Cần biết khi xin việc
“Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng.
Trong thực tế xã hội “cầu
lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ” thì không biết bao nhiêu sinh viên
vác hồ sơ đi xin việc lại công cốc về không. Ngoài vấn đề về bằng cấp
và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không
xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử
vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự
lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ
thường mắc phải.
Nhiều người đứng đầu trong các công ti tuyển
dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi
đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin. Đó là
trang phục không phù hợp, ngồi đung đưa chân, đảo mắt liên tục khi trả
lời người phỏng vấn, đến muộn giờ phỏng vấn, tay vân vê gấu áo khi trả
lời câu hỏi, mắt nhìn xuống... Những lỗi nhỏ đó đủ để người tuyển dụng
đánh giá không hay về văn hóa ứng xử cá nhân, tính cách của ứng viên.
Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở
những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty
khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm.
Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn
tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức cấc bạn trẻ,
xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới
thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của
họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Ngay cả việc nộp ảnh cho
doanh nghiệp, nhiều bạn lại cho rằng nên nộp những bức ảnh chân dung ấn
tượng nhằm gây chú ý ở nhà tuyển dụng. Điều này tất nhiên là sai lầm,
vì bạn có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong
buổi phỏng vấn chứ không thể tạo ấn tượng qua tấm ảnh thẻ.
Nguyên nhân thứ ba là do sinh viên định hướng nghề
nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước
ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự
tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề
nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân
chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết
vì nó…” Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng
phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể
bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển
bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp.
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết
cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh
thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng
tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay
đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố
sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh
nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát
huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong
tìm việc.
Sinh viên cần tham gia các lớp kỹ năng tìm
việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao
tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Khi phỏng vấn cho một công
việc mới, bạn phải có sự chuẩn bị lại từ đầu. Tuy nhiên, để có được
việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều
những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác...
“Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng.
Trong thực tế xã hội “cầu
lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ” thì không biết bao nhiêu sinh viên
vác hồ sơ đi xin việc lại công cốc về không. Ngoài vấn đề về bằng cấp
và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không
xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử
vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự
lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ
thường mắc phải.
Nhiều người đứng đầu trong các công ti tuyển
dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi
đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin. Đó là
trang phục không phù hợp, ngồi đung đưa chân, đảo mắt liên tục khi trả
lời người phỏng vấn, đến muộn giờ phỏng vấn, tay vân vê gấu áo khi trả
lời câu hỏi, mắt nhìn xuống... Những lỗi nhỏ đó đủ để người tuyển dụng
đánh giá không hay về văn hóa ứng xử cá nhân, tính cách của ứng viên.
Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở
những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty
khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm.
Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn
tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức cấc bạn trẻ,
xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới
thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của
họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Ngay cả việc nộp ảnh cho
doanh nghiệp, nhiều bạn lại cho rằng nên nộp những bức ảnh chân dung ấn
tượng nhằm gây chú ý ở nhà tuyển dụng. Điều này tất nhiên là sai lầm,
vì bạn có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong
buổi phỏng vấn chứ không thể tạo ấn tượng qua tấm ảnh thẻ.
Nguyên nhân thứ ba là do sinh viên định hướng nghề
nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước
ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự
tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề
nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân
chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết
vì nó…” Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng
phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể
bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển
bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp.
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết
cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh
thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng
tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay
đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố
sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh
nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát
huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong
tìm việc.
Sinh viên cần tham gia các lớp kỹ năng tìm
việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao
tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Khi phỏng vấn cho một công
việc mới, bạn phải có sự chuẩn bị lại từ đầu. Tuy nhiên, để có được
việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều
những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác...