chuyên ngành đâu nhé, đó là điều kiện cần và đủ để bạn lựa chọn chuyên ngành như ý đấy. Do vậy, phải cố gắng học thật tốt ngay từ khi bắt đầu và tích lũy kiến thức, vì khi học những môn học tiếp theo, nó có thể sẽ khó hơn và sẽ bao gồm cả những kiến thức cơ bản của các môn bạn đã học trước đó.
4. Có nhiều môn học mới
Lướt qua những trang web của các trường đại học, có thể bạn sẽ thấy có rất nhiều môn học mới mà bạn chưa từng nghe tên ở trường phổ thông trung học, các môn học về văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, giáo tiếp, luật, ngoại giao,… và nhiều môn học xa lạ khác nữa. Tuy vậy, đừng lo lắng, hãy nắm bắt cơ hội học hành ngay từ khi mới bắt đầu, bạn sẽ thu được nhiều kiến thức bổ ích ở tất cả mọi lĩnh vực.
6. Tự học là quan trọng nhất
Khi còn học phổ thông, mỗi tuần bạn phải có mặt ở trường khoảng 35 tiếng, ở đó có các thầy cô giáo luôn hướng dẫn cho bạn tường tận về các môn học. Nhưng ở trường đại học, có thể thời gian bạn phải đến trường ít hơn rất nhiều, bởi vậy, muốn thành công, bạn phải tự trang bị kiến thức cho mình.
Nên nhớ rằng, khi bạn là sinh viên, thời gian đến lớp chỉ chiếm 1/3, còn lại 2/3 số thời gian là bạn phải tự học ở nhà đấy. Dẹp sang một bên những kế hoạch chơi bời quá thường xuyên và lên thư viện nhiều hơn, chắc chắn động lực học tập của bạn sẽ tăng cao vì sẽ gặp được rất nhiều “con mọt sách đáng yêu” ở đó. Hãy tận dụng thời gian để đổi lấy thành công của bản thân bạn nhé!
Qua rồi cái thời luôn có người nhắc nhở bạn phải làm gì, muốn thành công trong trường đại học bạn phải tự lập kế hoạch học tập cho mình
7. Dễ trốn học hơn
Không có ai nhắc nhở bạn phải đến lớp thường xuyên, các giáo sư thường không điểm danh và thậm chí khi họ làm việc đó thì số lượng sinh viên tham dự bài giảng nhiều khi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số sinh viên của lớp.
Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú với điều này vì họ có thời gian làm thêm kiếm tiền, nhưng nên nhớ một điều là nếu bạn dễ dàng cúp cua thì có thể trong một kỳ thi giữa kỳ hay cuối kỳ bạn sẽ không làm được bài vì không may có một khái niệm nào đó được đưa ra đúng vào tiết học mà bạn vắng mặt. Lời khuyên ư? Tốt nhất là không nên bỏ học quá 2 buổi một môn trong một học kỳ.
8. Lớp học có thể rất đông
Một lớp học ở trường phổ thông nhiều nhất cũng chỉ khoảng 50 người, tuy nhiên, mỗi lớp học trong trường đại học có thể có đến 100, 200 người, thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng đừng lo lắng. Bạn có thể tìm được động lực để học tập giữa đám đông lộn xộn đó nếu bạn giữ tập trung và luôn xác định rõ mục tiêu ban đầu của mình: Vào học đại học để làm gì và bạn sẽ đạt được gì sau khi tham gia khóa học mà bạn đã chọn?
9. Đừng cho mình là “trung tâm của vũ trụ”
Có thể bạn học rất giỏi ở trường phổ thông nhưng trường đại học là nơi tập trung rất nhiều bạn sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước, thậm chí đến từ các quốc gia khác nhau nữa, vì vậy nên nhớ rằng có nhiều sinh viên khác thông minh và giỏi hơn bạn.
Bạn có thể đã từng đứng đầu lớp và khiến bố mẹ bạn tự hào vì sự thông minh, giỏi giang của mình. Nhưng khi bạn là sinh viên của một trường đại học, cái “chức danh” mà không phải bất cứ học sinh nào cũng có cơ hội, thì bạn có rất nhiều “đối thủ đáng gườm” khác. Có nhiều học sinh học rất “siêu” ở trường phổ thông nhưng vào đại học, chưa chắc họ đã có kết quả tốt. Vì vậy, đừng quá tự kiêu về bản thân, phải học chăm chỉ hơn và luôn cầu tiến bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều từ bạn bè của mình.
10. Không ai nói cho bạn biết bạn phải làm gì
Đã không còn nữa cái thời bạn luôn được giáo viên nhắc nhở hàng ngày rằng phải làm bài tập về nhà và chuẩn bị ôn luyện cho bài kiểm tra hay kỳ thi học kỳ sắp đến gần... Là sinh viên của trường đại học, nếu muốn học tập thực sự, bạn phải tự lên kế hoạch học tập và phải có ý thức trau dồi tri thức, nếu không, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại đằng sau.
1. Bạn được hoàn toàn tự do, “thoát khỏi sự kìm kẹp” của cha mẹ
Chắc chắn rồi, có thể bạn sẽ phải nhận tin nhắn, và điện thoại 4 lần một ngày thậm chí ngay cả khi bạn đang ở trong lớp học, nhưng từ khi bước chân vào đại học bạn có cơ hội được làm việc, suy nghĩ, và tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.
Sẽ không có cuộc họp phụ huynh nào diễn ra hàng tháng để thông báo tình hình học tập của bạn ở trường cho bố mẹ. Bạn phải là người tự nói với bố mẹ điều này hoặc cũng có thể không nói, tùy thuộc vào bạn. Bạn phải tập sống độc lập, nhưng đừng quá lạm dụng hai chữ “tự do” bạn nhé, hãy chọn cho mình một con đường đi đúng nhất để không phải hối hận.
2. Bạn phải tự chọn chuyên ngành, hướng đi cho mình
Sau khi đã vượt qua những môn học đại cương (các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân loại, ngôn ngữ…), bạn phải tự chọn chuyên ngành cho mình – đó là một ngành mà bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu, bài bản, gắn bó suốt cuộc đời. Bởi vậy, lời khuyên cho bạn là không nên vội vàng xác định chuyên ngành của mình ngay khi mới bắt đầu vào đại học, hãy làm việc đó khi bạn đã học được một thời gian, tìm hiểu các anh chị sinh viên đi trước và hiểu rõ sở thích, khả năng của mình đã nhé.
Hãy cố gắng tìm ra lĩnh vực mà bạn có năng khiếu và thực sự yêu thích. Hãy lắng nghe sự mách bảo của bản thân, đừng quá phụ thuộc vào một người nào đó (cha mẹ, thầy giáo, bạn bè…). Nếu có đam mê và lòng nhiệt huyết, bạn sẽ tự tìm được hướng đi đúng cho mình một cách tốt nhất.
3. Học đại học là phải biết tích lũy kiến thức
Trái với ở trường phổ thông, bạn chỉ phải học mỗi một phần khác nhau của một môn học trong một năm, ở trường đại học có vô số các môn học và mỗi một năm, bạn phải học rất nhiều môn, bao gồm các môn học đại cương và chuyên ngành. Và các môn học đại cương cũng quan trọng không kém các môn chuyên ngành đâu nhé, đó là điều kiện cần và đủ để bạn lựa chọn chuyên ngành như ý đấy. Do vậy, phải cố gắng học thật tốt ngay từ khi bắt đầu và tích lũy kiến thức, vì khi học những môn học tiếp theo, nó có thể sẽ khó hơn và sẽ bao gồm cả những kiến thức cơ bản của các môn bạn đã học trước đó.
4. Có nhiều môn học mới
Lướt qua những trang web của các trường đại học, có thể bạn sẽ thấy có rất nhiều môn học mới mà bạn chưa từng nghe tên ở trường phổ thông trung học, các môn học về văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, giáo tiếp, luật, ngoại giao,… và nhiều môn học xa lạ khác nữa. Tuy vậy, đừng lo lắng, hãy nắm bắt cơ hội học hành ngay từ khi mới bắt đầu, bạn sẽ thu được nhiều kiến thức bổ ích ở tất cả mọi lĩnh vực.
6. Tự học là quan trọng nhất
Khi còn học phổ thông, mỗi tuần bạn phải có mặt ở trường khoảng 35 tiếng, ở đó có các thầy cô giáo luôn hướng dẫn cho bạn tường tận về các môn học. Nhưng ở trường đại học, có thể thời gian bạn phải đến trường ít hơn rất nhiều, bởi vậy, muốn thành công, bạn phải tự trang bị kiến thức cho mình.
Nên nhớ rằng, khi bạn là sinh viên, thời gian đến lớp chỉ chiếm 1/3, còn lại 2/3 số thời gian là bạn phải tự học ở nhà đấy. Dẹp sang một bên những kế hoạch chơi bời quá thường xuyên và lên thư viện nhiều hơn, chắc chắn động lực học tập của bạn sẽ tăng cao vì sẽ gặp được rất nhiều “con mọt sách đáng yêu” ở đó. Hãy tận dụng thời gian để đổi lấy thành công của bản thân bạn nhé!
Qua rồi cái thời luôn có người nhắc nhở bạn phải làm gì, muốn thành công trong trường đại học bạn phải tự lập kế hoạch học tập cho mình
7. Dễ trốn học hơn
Không có ai nhắc nhở bạn phải đến lớp thường xuyên, các giáo sư thường không điểm danh và thậm chí khi họ làm việc đó thì số lượng sinh viên tham dự bài giảng nhiều khi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số sinh viên của lớp.
Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú với điều này vì họ có thời gian làm thêm kiếm tiền, nhưng nên nhớ một điều là nếu bạn dễ dàng cúp cua thì có thể trong một kỳ thi giữa kỳ hay cuối kỳ bạn sẽ không làm được bài vì không may có một khái niệm nào đó được đưa ra đúng vào tiết học mà bạn vắng mặt. Lời khuyên ư? Tốt nhất là không nên bỏ học quá 2 buổi một môn trong một học kỳ.
8. Lớp học có thể rất đông
Một lớp học ở trường phổ thông nhiều nhất cũng chỉ khoảng 50 người, tuy nhiên, mỗi lớp học trong trường đại học có thể có đến 100, 200 người, thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng đừng lo lắng. Bạn có thể tìm được động lực để học tập giữa đám đông lộn xộn đó nếu bạn giữ tập trung và luôn xác định rõ mục tiêu ban đầu của mình: Vào học đại học để làm gì và bạn sẽ đạt được gì sau khi tham gia khóa học mà bạn đã chọn?
9. Đừng cho mình là “trung tâm của vũ trụ”
Có thể bạn học rất giỏi ở trường phổ thông nhưng trường đại học là nơi tập trung rất nhiều bạn sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước, thậm chí đến từ các quốc gia khác nhau nữa, vì vậy nên nhớ rằng có nhiều sinh viên khác thông minh và giỏi hơn bạn.
Bạn có thể đã từng đứng đầu lớp và khiến bố mẹ bạn tự hào vì sự thông minh, giỏi giang của mình. Nhưng khi bạn là sinh viên của một trường đại học, cái “chức danh” mà không phải bất cứ học sinh nào cũng có cơ hội, thì bạn có rất nhiều “đối thủ đáng gườm” khác. Có nhiều học sinh học rất “siêu” ở trường phổ thông nhưng vào đại học, chưa chắc họ đã có kết quả tốt. Vì vậy, đừng quá tự kiêu về bản thân, phải học chăm chỉ hơn và luôn cầu tiến bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều từ bạn bè của mình.
10. Không ai nói cho bạn biết bạn phải làm gì
Đã không còn nữa cái thời bạn luôn được giáo viên nhắc nhở hàng ngày rằng phải làm bài tập về nhà và chuẩn bị ôn luyện cho bài kiểm tra hay kỳ thi học kỳ sắp đến gần... Là sinh viên của trường đại học, nếu muốn học tập thực sự, bạn phải tự lên kế hoạch học tập và phải có ý thức trau dồi tri thức, nếu không, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại đằng sau.