NẾU WINDOWS "CHẾT", HĐH NÀO SẼ LÊN NGÔI ?
Ngoài giao diện đẹp và tính năng cảm ứng, Windows 7 vẫn là nỗi thất vọng của thế giới CNTT
Những “phác thảo" đầu tiên của Windows 7 đã khiến cả thế giới thất vọng bởi nó không có bất kỳ một sự đột phá nào. “Kỷ nguyên Windows” sắp chấm dứt?
Cũng phải thừa nhận rằng hệ điều hành (HĐH) Windows với đỉnh cao là Windows XP đã mang đến cho thế giới CNTT rất nhiều tiện ích. Nhưng khi Windows Vista đã ra đời được gần 2 năm mà vẫn không được người tiêu dùng đón nhận, Microsoft đã linh cảm được một tương lai không mấy sáng sủa.
Ngày tận thế của Windows?
Cũng phải thừa nhận rằng hệ điều hành (HĐH) Windows với đỉnh cao là Windows XP đã mang đến cho thế giới CNTT rất nhiều tiện ích. Nhưng khi Windows Vista đã ra đời được gần 2 năm mà vẫn không được người tiêu dùng đón nhận, Microsoft đã linh cảm được một tương lai không mấy sáng sủa.
Đến giờ này, Windows XP vẫn là nền tảng chủ yếu của hầu hết các hệ thống bất chấp Microsoft hơn một lần tuyên bố ngừng hỗ trợ hay phát hành HĐH này. Bao nhiêu lần tuyên bố thì cũng bấy nhiêu lần Microsoft buộc phải nhân nhượng bằng việc "kéo dài tuổi đời" của Windows XP (lần thứ 3 Microsoft tuyên bố tiếp tục hỗ trợ Windows XP đến tháng 8/2009).
Theo như dự tính của hãng, doanh số của Windows Vista trong năm tới cũng chỉ có thể tăng được khoảng 2%. "Đau lòng" nữa khi tỷ lệ này là thành quả của việc hãng bắt buộc máy tính của khách hàng phải có Windows Vista trước khi được phép hạ cấp xuống Windows XP.
Ngoài giao diện đẹp và tính năng cảm ứng, Windows 7 vẫn là nỗi thất vọng của thế giới CNTT
Tổng giám đốc (CEO) Steve Ballmer của Microsoft đã có lần cam kết rằng Windows 7 sẽ sửa chữa toàn bộ những sai lầm mà Vista đã mắc phải nhưng với bản thử nghiệm mà họ vừa phát hành đến tay những chuyên gia kiểm thử thì Windows 7 chỉ là "Vista được đánh bóng".
Vẫn là cái lõi cũ và thêm một số tính năng mới như khả năng hỗ trợ cảm ứng đa điểm hay tính năng Ribbon… là những gì người ta thấy ở Windows 7. "Chẳng có chút gì đột phá ở đây cả", Neil MacDonald - chuyên gia của hãng nghiên cứu Gartner phát biểu, "Nó chỉ là Windows Vista được đánh bóng lên mà thôi".
Nếu đầu năm 2010, khi Microsoft chính thức đưa Windows 7 ra thị trường mà nó vẫn tồn tại dưới dạng "bình mới rượu cũ" như hiện nay, đồng nghĩa với việc kỷ nguyên Windows đã chính thức chấm dứt bởi nhiều chuyên gia CNTT đã cảnh báo rằng nếu Microsoft không có một HĐH "mới hoàn toàn" thì họ nên chuẩn bị tinh thần để nhìn Windows bị tẩy chay trên toàn cầu.
"Ai" sẽ lên thay?
Cũng chính chuyên gia Neil MacDonald bày tỏ quan điểm rằng theo thời gian, dù muốn hay không thì tất cả các HĐH từ Windows cho đến Mac OS X, Linux… đều sẽ trở nên không phù hợp với thế giới CNTT. Tương lai của ngành điện toán có thể là một hệ thống tổng hợp của các dịch vụ dựa trên "điện toán đám mây".
Tuy vậy, trong khi công nghệ chưa thể phát triển được như mong muốn, thế giới đã và đang có những bước đệm tỏ ra khá hợp lý. Giải pháp tình thế mà rất nhiều hãng CNTT đang áp dụng và phát triển hiện nay là hệ thống các máy trạm mỏng kết nối và hoạt động dựa trên một trung tâm dữ liệu - máy chủ duy nhất.
Nhưng hiện tại người dùng chỉ biết trông đợi vào Windows 7
Công nghệ này đang được một số hãng như DeviceVM, Dell, Hewlett-Packard, hay Lenovo đẩy mạnh phát triển. Trên thực tế, Microsoft không "kém cỏi" đến mức không nhận ra xu hướng này và mới đây họ cũng đã tiết lộ rằng đang nghiên cứu trên một số mẫu thử tương tự, sử dụng một tập hợp con của HĐH Windows cho phép trình duyệt hoạt động mà không cần phải khởi động cả một HĐH đồ sộ.
Nhưng tất cả vẫn chưa tìm được câu trả lời cho một vấn đề then chốt: Khi đó các trình điều khiển thiết bị (driver) sẽ nằm ở đâu? Cho dù có "cách mạng hóa" đến đâu thì những chiếc PC vẫn cần phải có thiết bị ngoại vi, các dịch vụ, môi trường ảo... Hay nói một cách tổng quan rằng người ta có thể loại bỏ hoàn toàn HĐH, trình duyệt, phần mềm nhưng không thể loại bỏ phần cứng của máy tính và trình điều khiển của chúng.
Sẽ vẫn là Microsoft
Tương lai của ngành CNTT sau khi Windows "chết" có lẽ cũng không thể thoát hẳn được cái bóng quá lớn của Microsoft. "Họ nhìn thấy hết nhưng có điều họ không thể chuyển hướng một cách đột ngột, đặc biệt khi HĐH Windows vẫn tiếp tục mang về cho họ hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm", chuyên gia MacDonald nói.
Thất bại của Windows Vista ít ra cũng dạy cho Microsoft một bài học rất cơ bản: Người dùng rất ghét phải chứng kiến cảnh các ứng dụng của họ "chết dí" mỗi khi nâng cấp HĐH kể cả trong trường hợp bất khả kháng như sửa lỗi bảo mật chẳng hạn. Tuy vậy, theo những nguồn tin nội bộ thì hiện Microsoft vẫn đang âm thầm tiến hành một loạt những dự án thay thế trong trường hợp Windows đã “chết” hẳn, ví dụ như dự án Midori - một HĐH gồm nhiều thành tố riêng biệt cho phép người dùng khởi động từng phần tùy thuộc yêu cầu công việc của họ.
Trong tương lai gần, Microsoft cũng đang chuẩn bị tung ra một ứng dụng có tên là Silverlight 2 với đặc điểm có thể chạy trên bất cứ môi trường nào, tương thích với tất cả các HĐH, các trình duyệt web, các cỗ máy ảo hiện có của thế giới. Trên thực tế Silverlight cũng mới chỉ là bản nâng cấp của ActiveX - công nghệ cho phép các ứng dụng chạy trên nó để thực hiện các tác vụ ngay trong trình duyệt Internet Explorer.
Câu hỏi cuối cùng mà thế giới đang đặt ra là khi nào thì Microsoft quyết định hiện thực hoá tất cả những dự án này của họ? Liệu Windows 7 đã phải là phiên bản cuối cùng hay chưa?
Ngoài giao diện đẹp và tính năng cảm ứng, Windows 7 vẫn là nỗi thất vọng của thế giới CNTT
Những “phác thảo" đầu tiên của Windows 7 đã khiến cả thế giới thất vọng bởi nó không có bất kỳ một sự đột phá nào. “Kỷ nguyên Windows” sắp chấm dứt?
Cũng phải thừa nhận rằng hệ điều hành (HĐH) Windows với đỉnh cao là Windows XP đã mang đến cho thế giới CNTT rất nhiều tiện ích. Nhưng khi Windows Vista đã ra đời được gần 2 năm mà vẫn không được người tiêu dùng đón nhận, Microsoft đã linh cảm được một tương lai không mấy sáng sủa.
Ngày tận thế của Windows?
Cũng phải thừa nhận rằng hệ điều hành (HĐH) Windows với đỉnh cao là Windows XP đã mang đến cho thế giới CNTT rất nhiều tiện ích. Nhưng khi Windows Vista đã ra đời được gần 2 năm mà vẫn không được người tiêu dùng đón nhận, Microsoft đã linh cảm được một tương lai không mấy sáng sủa.
Đến giờ này, Windows XP vẫn là nền tảng chủ yếu của hầu hết các hệ thống bất chấp Microsoft hơn một lần tuyên bố ngừng hỗ trợ hay phát hành HĐH này. Bao nhiêu lần tuyên bố thì cũng bấy nhiêu lần Microsoft buộc phải nhân nhượng bằng việc "kéo dài tuổi đời" của Windows XP (lần thứ 3 Microsoft tuyên bố tiếp tục hỗ trợ Windows XP đến tháng 8/2009).
Theo như dự tính của hãng, doanh số của Windows Vista trong năm tới cũng chỉ có thể tăng được khoảng 2%. "Đau lòng" nữa khi tỷ lệ này là thành quả của việc hãng bắt buộc máy tính của khách hàng phải có Windows Vista trước khi được phép hạ cấp xuống Windows XP.
Ngoài giao diện đẹp và tính năng cảm ứng, Windows 7 vẫn là nỗi thất vọng của thế giới CNTT
Tổng giám đốc (CEO) Steve Ballmer của Microsoft đã có lần cam kết rằng Windows 7 sẽ sửa chữa toàn bộ những sai lầm mà Vista đã mắc phải nhưng với bản thử nghiệm mà họ vừa phát hành đến tay những chuyên gia kiểm thử thì Windows 7 chỉ là "Vista được đánh bóng".
Vẫn là cái lõi cũ và thêm một số tính năng mới như khả năng hỗ trợ cảm ứng đa điểm hay tính năng Ribbon… là những gì người ta thấy ở Windows 7. "Chẳng có chút gì đột phá ở đây cả", Neil MacDonald - chuyên gia của hãng nghiên cứu Gartner phát biểu, "Nó chỉ là Windows Vista được đánh bóng lên mà thôi".
Nếu đầu năm 2010, khi Microsoft chính thức đưa Windows 7 ra thị trường mà nó vẫn tồn tại dưới dạng "bình mới rượu cũ" như hiện nay, đồng nghĩa với việc kỷ nguyên Windows đã chính thức chấm dứt bởi nhiều chuyên gia CNTT đã cảnh báo rằng nếu Microsoft không có một HĐH "mới hoàn toàn" thì họ nên chuẩn bị tinh thần để nhìn Windows bị tẩy chay trên toàn cầu.
"Ai" sẽ lên thay?
Cũng chính chuyên gia Neil MacDonald bày tỏ quan điểm rằng theo thời gian, dù muốn hay không thì tất cả các HĐH từ Windows cho đến Mac OS X, Linux… đều sẽ trở nên không phù hợp với thế giới CNTT. Tương lai của ngành điện toán có thể là một hệ thống tổng hợp của các dịch vụ dựa trên "điện toán đám mây".
Tuy vậy, trong khi công nghệ chưa thể phát triển được như mong muốn, thế giới đã và đang có những bước đệm tỏ ra khá hợp lý. Giải pháp tình thế mà rất nhiều hãng CNTT đang áp dụng và phát triển hiện nay là hệ thống các máy trạm mỏng kết nối và hoạt động dựa trên một trung tâm dữ liệu - máy chủ duy nhất.
Nhưng hiện tại người dùng chỉ biết trông đợi vào Windows 7
Công nghệ này đang được một số hãng như DeviceVM, Dell, Hewlett-Packard, hay Lenovo đẩy mạnh phát triển. Trên thực tế, Microsoft không "kém cỏi" đến mức không nhận ra xu hướng này và mới đây họ cũng đã tiết lộ rằng đang nghiên cứu trên một số mẫu thử tương tự, sử dụng một tập hợp con của HĐH Windows cho phép trình duyệt hoạt động mà không cần phải khởi động cả một HĐH đồ sộ.
Nhưng tất cả vẫn chưa tìm được câu trả lời cho một vấn đề then chốt: Khi đó các trình điều khiển thiết bị (driver) sẽ nằm ở đâu? Cho dù có "cách mạng hóa" đến đâu thì những chiếc PC vẫn cần phải có thiết bị ngoại vi, các dịch vụ, môi trường ảo... Hay nói một cách tổng quan rằng người ta có thể loại bỏ hoàn toàn HĐH, trình duyệt, phần mềm nhưng không thể loại bỏ phần cứng của máy tính và trình điều khiển của chúng.
Sẽ vẫn là Microsoft
Tương lai của ngành CNTT sau khi Windows "chết" có lẽ cũng không thể thoát hẳn được cái bóng quá lớn của Microsoft. "Họ nhìn thấy hết nhưng có điều họ không thể chuyển hướng một cách đột ngột, đặc biệt khi HĐH Windows vẫn tiếp tục mang về cho họ hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm", chuyên gia MacDonald nói.
Thất bại của Windows Vista ít ra cũng dạy cho Microsoft một bài học rất cơ bản: Người dùng rất ghét phải chứng kiến cảnh các ứng dụng của họ "chết dí" mỗi khi nâng cấp HĐH kể cả trong trường hợp bất khả kháng như sửa lỗi bảo mật chẳng hạn. Tuy vậy, theo những nguồn tin nội bộ thì hiện Microsoft vẫn đang âm thầm tiến hành một loạt những dự án thay thế trong trường hợp Windows đã “chết” hẳn, ví dụ như dự án Midori - một HĐH gồm nhiều thành tố riêng biệt cho phép người dùng khởi động từng phần tùy thuộc yêu cầu công việc của họ.
Trong tương lai gần, Microsoft cũng đang chuẩn bị tung ra một ứng dụng có tên là Silverlight 2 với đặc điểm có thể chạy trên bất cứ môi trường nào, tương thích với tất cả các HĐH, các trình duyệt web, các cỗ máy ảo hiện có của thế giới. Trên thực tế Silverlight cũng mới chỉ là bản nâng cấp của ActiveX - công nghệ cho phép các ứng dụng chạy trên nó để thực hiện các tác vụ ngay trong trình duyệt Internet Explorer.
Câu hỏi cuối cùng mà thế giới đang đặt ra là khi nào thì Microsoft quyết định hiện thực hoá tất cả những dự án này của họ? Liệu Windows 7 đã phải là phiên bản cuối cùng hay chưa?