Xưa nay người ta vẫn quen câu cửa miệng "Nghèo như sinh viên" nhưng ko phải vì thế mà họ thờ ơ với những sự tiến bộ của thông tin liên lạc, với những chiếc điện thoại di động mang tính năng độc đáo.
Ngày nay sinh viên sử dụng điện thoại di đọng ngày càng trở lên phổ biến và quen thuộc. Sinh viên trường đại học Đà Lạt cũng ko nằm ngoài xu thế đó. Vậy mục đích sử dụng điện thoại di động của họ để làm gì?
Trong nhịp sống hối hả đến chóng mặt thì việc sử dụng một chiếc điện thoại di động để tiện liên lạc và giải quyết công việc là rất cần thiết. Đặc biệt nó là một "trợ thủ đắc lực giúp các bạn giải toả về mặt tâm lý khi phải sống xa gia đình. Thế nhưng, cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu của con người cũng theo đó mà tăng lên. Khi các hãng di động lớn như: Sam Sung, Motorola, Nokia... liên tục tung ra thị trường những loại điện thoại với nhiều tính năng đầy hấp dẫn kích thích sự khám phá, tò mò của giới trẻ thì điện thoại ko chỉ đơn thuần chỉ mang chức năng liên lạc. Thường với chỉ 700.000đ là có thể mua được một chiếc điện thoại "made in China" với nhiều tính năng độc đáo" chụp hình, quay phim, kết nối Bluetooth.. nên các cô cậu nhà ta chẳng dại gì ôm nhưng "cục gạch" hàng hiệu nhưng chỉ có chức năng nghe và gọi về. Vì dù tài khoản có bị khoá thì họ vẫn có thể chơi game hoặc nghe nhạc được. Chỉ cần loa to, hình ảnh âm thanh sống động, trò chơi đa dạng là "chú dế" nhà ta đã trở thành VIP giữa đám đông. Một số bạn sinh viên con nhà khá giả thì sử dụng điện thoại còn mang mục đích trưng diện. Bạn T. lớp LSk31 cứ nhìn thấy đám đông là giơ "con" NoKiA N72 của mình lên quay phim chụp hình như một phóng viên chuyên nghiệp. Bạn U. lớp XHk31 thì khoe thẻ nhớ của mình 2GB, tình năng ko khác gì một máy chụp hình. Vậy phải chăng đối với sinh viên điều đó có thực sự cần thiết?
Sinh viên Đại học Đà lạt sử dụng điện thoại di động như thế nào? Họ sử dụng điện thoại cũng mang một phong cách rất sinh viên. Đa phần sinh viên chúng ta thường sử dụng sim Viettel cho "chú dế cưng" của mình. Lí do rất đơn giản, Viettel có nhiều chương trình khuyến mãi và hình thức liên lạc chủ yếu là nhắn tin. Ai cũng biết một tin nhắn bao gồm 160 kí tự, đa phần sinh viên chúng ta đều rất chấp hành qui định đó: nhắn đủ 160 kí tự. Nếu lỡ sang tin nhắn thứ 2 thì tìm mọi cách xoá bớt hoặc viết tawt, nếu ko viết cho đủ tin nhắn thứ 2 mới thôi "cho đỡ phí tiền ý mà" bạn T. lớp XHk30 chia sẻ. Trong thời kì giá cả leo thang thì gọi điện cũng phải tiết kiệm một cách tối đa, "mừng quá, mới hết 6 giây" - đó là câu quen thuộc của sinh viên mỗi khi gọi điện. Tuy nhiên, chỉ có bấy nhiều thôi thì chưa đủ. Vấn đề "văn hoá mobile trong trường học mới là điều cần bàn đến và đáng lo ngại. Đa phần sinh viên đến lớp đều không tắt máy. Và khi cả lớp đang chăm chú nghe giảng thì bỗng giật mình vì tiếng nhạc chuông đời mới "người yêu ơi có biết anh nhớ em nhiều lắm" hay "đại ca ơi có tin nhắn". Tất nhiên là làm mọi người khó chịu, quan trọng hơn là cắt đứt mạch cảm xúc của giáo viên. Hên thì ko sao xui thì bị thầy cô cho một bài học về phép lịch sự khi làm việc taaoj thể. Thế nhưng sinh viên chúng ta lại ko biết thế nào mỗi khi điện thoại thầy co reng lên trong giờ học. Thường thì các thầy cô sẽ bỏ ra ngoài hành lang nói chuyện. [size=12]Nhưng cũng có một số thầy cô nói chuyện ngay trước lớp mà ko biết thái độ của sinh viên mình ra sao. Đáng lẽ ra thầy cô phải là những người gương mẫu, là "đầu tàu" để cho sinh viên mình noi theo bởi dù ở cương vị nào khi làm việc tập thể cũng phải tôn trọng nhưng người xung quanh.
Chiếc điện thoài di động còn như là một vật "bất ly thân" với các bạn sinh viên. Trên lớp đã vậy về nhà các bạn còn loay hoay nhắn tin, buôn chuyện đến tận đêm khuyea. Gia đình khá giả thì đã đành, đằng này những gia đình khó khắn liệu rằng các bạn có nghĩ đến bố mẹ đang chắt chiu từng đồng nuổi con ăn học thì bản thân lại sử dụng tiền đó vào mục đích ko chính đáng
Điện thoại di động là một phương tiện hữu ích và nó thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhưng cần sử dụng thế nào để nó không phản tác dụng trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên chúng ta được cả xã hội gọi là tầng lớp tri thức. Vậy làm sao để xứng đáng với 2 từ đó bạn nhé![[size=18]Các bác đọc rùi cho ý kiến nha!!![/size]