Tự tin trong công việc, trong cuộc sống, trong mọi tình huống. Cụm từ nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự không giản đơn chút nào. Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như một trong những đòi hỏi quan trọng đối với bất kỳ ai muốn thành công.
Trong một cuộc tuyển dụng, ứng viên tự tin hơn sẽ là ứng viên chiến thắng. Thế nhưng không nhất thiết bạn phải tự tin so với người khác mà trước hết bạn phải tự tin với chính mình.
Một trong những điểm yếu mà ứng viên thường mắc phải khiến cho nhà tuyển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn, một biểu hiện rõ rệt của sự không tự tin. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc đã không đủ can đảm nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời một cách rốt ráo và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn có yêu thích công việc này không”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không”, “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”...
Ngay cả một câu hỏi đơn giản của người phỏng vấn cũng khiến khá nhiều bạn trẻ bối rối “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận tuyển dụng những ứng viên đáp lí nhí trong miệng với câu nói “nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút nhát...
Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng xa tầm với của họ...
Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi...
Tuy nhiên, hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết. Sự thể hiện sự tự tin của bạn có thể làm người khác hài lòng nhưng cũng có thể làm cho một số đối tượng khó chịu. Thậm chí một số cá nhân còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu... Hãy luôn bình tĩnh và nói với bản thân rằng: Tự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu cũng không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự kiêu với bản lĩnh của chính mình để mình không tự ti...
Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn chứng minh rằng bạn đang tự tin. Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội vàng nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó chính là biểu hiện chuyên nghiệp của một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Can đảm, hành động và chịu trách nhiệm có thể được xem như công thức của sự tự tin là vậy.
Trong mỗi chúng ta có hai thái độ tồn tại song song. Đó là thái độ của sự sợ hãi và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ thật đẹp đẽ và hoành tráng, rực rỡ và sắc màu hơn, mạnh mẽ và tích cực hơn... Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện.
Trong một cuộc tuyển dụng, ứng viên tự tin hơn sẽ là ứng viên chiến thắng. Thế nhưng không nhất thiết bạn phải tự tin so với người khác mà trước hết bạn phải tự tin với chính mình.
Một trong những điểm yếu mà ứng viên thường mắc phải khiến cho nhà tuyển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn, một biểu hiện rõ rệt của sự không tự tin. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc đã không đủ can đảm nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời một cách rốt ráo và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn có yêu thích công việc này không”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không”, “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”...
Ngay cả một câu hỏi đơn giản của người phỏng vấn cũng khiến khá nhiều bạn trẻ bối rối “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận tuyển dụng những ứng viên đáp lí nhí trong miệng với câu nói “nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút nhát...
Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng xa tầm với của họ...
Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi...
Tuy nhiên, hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết. Sự thể hiện sự tự tin của bạn có thể làm người khác hài lòng nhưng cũng có thể làm cho một số đối tượng khó chịu. Thậm chí một số cá nhân còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu... Hãy luôn bình tĩnh và nói với bản thân rằng: Tự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu cũng không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự kiêu với bản lĩnh của chính mình để mình không tự ti...
Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn chứng minh rằng bạn đang tự tin. Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội vàng nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó chính là biểu hiện chuyên nghiệp của một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Can đảm, hành động và chịu trách nhiệm có thể được xem như công thức của sự tự tin là vậy.
Trong mỗi chúng ta có hai thái độ tồn tại song song. Đó là thái độ của sự sợ hãi và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ thật đẹp đẽ và hoành tráng, rực rỡ và sắc màu hơn, mạnh mẽ và tích cực hơn... Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện.