Chỉ mới là 7%
Trong
suốt cuộc đời chúng ta, đôi mắt chỉ lớn thêm được khoảng 28% so với
kích cỡ ban đầu. Với người trẻ, những người đã đi được 1/4 cuộc đời,
thì kích cỡ đôi mắt đã tăng 7% so với ngày cất tiếng khóc đầu tiên.
Trong 7% ấy, người trẻ đã thay đổi được những cái nhìn gì?
Bắt đầu từ mơ ước mình sẽ là người đặc biệt nhất
trong mắt ba mẹ và thầy cô. Bài học đầu tiên bạn phải nhận ra rằng nếu
không hoàn thiện mình thì bốn ô để dán bốn bông hồng - phần thưởng cho
bé ngoan - sẽ có ít nhất một ô trống.
Lớn hơn một chút, vẫn là một đôi mắt mộng mơ
nhìn cuộc đời màu hồng. Và bạn sẽ học được một cách nhìn mới trong gia
đình mình khi bạn buộc chấp nhận sự thật rằng ba mẹ sống chung với nhau
không có nghĩa là họ đã ký hiệp ước sẽ yêu nhau đến trọn đời.
Tuổi dậy thì đến với bạn đột ngột sẽ gây ra
những xáo trộn trong tâm lý. Sẽ có những thất bại đầu đời khiến bạn
nhận ra màu đen u tối đã bao quanh đôi mắt, ngăn bạn hướng cái nhìn lạc
quan đến cuộc sống. Rồi sẽ có những đôi mắt động viên khích lệ bạn đứng
lên đi tiếp. Đó là khi bạn cảm nhận được ý nghĩa của sự chia sẻ và yêu
thương.
Cầm trên tay hồ sơ đăng ký nguyện vọng thi đại
học cũng là lúc bạn đủ lớn để quyết định con đường mình đang đi. Nhưng
cũng đủ ngu ngơ nếu chẳng may chọn sai con đường ấy. Bạn sẽ thấy đôi
khi cố gắng hết sức không có nghĩa là sẽ đạt được mục tiêu. Đôi khi yêu
thương ai đó hết lòng không có nghĩa là sẽ được đáp lại. Đôi khi, bạn
ngộ ra, không có gì là mãi mãi...
Bạn sẽ thấy cây khế trước nhà không cao như bạn
tưởng, con đường từ nhà đến trường đã không còn là quá xa xôi. Thế giới
sẽ nhỏ bé lại khi bạn lớn lên và tầm nhìn rộng mở. Bạn sẽ thấy đồng bào
gần gũi với ta thế nào khi bạn mặc chiếc áo xanh tình nguyện, sẽ thấy
giọt mồ hôi không phải là nỗi vất vả mà là minh chứng cho bạn thấy mình
đang sống và cống hiến..
Tất cả nằm trong 7% thay đổi kích cỡ ban đầu của
đôi mắt, và rất nhiều % thay đổi trong cách nhìn. Đừng chờ đến khi đôi
mắt vào giai đoạn 27,9%, in hằn những vết chân chim mệt mỏi, bạn mới
tiếc rẻ 7% đầu đời đã không máu lửa hết mình cho xã hội.
Trong
suốt cuộc đời chúng ta, đôi mắt chỉ lớn thêm được khoảng 28% so với
kích cỡ ban đầu. Với người trẻ, những người đã đi được 1/4 cuộc đời,
thì kích cỡ đôi mắt đã tăng 7% so với ngày cất tiếng khóc đầu tiên.
Trong 7% ấy, người trẻ đã thay đổi được những cái nhìn gì?
Bắt đầu từ mơ ước mình sẽ là người đặc biệt nhất
trong mắt ba mẹ và thầy cô. Bài học đầu tiên bạn phải nhận ra rằng nếu
không hoàn thiện mình thì bốn ô để dán bốn bông hồng - phần thưởng cho
bé ngoan - sẽ có ít nhất một ô trống.
Lớn hơn một chút, vẫn là một đôi mắt mộng mơ
nhìn cuộc đời màu hồng. Và bạn sẽ học được một cách nhìn mới trong gia
đình mình khi bạn buộc chấp nhận sự thật rằng ba mẹ sống chung với nhau
không có nghĩa là họ đã ký hiệp ước sẽ yêu nhau đến trọn đời.
Tuổi dậy thì đến với bạn đột ngột sẽ gây ra
những xáo trộn trong tâm lý. Sẽ có những thất bại đầu đời khiến bạn
nhận ra màu đen u tối đã bao quanh đôi mắt, ngăn bạn hướng cái nhìn lạc
quan đến cuộc sống. Rồi sẽ có những đôi mắt động viên khích lệ bạn đứng
lên đi tiếp. Đó là khi bạn cảm nhận được ý nghĩa của sự chia sẻ và yêu
thương.
Cầm trên tay hồ sơ đăng ký nguyện vọng thi đại
học cũng là lúc bạn đủ lớn để quyết định con đường mình đang đi. Nhưng
cũng đủ ngu ngơ nếu chẳng may chọn sai con đường ấy. Bạn sẽ thấy đôi
khi cố gắng hết sức không có nghĩa là sẽ đạt được mục tiêu. Đôi khi yêu
thương ai đó hết lòng không có nghĩa là sẽ được đáp lại. Đôi khi, bạn
ngộ ra, không có gì là mãi mãi...
Bạn sẽ thấy cây khế trước nhà không cao như bạn
tưởng, con đường từ nhà đến trường đã không còn là quá xa xôi. Thế giới
sẽ nhỏ bé lại khi bạn lớn lên và tầm nhìn rộng mở. Bạn sẽ thấy đồng bào
gần gũi với ta thế nào khi bạn mặc chiếc áo xanh tình nguyện, sẽ thấy
giọt mồ hôi không phải là nỗi vất vả mà là minh chứng cho bạn thấy mình
đang sống và cống hiến..
Tất cả nằm trong 7% thay đổi kích cỡ ban đầu của
đôi mắt, và rất nhiều % thay đổi trong cách nhìn. Đừng chờ đến khi đôi
mắt vào giai đoạn 27,9%, in hằn những vết chân chim mệt mỏi, bạn mới
tiếc rẻ 7% đầu đời đã không máu lửa hết mình cho xã hội.