“Tổ chức sự kiện, thì một sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng chương trình như nhầm đĩa, thiếu đạo cụ, một PG (Promotion Girl) bị ốm ... Nghĩ thì thấy vụn vặt nhưng lại rất quan trọng”- Nguyễn Hoàng Trang, Cty truyền thông AIT (Hà Nội) tâm sự.
Đạo diễn Cty Cát Tiên Sa đang chỉ đạo quay clip tuyển sinh siêu mẫu Việt Nam được Cty (đơn vị tổ chức sự kiện) tổ chức vào cuối tháng 3
Không chỉ riêng Trang mà nhiều người làm PR chuyên nghiệp đôi khi cũng gặp phải những sự cố bất thường, xảy ra trong tích tắc nhưng có thể đổ cả một chương trình lớn.
Vậy họ đã xử lý thế nào để thành công, mời các teen cùng tìm hiểu, và hiểu thêm về yêu cầu cần có của nghề PR.
Giải quyết sự cố: Chuyện thường ngày
Có rất nhiều tình huống, nhiều sự cố nảy sinh khi tổ chức sự kiện hay làm chiến dịch PR.
Đơn giản nhất là việc đổ bài, Thu Thảo, Cty truyền thông TT, chia sẻ: “Có những sự kiện mang tính thương mại, nhiều báo cũng không đăng. Nên mình phải xin lỗi khách hàng và bồi thường”.
Còn Lê Na, Cty truyền thông Vinamap quan niệm: “Làm sự kiện là một công việc làm trong tưởng tượng, bởi các sự kiện thường phải xây dựng trước khi nó chính thức diễn ra ít nhất khoảng 3 đến 6 tháng, tuỳ quy mô. Khi lên kế hoạch và trình bày với các bên liên quan mình phải làm việc chủ yếu bằng tư duy tưởng tượng.
Và để thuyết phục được họ, ý tưởng phải hay và phù hợp với tình hình, điều kiện, tâm lý của công chúng tại thời điểm tổ chức. Tuy nhiên, mình không phải là “thầy bói” nên khó có thể biết được điều gì sẽ xảy ra lúc đó, bởi vậy tư duy phân tích dựa vào các quy luật, xu thế là điều rất cần”.
Lê Na chia sẻ về tình huống bất thường trong sự kiện: “Khi tôi làm một sự kiện ca nhạc khá lớn ở ngoài trời, chúng tôi đã kiểm tra mọi thông tin về thời tiết. Nhưng bỗng dưng trời đổ mưa nhỏ.
Tôi hỏi một ca sĩ tham gia, may thay anh ta biết 2 bài hát về mưa, nên tôi sắp xếp để anh hát một bài lúc đó. MC chủ động giới thiệu về sự ngẫu nhiên này. Chàng ca sĩ chân tình, tha thiết và rất tâm trạng trong mưa đã khiến nhiều người cảm động. Khán giả đã tản đi bớt nhưng vì sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy nên kéo lại xem và cổ vũ nhiệt tình.
Và may thay cho tôi, sau bài hát đó chỉ vài phút thì mưa tạnh. Chương trình kết thúc, khán giả ra về và vẫn nghĩ đó là một điều trùng hợp ngẫu nhiên. Và cho đến bây giờ, mỗi lần nghĩ lại vẫn thấy đó như là một câu chuyện chỉ có trong tưởng tượng”.
Yếu tố may mắn luôn là điều mà người làm PR mong muốn. Nguyễn Hoàng Trang, Cty truyền thông AIT kể, trong một chương trình, MC đột xuất ốm, báo rất muộn lúc đó là 5 giờ chiều, trong khi ngày mai chương trình bắt đầu sớm.
Tìm MC rất khó. Sau khi gọi điện liên hệ các nhà văn hoá cả tối để tìm người thay thế, nhưng không được. Cách cuối cùng chúng tôi lấy một em PG xinh xinh và có tài ăn nói của mình để đào tạo cả đêm.
Vì dẫn game, phải hướng dẫn cách chơi, cách dẫn hợp lý, nên mình hướng dẫn PG làm MC thay thế rất vất vả và mệt. Mình phải làm luôn MC từ đầu đến cuối để em đó nhìn mà học theo. Cuối cùng, mình cũng thở phào vì em đó dẫn tạm ổn.
Tình cảm đọng lại sau mỗi sự kiện
Làm PR không đơn giản như tên gọi của nó, chỉ việc quan hệ, thông tin với công chúng, mà phía sau nó là cả một quá trình với lịch làm việc dài, kín.
“Nhiều người nghĩ làm PR là nghề sang trọng và nhiều tiền. Tôi cũng đã có những giờ phút hào nhoáng như vậy: ăn mặc sang trọng, làm việc tại những nơi mơ ước…. Tuy nhiên, tôi cũng đã phải đánh đổi rất nhiều.
Căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quần quật đôi lúc như là con thiêu thân… Tôi suốt ngày bị em gái than phiền vì đi nhiều quá không có thời gian tự chăm sóc bản thân. Bố mẹ tôi lo lắng vì suốt ngày công việc.
Bạn bè thì khổ sở khi sắp xếp được một buổi đi chơi cùng nhau. Nhưng tôi đã tìm hiểu kỹ trước khi “dấn thân” nên chấp nhận mất nhiều thứ để có một vị trí xứng đáng và sẽ cố gắng để người thân bớt lo lắng”, Lê Na chia sẻ.
Làm một sự kiện không đơn giản chỉ là công việc của một nhân viên PR, nó đòi hỏi sự đoàn kết và thống nhất từ nhiều khâu. Thành công của một chương trình cần sự cố gắng của tất cả các khâu.
Tình đoàn kết đã khiến mọi người xích lại gần nhau, và đọng lại sau mỗi sự kiện là những tình cảm đẹp, sự gắn bó với nghề. Tâm sự về nghề, Trang chia sẻ: “Nghề này với mình, nó không thu hút bởi cái mác thời thượng, những chuyến máy bay lên xuống, mà mỗi chuyến đi, mỗi sự kiện là những kỷ niệm.
Cái mình thu được nhiều nhất là tình cảm. Tình cảm của những người gắn bó nhiều ngày “cùng khổ” mà làm sự kiện: Từ âm thanh, ánh sáng, đến công nhân, PG.... nhiều khi giống như một gia đình”.
(Theo TP)
Đạo diễn Cty Cát Tiên Sa đang chỉ đạo quay clip tuyển sinh siêu mẫu Việt Nam được Cty (đơn vị tổ chức sự kiện) tổ chức vào cuối tháng 3
Không chỉ riêng Trang mà nhiều người làm PR chuyên nghiệp đôi khi cũng gặp phải những sự cố bất thường, xảy ra trong tích tắc nhưng có thể đổ cả một chương trình lớn.
Vậy họ đã xử lý thế nào để thành công, mời các teen cùng tìm hiểu, và hiểu thêm về yêu cầu cần có của nghề PR.
Giải quyết sự cố: Chuyện thường ngày
Có rất nhiều tình huống, nhiều sự cố nảy sinh khi tổ chức sự kiện hay làm chiến dịch PR.
Đơn giản nhất là việc đổ bài, Thu Thảo, Cty truyền thông TT, chia sẻ: “Có những sự kiện mang tính thương mại, nhiều báo cũng không đăng. Nên mình phải xin lỗi khách hàng và bồi thường”.
Còn Lê Na, Cty truyền thông Vinamap quan niệm: “Làm sự kiện là một công việc làm trong tưởng tượng, bởi các sự kiện thường phải xây dựng trước khi nó chính thức diễn ra ít nhất khoảng 3 đến 6 tháng, tuỳ quy mô. Khi lên kế hoạch và trình bày với các bên liên quan mình phải làm việc chủ yếu bằng tư duy tưởng tượng.
Và để thuyết phục được họ, ý tưởng phải hay và phù hợp với tình hình, điều kiện, tâm lý của công chúng tại thời điểm tổ chức. Tuy nhiên, mình không phải là “thầy bói” nên khó có thể biết được điều gì sẽ xảy ra lúc đó, bởi vậy tư duy phân tích dựa vào các quy luật, xu thế là điều rất cần”.
Lê Na chia sẻ về tình huống bất thường trong sự kiện: “Khi tôi làm một sự kiện ca nhạc khá lớn ở ngoài trời, chúng tôi đã kiểm tra mọi thông tin về thời tiết. Nhưng bỗng dưng trời đổ mưa nhỏ.
Tôi hỏi một ca sĩ tham gia, may thay anh ta biết 2 bài hát về mưa, nên tôi sắp xếp để anh hát một bài lúc đó. MC chủ động giới thiệu về sự ngẫu nhiên này. Chàng ca sĩ chân tình, tha thiết và rất tâm trạng trong mưa đã khiến nhiều người cảm động. Khán giả đã tản đi bớt nhưng vì sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy nên kéo lại xem và cổ vũ nhiệt tình.
Và may thay cho tôi, sau bài hát đó chỉ vài phút thì mưa tạnh. Chương trình kết thúc, khán giả ra về và vẫn nghĩ đó là một điều trùng hợp ngẫu nhiên. Và cho đến bây giờ, mỗi lần nghĩ lại vẫn thấy đó như là một câu chuyện chỉ có trong tưởng tượng”.
Yếu tố may mắn luôn là điều mà người làm PR mong muốn. Nguyễn Hoàng Trang, Cty truyền thông AIT kể, trong một chương trình, MC đột xuất ốm, báo rất muộn lúc đó là 5 giờ chiều, trong khi ngày mai chương trình bắt đầu sớm.
Tìm MC rất khó. Sau khi gọi điện liên hệ các nhà văn hoá cả tối để tìm người thay thế, nhưng không được. Cách cuối cùng chúng tôi lấy một em PG xinh xinh và có tài ăn nói của mình để đào tạo cả đêm.
Vì dẫn game, phải hướng dẫn cách chơi, cách dẫn hợp lý, nên mình hướng dẫn PG làm MC thay thế rất vất vả và mệt. Mình phải làm luôn MC từ đầu đến cuối để em đó nhìn mà học theo. Cuối cùng, mình cũng thở phào vì em đó dẫn tạm ổn.
Tình cảm đọng lại sau mỗi sự kiện
Làm PR không đơn giản như tên gọi của nó, chỉ việc quan hệ, thông tin với công chúng, mà phía sau nó là cả một quá trình với lịch làm việc dài, kín.
“Nhiều người nghĩ làm PR là nghề sang trọng và nhiều tiền. Tôi cũng đã có những giờ phút hào nhoáng như vậy: ăn mặc sang trọng, làm việc tại những nơi mơ ước…. Tuy nhiên, tôi cũng đã phải đánh đổi rất nhiều.
Căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quần quật đôi lúc như là con thiêu thân… Tôi suốt ngày bị em gái than phiền vì đi nhiều quá không có thời gian tự chăm sóc bản thân. Bố mẹ tôi lo lắng vì suốt ngày công việc.
Bạn bè thì khổ sở khi sắp xếp được một buổi đi chơi cùng nhau. Nhưng tôi đã tìm hiểu kỹ trước khi “dấn thân” nên chấp nhận mất nhiều thứ để có một vị trí xứng đáng và sẽ cố gắng để người thân bớt lo lắng”, Lê Na chia sẻ.
Làm một sự kiện không đơn giản chỉ là công việc của một nhân viên PR, nó đòi hỏi sự đoàn kết và thống nhất từ nhiều khâu. Thành công của một chương trình cần sự cố gắng của tất cả các khâu.
Tình đoàn kết đã khiến mọi người xích lại gần nhau, và đọng lại sau mỗi sự kiện là những tình cảm đẹp, sự gắn bó với nghề. Tâm sự về nghề, Trang chia sẻ: “Nghề này với mình, nó không thu hút bởi cái mác thời thượng, những chuyến máy bay lên xuống, mà mỗi chuyến đi, mỗi sự kiện là những kỷ niệm.
Cái mình thu được nhiều nhất là tình cảm. Tình cảm của những người gắn bó nhiều ngày “cùng khổ” mà làm sự kiện: Từ âm thanh, ánh sáng, đến công nhân, PG.... nhiều khi giống như một gia đình”.
(Theo TP)