Hầu hết nhân viên đều cho rằng nếu họ hiểu rõ về công việc của mình, hoàn thành tốt, đúng tiến độ… tức là họ xứng đáng được tăng lương; bổng lộc sẽ tự động “trút” lên đầu họ. Điều đó không hoàn toàn đúng trong thực tế.
Trong thế giới hiện thực, cơ chế lương bổng không đơn giản như thế. Dưới đây là 5 chiêu giúp bạn tăng lương và các lợi ích khác cho mình:
1. Ưu tiên những mối quan tâm của sếp
Xét từ địa vị của sếp thì những khoản tăng lương nhiều nhất cũng như những bổng lộc lớn hơn cả đều sẽ đổ về cho những người được ông/bà ta đánh giá cao nhất và không muốn mất họ. Đó chính là những người giúp sếp hoàn thành mọi việc, đạt được các mục tiêu đặt ra và nói chung là ổn về mọi mặt. Nói ngắn gọn là thế này, những cống hiến đóng góp của bạn và mức tăng lương do nó đem lại vì bạn là rất ít, tất cả các điều đó là vì sếp.
Đây là lý do tại sao chuyên gia nghiên cứu về lãnh đạo Shambaugh, tác giả cuốn sách It's Not the Glass Ceiling, It's the Sticky Floor cho rằng chiến dịch tìm cách tăng lương của bạn nên bắt đầu bằng việc khám phá những gì sếp của bạn coi trọng nhất. Hãy trò chuyện với sếp về điều đó vừa nghiêm túc lẫn vui vẻ. Bạn cũng có thể trò chuyện với những người nắm được các vấn đề quan trọng đang diễn ra trong công ty mình và hiểu thêm về vai trò của sếp trong những chuyện đó.
“Các nhà lãnh đạo đánh giá rất cao những người hiểu được mong muốn của họ, của tập thể, những người hiểu được văn hoá công sở và có thể giúp họ đạt được những kết quả mong muốn”, bà Shambaugh nói. “Vì thế điều quan trọng là tìm ra những mối quan tâm của sếp rồi định hướng công việc cũng như nhiệm vụ của nhóm xung quanh những điều đó chứ không phải là quanh những điều thuộc lịch trình làm của bạn nhưng lại không phải ưu tiên của sếp”.
2. Thể hiện mình đúng như những gì đã nói
Phải làm sao để sếp và bất cứ người nào có vai trò quan trọng khác đều hiểu được những việc tốt bạn đã làm cho công ty. Đừng chờ tới khi có những bản đánh giá tổng kết hàng năm thì họ mới biết điều đó. Chính những cuộc tiếp xúc không chính thức trong suốt cả năm là dịp để bạn xây dựng ấn tượng bạn là ai và bạn đã đáp ứng mong muốn của sếp trong công việc tốt như thế nào.
Hãy gửi email cho sếp để xin lời khuyên hoặc để sếp biết về những tiến triển bạn đã thực hiện được trên phần việc sếp quan tâm nhiều hơn cả. Khi bạn nhận được email của ai đó ghi nhận những thành công của bạn và cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ họ trong công việc thì hãy chuyển tiếp nó đến sếp.
Nếu có thể hãy phát biểu trong các cuộc họp một cách am tường về những công việc sếp quan tâm nhất. Khi bắt gặp sếp trong thang máy hay tại chỗ uống nước, nếu sếp hỏi về công việc của bạn, bạn đừng nên áp dụng những câu chuyện nhỏ mang tính chung chung, giao tế lịch thiệp.
3. Hiểu rõ những gì bạn muốn
Những bù đắp cho công sức bỏ ra làm việc không phải chỉ là lương. Do đó, khi tới thời điểm bàn thảo về những quyền lợi của mình, bạn cần hiểu rõ những gì mình muốn. Bạn cần biết những người khác cùng ngành với bạn nhận được mức lương bao nhiêu, có những bổng lộc nào khác nữa và mức lương cho công việc như của bạn tại công ty là như thế nào. Sau đó hãy nghĩ xem điều gì là quan trọng với bạn. Bạn cần tăng lương, cần tiền thưởng, cần có thêm cổ phần hay điều gì khác nhất?
Hãy trò chuyện với những người khác am hiểu sếp trong công ty của bạn, hãy hỏi họ về những phản hồi với những đề xuất của bạn với sếp. Theo bà Shambaugh, bạn cần biết trước những điểm có thể hỗ trợ của sếp để chuẩn bị đề xuất.
4. Cần có kế hoạch B
Nếu mong muốn được tăng lương của bạn là không thể được thì cũng đừng ra đi tay trắng, bà Shambaugh khẳng định. Trong trường hợp đó, “hãy đề nghị được đào tạo thêm, được tham dự một hội nghị quan trọng hoặc được nghỉ thêm các buổi sáng thứ sáu, nói chung là bất cứ quyền lợi gì có ích với bạn”.
Bạn cũng nên đề xuất kế hoạch sẽ thảo luận lại vấn đề đó trong vài tháng tới. Nói “không” không phải lúc nào cũng có nghĩa là không, nó có thể chỉ là sự từ chối tại thời điểm đó mà thôi. Nếu nguyên nhân của việc tăng lương không thuộc về vấn đề ngân sách thì bạn hãy nói với sếp của mình là bạn muốn mình được tăng lương như thế nào khi ông/bà ấy thiết lập ngân sách mới. Nếu sếp muốn bạn đạt được một dấu mốc nào đó trong công việc trước khi tăng lương cho bạn thì hãy thoả thuận một kế hoạch và khoảng thời gian cần thiết để đạt được điều đó.
5. Hiểu rằng khi nào nên ra đi
14% số người được hỏi trong cuộc điều tra của công ty tư vấn nhân sự Blessing White, cho biết họ đang tính chuyện rời bỏ công ty trong năm nay. Họ nói nguyên nhân ra đi là mong muốn tìm được mức lương cao hơn. Số lượng này gấp đôi số người cho biết họ sẽ ở lại vì hy vọng sẽ có được mức lương hoặc thưởng tốt hơn.
Trung thành với công ty vượt qua giai đoạn ngắn căng thẳng về tài chính hoặc một vài tháng lương tồn đọng cũng không làm cho bạn nổi bật lên.
Nhưng thời điểm ra đi có lẽ sẽ phải cân nhắc nếu bạn đang cần có thêm thu nhập hoặc bạn nhận thấy một điều rõ ràng là sếp sẽ không bao giờ biết đến bạn cũng như những giá trị bạn đóng góp cho công ty. Nếu điều đó xảy ra, việc tìm kiếm một “đồng cỏ xanh hơn” hoàn toàn cần thiết và là công việc người hiểu biết cần phải làm. Thậm chí bạn có thể bắt đầu lại với một ông chủ ngay cùng công ty nhưng tạo cho bạn sự tự do cần thiết để chứng tỏ bạn là ai và có thể tự tin nói về giá trị của bạn.
(Theo DT)
Trong thế giới hiện thực, cơ chế lương bổng không đơn giản như thế. Dưới đây là 5 chiêu giúp bạn tăng lương và các lợi ích khác cho mình:
1. Ưu tiên những mối quan tâm của sếp
Xét từ địa vị của sếp thì những khoản tăng lương nhiều nhất cũng như những bổng lộc lớn hơn cả đều sẽ đổ về cho những người được ông/bà ta đánh giá cao nhất và không muốn mất họ. Đó chính là những người giúp sếp hoàn thành mọi việc, đạt được các mục tiêu đặt ra và nói chung là ổn về mọi mặt. Nói ngắn gọn là thế này, những cống hiến đóng góp của bạn và mức tăng lương do nó đem lại vì bạn là rất ít, tất cả các điều đó là vì sếp.
Đây là lý do tại sao chuyên gia nghiên cứu về lãnh đạo Shambaugh, tác giả cuốn sách It's Not the Glass Ceiling, It's the Sticky Floor cho rằng chiến dịch tìm cách tăng lương của bạn nên bắt đầu bằng việc khám phá những gì sếp của bạn coi trọng nhất. Hãy trò chuyện với sếp về điều đó vừa nghiêm túc lẫn vui vẻ. Bạn cũng có thể trò chuyện với những người nắm được các vấn đề quan trọng đang diễn ra trong công ty mình và hiểu thêm về vai trò của sếp trong những chuyện đó.
“Các nhà lãnh đạo đánh giá rất cao những người hiểu được mong muốn của họ, của tập thể, những người hiểu được văn hoá công sở và có thể giúp họ đạt được những kết quả mong muốn”, bà Shambaugh nói. “Vì thế điều quan trọng là tìm ra những mối quan tâm của sếp rồi định hướng công việc cũng như nhiệm vụ của nhóm xung quanh những điều đó chứ không phải là quanh những điều thuộc lịch trình làm của bạn nhưng lại không phải ưu tiên của sếp”.
2. Thể hiện mình đúng như những gì đã nói
Phải làm sao để sếp và bất cứ người nào có vai trò quan trọng khác đều hiểu được những việc tốt bạn đã làm cho công ty. Đừng chờ tới khi có những bản đánh giá tổng kết hàng năm thì họ mới biết điều đó. Chính những cuộc tiếp xúc không chính thức trong suốt cả năm là dịp để bạn xây dựng ấn tượng bạn là ai và bạn đã đáp ứng mong muốn của sếp trong công việc tốt như thế nào.
Hãy gửi email cho sếp để xin lời khuyên hoặc để sếp biết về những tiến triển bạn đã thực hiện được trên phần việc sếp quan tâm nhiều hơn cả. Khi bạn nhận được email của ai đó ghi nhận những thành công của bạn và cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ họ trong công việc thì hãy chuyển tiếp nó đến sếp.
Nếu có thể hãy phát biểu trong các cuộc họp một cách am tường về những công việc sếp quan tâm nhất. Khi bắt gặp sếp trong thang máy hay tại chỗ uống nước, nếu sếp hỏi về công việc của bạn, bạn đừng nên áp dụng những câu chuyện nhỏ mang tính chung chung, giao tế lịch thiệp.
3. Hiểu rõ những gì bạn muốn
Những bù đắp cho công sức bỏ ra làm việc không phải chỉ là lương. Do đó, khi tới thời điểm bàn thảo về những quyền lợi của mình, bạn cần hiểu rõ những gì mình muốn. Bạn cần biết những người khác cùng ngành với bạn nhận được mức lương bao nhiêu, có những bổng lộc nào khác nữa và mức lương cho công việc như của bạn tại công ty là như thế nào. Sau đó hãy nghĩ xem điều gì là quan trọng với bạn. Bạn cần tăng lương, cần tiền thưởng, cần có thêm cổ phần hay điều gì khác nhất?
Hãy trò chuyện với những người khác am hiểu sếp trong công ty của bạn, hãy hỏi họ về những phản hồi với những đề xuất của bạn với sếp. Theo bà Shambaugh, bạn cần biết trước những điểm có thể hỗ trợ của sếp để chuẩn bị đề xuất.
4. Cần có kế hoạch B
Nếu mong muốn được tăng lương của bạn là không thể được thì cũng đừng ra đi tay trắng, bà Shambaugh khẳng định. Trong trường hợp đó, “hãy đề nghị được đào tạo thêm, được tham dự một hội nghị quan trọng hoặc được nghỉ thêm các buổi sáng thứ sáu, nói chung là bất cứ quyền lợi gì có ích với bạn”.
Bạn cũng nên đề xuất kế hoạch sẽ thảo luận lại vấn đề đó trong vài tháng tới. Nói “không” không phải lúc nào cũng có nghĩa là không, nó có thể chỉ là sự từ chối tại thời điểm đó mà thôi. Nếu nguyên nhân của việc tăng lương không thuộc về vấn đề ngân sách thì bạn hãy nói với sếp của mình là bạn muốn mình được tăng lương như thế nào khi ông/bà ấy thiết lập ngân sách mới. Nếu sếp muốn bạn đạt được một dấu mốc nào đó trong công việc trước khi tăng lương cho bạn thì hãy thoả thuận một kế hoạch và khoảng thời gian cần thiết để đạt được điều đó.
5. Hiểu rằng khi nào nên ra đi
14% số người được hỏi trong cuộc điều tra của công ty tư vấn nhân sự Blessing White, cho biết họ đang tính chuyện rời bỏ công ty trong năm nay. Họ nói nguyên nhân ra đi là mong muốn tìm được mức lương cao hơn. Số lượng này gấp đôi số người cho biết họ sẽ ở lại vì hy vọng sẽ có được mức lương hoặc thưởng tốt hơn.
Trung thành với công ty vượt qua giai đoạn ngắn căng thẳng về tài chính hoặc một vài tháng lương tồn đọng cũng không làm cho bạn nổi bật lên.
Nhưng thời điểm ra đi có lẽ sẽ phải cân nhắc nếu bạn đang cần có thêm thu nhập hoặc bạn nhận thấy một điều rõ ràng là sếp sẽ không bao giờ biết đến bạn cũng như những giá trị bạn đóng góp cho công ty. Nếu điều đó xảy ra, việc tìm kiếm một “đồng cỏ xanh hơn” hoàn toàn cần thiết và là công việc người hiểu biết cần phải làm. Thậm chí bạn có thể bắt đầu lại với một ông chủ ngay cùng công ty nhưng tạo cho bạn sự tự do cần thiết để chứng tỏ bạn là ai và có thể tự tin nói về giá trị của bạn.
(Theo DT)