Khi phụ huynh ghé thăm
Thỉnh
thoảng được bố mẹ lên thăm nom là niềm vui lớn với sinh viên trọ học xa
nhà. Vậy mà đối với không ít sinh viên đó lại là “cơn địa chấn kinh
hoàng” mà họ chẳng hề mong muốn.
Cả năm dọn nhà một lần
Phòng của sinh viên nam vốn vô địch về độ bừa
bãi. Thi thoảng lắm mới có một phòng gọn gàng, sạch sẽ. Cả năm trời
phòng trọ của các chàng có khi chẳng được dọn lấy một lần. Đồ đạc trong
phòng bài trí thế nào đến lúc ra trường có khi vẫn nguyên xi như vậy.
Vì thế một ngày khi thấy chàng lười nào “khua khoắng” chổi là hàng xóm
được dịp mắt chữ A, mồm chữ O.
Như trường hợp của T (ĐH Thương mại HN), nếu
không phải đi học, sáng nào chàng cũng ngủ nướng đến 9-10 giờ. “Phòng
ốc” thì như ổ chuột, thế mà có một sáng chủ nhật chàng dạy sớm “bất
thường”, lại quét dọn nhà cửa rồi rửa hết tất cốc chén. Hàng xóm kháo
nhau rồi đoán già đoán non là T có bạn gái đến chơi. Chỉ đến trưa khi
bố T lên thăm thì mọi người mới vỡ lẽ nguyên nhân của sự bất thường ấy.
Một phút thành con ngoan
Chuyện của C (HV KTQS) khiến bất cứ ai nghe qua
cũng phải cười. C là con út nên được bố mẹ chiều nhất nhà. Bạn bè đã
thuộc lòng “kịch bản” của anh chàng này mỗi khi gọi điện về nhà. Câu
đầu tiên bao giờ cũng là “Bố mẹ có khỏe không” để đi vào nội dung chính
yếu là “Mai mẹ gửi cho con ít tiền”. Lý do gọi điện về nhà duy nhất chỉ
có một là: xin viện trợ. Bố mẹ già yếu nhưng C chẳng những không thương
mà còn tiêu tiền không tiếc tay, chủ yếu là đốt vào game. C thường
xuyên đi đánh điện tử thâu đêm, mệt thì lăn ra ngủ ở quán rồi đến sáng
mới mò về phòng. Sáng hôm ấy C về phòng trọ được vài phút và lăn quay
ra ngủ thì mẹ C lên kiểm tra bất ngờ. Thế là xóm trọ được phen cười vỡ
bụng khi nghe bác ý lay con: “Con ơi con làm sao thế này? Đầu con nóng
quá, con ốm à. Hay là con học khuya quá nên thiếu ngủ hả con, khổ thân
con tôi”. Anh con trai được thể càng ra vẻ mệt mỏi và siêu cuội: “Con
mải ôn thi, mệt quá mẹ à!”
Và những cuộc “ngụy trang” không thành
T (Trung tâm đào tạo LTVQT AT) còn có “trang sử
bất khuất” hơn nhiều so với C. Ỷ thế nhà có điều kiện T vung tiền chiều
chuộng người yêu. Đến lúc hết tiền T bán cả con laptop, vừa là “học
cụ”, vừa là món quà mà bố mẹ dành tặng trước lúc nhập học để có tiền
cho em yêu đi du lịch và tiền ở khách sạn những ngày Hà Nội lụt đợt
tháng 11. Mấy đợt đầu bố mẹ lên thăm T đều mượn được máy giống máy mình
để qua mặt mẹ. Năm hồi bẩy lượt thì anh chàng láu cá này bị phát giác.
Và nhờ những cuộc thăm xóm trọ của con mà mẹ T đã khai thác được những
thông tin đắt giá hơn như: Đã nửa tháng anh con trai cô không về xóm
trọ. Bạn cùng phòng cũng chẳng hay tin anh chàng này đi đâu. Truy đến
cùng mới biết anh chàng này đóng đô ở phòng người yêu. Mẹ T sốc nặng
khi nhận tin. Cô nói: “Nếu không xuống đây thì cô cứ mãi tin là nó chăm
chỉ học hành lắm. Vì tháng nào về nhà nó cũng xin một đống tiền học
phí, rồi tiền thực hành, tiền nâng cấp Ram... Ngờ đâu...”
***
Bày trò đối phó qua mặt phụ huynh không những
bạn có lỗi rất lớn với bố mẹ mà còn đang tự hủy hoại tuổi trẻ của mình.
Bố mẹ quan tâm, lo lắng cho con mới quản lý sát sao việc ăn, học của
bạn và chỉ có những sinh viên lười học, có lối sống lệch lạc mới lo
sốt vó khi có bố mẹ ghé thăm. Để không phải đau đầu, nhức óc lo nói dối
bố mẹ thì chẳng có cách nào khác ngoài việc bạn chăm chỉ học hành, sống
tích cực, biết phân bổ thời gian khoa học, hợp lý. Đừng để bố mẹ phải
phiền lòng khi phát hiện ra những gì mình được chứng kiến chỉ là lớp
ngụy trang khéo léo mà những cô chiêu, cậu ấm của mình là tác giả kịch
bản.
Thỉnh
thoảng được bố mẹ lên thăm nom là niềm vui lớn với sinh viên trọ học xa
nhà. Vậy mà đối với không ít sinh viên đó lại là “cơn địa chấn kinh
hoàng” mà họ chẳng hề mong muốn.
Cả năm dọn nhà một lần
Phòng của sinh viên nam vốn vô địch về độ bừa
bãi. Thi thoảng lắm mới có một phòng gọn gàng, sạch sẽ. Cả năm trời
phòng trọ của các chàng có khi chẳng được dọn lấy một lần. Đồ đạc trong
phòng bài trí thế nào đến lúc ra trường có khi vẫn nguyên xi như vậy.
Vì thế một ngày khi thấy chàng lười nào “khua khoắng” chổi là hàng xóm
được dịp mắt chữ A, mồm chữ O.
Như trường hợp của T (ĐH Thương mại HN), nếu
không phải đi học, sáng nào chàng cũng ngủ nướng đến 9-10 giờ. “Phòng
ốc” thì như ổ chuột, thế mà có một sáng chủ nhật chàng dạy sớm “bất
thường”, lại quét dọn nhà cửa rồi rửa hết tất cốc chén. Hàng xóm kháo
nhau rồi đoán già đoán non là T có bạn gái đến chơi. Chỉ đến trưa khi
bố T lên thăm thì mọi người mới vỡ lẽ nguyên nhân của sự bất thường ấy.
Một phút thành con ngoan
Chuyện của C (HV KTQS) khiến bất cứ ai nghe qua
cũng phải cười. C là con út nên được bố mẹ chiều nhất nhà. Bạn bè đã
thuộc lòng “kịch bản” của anh chàng này mỗi khi gọi điện về nhà. Câu
đầu tiên bao giờ cũng là “Bố mẹ có khỏe không” để đi vào nội dung chính
yếu là “Mai mẹ gửi cho con ít tiền”. Lý do gọi điện về nhà duy nhất chỉ
có một là: xin viện trợ. Bố mẹ già yếu nhưng C chẳng những không thương
mà còn tiêu tiền không tiếc tay, chủ yếu là đốt vào game. C thường
xuyên đi đánh điện tử thâu đêm, mệt thì lăn ra ngủ ở quán rồi đến sáng
mới mò về phòng. Sáng hôm ấy C về phòng trọ được vài phút và lăn quay
ra ngủ thì mẹ C lên kiểm tra bất ngờ. Thế là xóm trọ được phen cười vỡ
bụng khi nghe bác ý lay con: “Con ơi con làm sao thế này? Đầu con nóng
quá, con ốm à. Hay là con học khuya quá nên thiếu ngủ hả con, khổ thân
con tôi”. Anh con trai được thể càng ra vẻ mệt mỏi và siêu cuội: “Con
mải ôn thi, mệt quá mẹ à!”
Và những cuộc “ngụy trang” không thành
T (Trung tâm đào tạo LTVQT AT) còn có “trang sử
bất khuất” hơn nhiều so với C. Ỷ thế nhà có điều kiện T vung tiền chiều
chuộng người yêu. Đến lúc hết tiền T bán cả con laptop, vừa là “học
cụ”, vừa là món quà mà bố mẹ dành tặng trước lúc nhập học để có tiền
cho em yêu đi du lịch và tiền ở khách sạn những ngày Hà Nội lụt đợt
tháng 11. Mấy đợt đầu bố mẹ lên thăm T đều mượn được máy giống máy mình
để qua mặt mẹ. Năm hồi bẩy lượt thì anh chàng láu cá này bị phát giác.
Và nhờ những cuộc thăm xóm trọ của con mà mẹ T đã khai thác được những
thông tin đắt giá hơn như: Đã nửa tháng anh con trai cô không về xóm
trọ. Bạn cùng phòng cũng chẳng hay tin anh chàng này đi đâu. Truy đến
cùng mới biết anh chàng này đóng đô ở phòng người yêu. Mẹ T sốc nặng
khi nhận tin. Cô nói: “Nếu không xuống đây thì cô cứ mãi tin là nó chăm
chỉ học hành lắm. Vì tháng nào về nhà nó cũng xin một đống tiền học
phí, rồi tiền thực hành, tiền nâng cấp Ram... Ngờ đâu...”
***
Bày trò đối phó qua mặt phụ huynh không những
bạn có lỗi rất lớn với bố mẹ mà còn đang tự hủy hoại tuổi trẻ của mình.
Bố mẹ quan tâm, lo lắng cho con mới quản lý sát sao việc ăn, học của
bạn và chỉ có những sinh viên lười học, có lối sống lệch lạc mới lo
sốt vó khi có bố mẹ ghé thăm. Để không phải đau đầu, nhức óc lo nói dối
bố mẹ thì chẳng có cách nào khác ngoài việc bạn chăm chỉ học hành, sống
tích cực, biết phân bổ thời gian khoa học, hợp lý. Đừng để bố mẹ phải
phiền lòng khi phát hiện ra những gì mình được chứng kiến chỉ là lớp
ngụy trang khéo léo mà những cô chiêu, cậu ấm của mình là tác giả kịch
bản.