DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Những điều cần chuẩn bị khi đi xin việc

    keyeutien
    keyeutien
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Tổng số bài gửi : 72
    Cảm ơn : 31

    Những điều cần chuẩn bị khi đi xin việc Empty Những điều cần chuẩn bị khi đi xin việc

    Bài gửi by keyeutien 2009-04-18, 18:18

    Một câu hỏi hàng đầu của sinh viên mới tốt nghiệp là làm sao tìm được việc làm ngay sau khi ra trường? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn và tuyển dụng nhân sự, cơ hội đó hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu các bạn trẻ biết nắm bắt nó.Sau đây là những chia sẻ của họ dành cho các bạn trẻ trong quá trình bắt đầu tìm việc.


    Chị TRẦN PHƯƠNG THẢO (Trưởng nhóm chuyên tư vấn và tuyển dụng nhân sự Công ty HRVietNam):

    “Nên lượng sức mình”

    Ưu điểm của lao động trẻ bây giờ là rất năng động, tự tin và nhiệt tình nhưng họ cũng khá nóng vội khi tìm việc.Tiếp xúc với nhiều sinh viên mới ra trường, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ nộp đơn xin việc mà chưa biết rõ công ty đó như thế nào, công việc ra sao, có phù hợp với mình hay không.

    Đặc biệt, không ít bạn trẻ chưa lượng sức mình, nhiều người có tấm bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi đã biểu lộ thái độ tự tin thái quá trước nhà tuyển dụng,đặt ra mức lương cao hơn mức sàn ở vị trí đó.

    Hoặc có không ít ứng viên mới tốt nghiệp ngành quản trị đã nộp đơn vào vị trí quản lý với lý do làm đúng chuyên ngành của mình…Dĩ nhiên, tự tin là cần thiết nhưng với chuyên môn chưa vững và kinh nghiệm ít ỏi, ứng viên trẻ cần thể hiện tinh thần học hỏi trong công việc.Có như vậy họ mới gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn đầu tiên.

    Anh TRẦN HỮU ĐỨC (Chuyên viên lĩnh vực Phát triển nguồn nhân lực, từng làm Giám đốc Nhân sự Bệnh viện FV, Công ty Pepsico Việt Nam, Giám đốc Nhân sự Công ty G7 Mart) :

    “Không ngại khó và không giấu dốt”

    Có bốn đặc tính mà nhà tuyển dụng mong đợi ở nhân viên là : Kiến thức, thái độ, kỹ năng và kinh nghiệm.Sinh viên mới ra trường có lợi thế về kiến thức rộng nhưng thiết kinh nghiệm sẽ được khắc phục nếu các bạn không ngại khó và không giấu dốt trong công việc, đồng thời có thái độ khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi.Khi đi tìm việc làm, các bạn nên gác lại vấn đề về lương.

    Quan trọng là các bạn phải tìm được môi trường làm việc thích hợp, có tập thể có thể hỗ trợ tốt trong công việc và một người sếp tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi.Khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn học tập và tích lũy kinh nghiệm, sau vài năm làm việc mà chưa thấy thoải mái và thật sự phù hợp với năng lực của mình thì bạn có quyền chuyển chổ làm.

    Ngoài ra, bạn cần xác định bản thân mình cần công việc như thế nào, xác định danh mục công ty và chủ động lên kế hoạch đi xin việc.Trong trường hợp gửi đơn xin việc đến một công ty bạn thích mà chưa được nhận thì bạn hãy đặt vấn đề làm không lương, vừa để “marketing” bản thân, vừa để học việc

    Chị PHẠM THỊ BÍCH THỦY (Giám đốc phát triển tài năng Công ty Unilever)

    “Hồ sơ xin việc phải chỉn chu”

    Sinh viên mới ra trường nên xem tìm việc là một dự án hơn là dịp may, cần khảo cứu kỹ công ty tuyển dụng trước khi nộp đơn.Thời gian ngồi ghế nhà trường sinh viên cần xây dựng mong muốn nghề nghiệp cho riêng mình, sinh viên cần xây dựng mong muốn nghề nghiệp cho riêng mình và rèn luyện một số kỹ năng như : ngoại ngữ, lập kê hoạch, giải quyết vấn đề kỹ năng làm việc nhóm thông qua hoạt động xã hội tại trường…Bên cạnh đó, sinh viên nên tận dụng tham gia những dip hội chợ việc làm để tìm hiểu thị trường lao động, thực tế ngành nghề mình đang theo học cùng những đòi hỏi của doanh nghiệp và quy trình tuyển dụng.

    Trước khi xin việc ,bạn cần phải tìm hiểu tình hình và hoạt động kinh doanh của công ty để biết rõ công ty mình ứng tuyển như thế nào, tính chất công việc thích hợp với mình không.Đặt biệt, trong quá trình làm công tác tuyển dụng, tôi coi trọng việc trình bày hồ sơ xin việc vì nó thể hiện bản thân ứng viên.

    Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian nên những hồ sơ quá sơ sài sẽ bị loại bỏ dù ứng viên có bằng tốt nghiệp loại khá giỏi.Hồ sơ xin việc không chỉ đầy đủ giấy tờ cần thiết theo trình tự mà còn phải trình bày chỉnh chu nhằm thểm hiện năng lực cá nhân và mong muốn làm việc tại nơi mà bạn ứng tuyển.Hồ sơ xin việc càng chi tiết các thông tin bản thân và thành tích cá nhân, dù nhỏ nhất, thì ứng viên càng có cơ hội được mời phỏng vấn lần sau.

    (Theo Hướng nghiệp)

      Hôm nay: 2024-11-15, 09:10