'Nữ sinh cũng bị ảnh hưởng bởi phim bạo lực'
"Ngày xưa tôi thấy chuyện [You must be registered and logged in to see this link.]
rất hiếm, nhưng bây giờ không có gì là lạ", bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Viện
nghiên cứu và phát triển TP HCM nói vè tình trạng hành xử bạo lực trong
giới nữ sinh.
> [You must be registered and logged in to see this link.] /[You must be registered and logged in to see this link.]
Trong hội thảo về tình trạng bạo hành ở nhà trường
mới đây tại TP HCM, nhiều nhà giáo dục và chuyên gia cũng thừa nhận,
tình trạng học sinh tụ tập thành các băng nhóm, bè phái, đe dọa trấn
lột đang là hiện tượng nhức nhối đối với phụ huynh, nhà trường và xã
hội.
Sự tác động của điều kiện kinh tế, cuộc sống khó khăn
nhiều áp lực, người lớn ngày càng ít quan tâm đến trẻ em, trong khi ảnh
hưởng của những tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều. Các em không
biết như thế nào là đúng, phù hợp trong cách hành xử, tự mình quyết
định mọi hành vi trong khi nhận thức còn hạn chế. Khi xảy ra mâu thuẫn
bạn bè, các em thường bốc đồng và chọn con đường bạo lực.
Tuổi mới lớn thường dễ bị ảnh hưởng, tác động khách quan. Ảnh minh họa: Bình Nguyên. |
Báo cáo sơ bộ của Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM,
riêng năm 2008 đã có 18 học sinh bị khởi tố với các tội danh nghiêm
trọng như giết người, cướp tài sản... Tuy nhiên, đây chưa phải là con
số thực tế phản ánh hết tình trạng bạo hành của các em đang ở độ tuổi
đi học. Phần lớn những thiếu niên vi phạm pháp đều do không được quan
tâm chăm sóc như: cha mẹ ly hôn, thường xuyên bị đánh chửi, sống trong
điều kiện hà khắc...
Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên ĐH Sư phạm TP HCM cho biết, giới trẻ bây giờ chơi với nhau bạo lực và hung hãn.
Ngay trong giờ ra chơi các em có thể dùng những vật như chai nước để
đập lên đầu, chồng chất lên người nhau... "Chỉ chơi với nhau đã bạo lực
vậy, khi có mâu thuẫn thì việc dùng các hung khí để phản kháng là không
thể tránh khỏi", bà Hồng phân tích.
Còn bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, viện nghiên cứu và phát
triển thành phố cho rằng, tình trạng bạo lực học đường của các nữ sinh
hiện nay bị ảnh hưởng nhiều từ hàng loạt các phim ảnh. Những hình ảnh
bạo lực được dựng thành phim và mọi người chấp nhận một cách bình
thường, khiến các em có tư tưởng việc hành xử như vậy cũng không có gì
nghiêm trọng.
"Ngày xưa tôi thấy chuyện [You must be registered and logged in to see this link.]
rất hiếm, nhưng bây giờ không có gì là lạ. Trước, các em đi học được
giáo dục về công dung ngôn hạnh và những chuẩn mực về vẻ đẹp nữ sinh.
Nhưng ngày nay, giá trị này không còn được giáo dục nhiều và các em
cũng không còn quan tâm đến", bà Linh bày tỏ.
Cũng theo bà Linh, vì trong độ tuổi chưa thành người
lớn cũng không phải quá trẻ con, nhiều bạn nữ có sự bốc đồng trong suy
nghĩ, muốn có hành động nổi loạn chơi trội, lại được bạn bè xấu cổ vũ
thêm nên sẵn sàng đánh nhau khi có mâu thuẫn xảy ra. Thậm chí, thấy bạn
đánh nhau nhiều em còn đứng ngoài tung hô.
Bà Linh cho biết thêm, sự kiểm soát giữa bạn bè với nhau, giữa thầy cô với học sinh ngày càng bị giảm sút.
Ngày xưa, khi phát hiện học sinh đánh nhau thì các em báo ngay cho cô
giáo, còn bây giờ thì hiếm. Chính vì vậy, các em tự giải quyết với nhau
đến khi để lại hậu quả nghiêm trọng thì nhà trường mới biết. Nhiều khi
trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ cũng mâu thuẫn với nhau, vì vậy dần
dần con mất lòng tin về người lớn từ đó mất phương hướng trong các quan
hệ ứng xử.
Chung quan điểm, bà Nguyễn Minh An, Viện nghiên cứu
và phát triển TP HCM chia sẻ thêm, nhiều em học sinh ngày nay sử dụng
những ngôn ngữ bạo hành du nhập từ nước ngoài để giao tiếp với bạn bè
và thầy cô.
"Thực tế ý thức phản kháng luôn tiềm ẩn trong bất cứ
một nữ sinh dẫn đến sự nổi loạn. Các em không cho rằng những hành vi
đánh nhau là xấu, là không phù hợp, nam giới làm được thì nữ sinh cũng
làm được", bà An bày tỏ.
Chuyên gia này nêu, ngày nay học sinh phải học quá
nhiều những kiến thức hàn lâm. Từ cấp I đến cấp III các em đã học những
môn như quan hệ quốc tế, lý tưởng, triết học... Những điều rất bình
thường như giáo dục đạo đức thì ít được đầu tư và lại khó thẩm thấu,
cha mẹ thì luôn bắt ép con phải có kết quả học tập cao nhất khiến cho
lỗ hổng về giáo dục nhân cách ngày càng lớn.
Theo ông Đỗ Quốc Anh, Giám đốc văn phòng đại diện Bộ
GD&ĐT tại TP HCM, để góp phần làm giảm bớt tình trạng bạo hành
trong nhà trường, Bộ sẽ đẩy mạnh triền khai việc thành lập các tổ tư
vấn tâm lý trong các trường, phát động các phong trào như: "mỗi ngày
đến trường là một niềm vui", "điều em muốn nói", hòm thư góp ý... để
các học sinh, phụ huynh có thể phản ánh với nhà trường những thắc mắc.
"Bộ cũng sẽ đẩy mạnh thanh tra, nghiên cứu các giải
pháp về việc hình thành băng nhóm, xung đột học sinh trong nhà trường
và ngoài xã hội để có cách giải quyết một cách đồng bộ", ông Anh nói.