Trên thị trường lao động ngày càng phong phú như hiện nay, để nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương hợp lý không phải là điều đơn giản. Nhưng có 5 yếu tố cơ bản sau là kim chỉ nam cho việc đánh giá mức lương ứng với vị trí công việc.
1. Yếu tố tâm lý
Đã có rất nhiều người đề cập đến yếu tố này, yếu tố không dễ dàng xác định và đưa ra tiêu chuẩn cụ thể. Tuy vậy, theo lý thuyết quản lý nhân lực, tâm lý là một yếu tố rất quan trọng.
Tâm lý, hay nói một cách khác là phản ứng đối với mức lương cao là tiêu chí hàng đầu để quyết định tiền lương. Khái niệm này bao gồm cả hai phương diện: yêu cầu khi đặt ra mức lương của nhân viên, khối lượng của công việc nhân viên dự định sẽ thực hiện tương ứng với số tiền; tiêu chuẩn mức lương chấp nhận và yêu cầu đặt ra cho mức lương đó của nhà tuyển dụng.
2. Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường là yếu tố khách quan tổng thể, bao gồm nhiều yếu tố có liên quan đến môi trường khác bao gồm vật giá, tiền tệ, mức tăng trưởng kinh tế thị trýờng. Tính hiếm hoi của nhân tài, cán cân giữa nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng. Ví dụ điển hình là những năm gần đây khi số lượng người có bằng MBA được đào tạo ở nước ngoài ngày càng tăng, yêu cầu cho nghành nghề này ngày càng khắt khe hơn và mức lương trunh bình lại cũng giảm đi.
3. Yếu tố ngành nghề
Tổng hợp các yếu tố như đầu tư cho phát triển ngành nghề sẽ ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch của mức lương tiềm năng (mức lương có khả năng chi trả) và mức lương thực tế. Bản thân mỗi ngành nghề đã luôn tồn tại sự khác nhau về quy mô, diện tích mặt bằng, quyền lực quản lý nên mức lương cũng khác nhau. Nhìn chung, ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn hóa càng cao, thời gian đào tạo càng lâu thì mức lương khởi điểm cũng càng cao. Tuy nhiên hiện nay, yếu tố này lại bị yếu tố thị trường lấn át nên mức lương thực tế có độ chênh lệch nhiều so với mức lương tiềm năng.
4. Yếu tố tự thân
Phải xem xét kĩ càng đến sự phù hợp giữa đặc thù ngành nghề với kĩ năng được đào tạo, năng khiếu cũng như định hướng nghề nghiệp. Cho dù một địa phương nào đó có đang thiếu nhân tài, ngành nghề đó đang đầy triển vọng, tóm lại tất cả các yếu tố trên đang ở tình trạng tốt nhất song nếu như cá nhân người lao động không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức lương. Trình độ đào tạo chưa tới hoặc vượt quá xa so với yêu cầu đều khiến cho mức lương không phù hợp.
Trong thời đại mới, mỗi cá nhân nên định hướng cho mình nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu đồng thời tập trung học tập các kiến thức chuyên môn, và cũng không quên rèn luyện các kỹ năng cơ bản của cuộc sống như ngoại ngữ, tin học, kế toán... Những điều thu lượm được vừa nâng cao sức cạnh tranh của bạn vừa có thể giúp bạn tìm được công việc tạm thời khi công việc phù hợp chuyên môn với mức lương hợp lý chưa đến với bạn.
5. Yếu tố thời cơ
Điều đáng cân nhắc cuối cùng là thời cơ. Một thời cơ tốt khi các yếu tố đều được kết hợp hài hòa, một nguyên tắc đúng cho tất cả các ngành nghề. Doanh nghiệp cũng giống như một sinh vật sống cũng có những chu kỳ, bản thân người ứng viên cũng có những vận hội của mình. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không nắm bắt được cơ hội như thế thật khó có được lần hai.
Tất nhiên còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức lương, có những lúc gọi chung chung là số mệnh, mà bản chất của duyên mệnh chính là sự phối hợp giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng số mệnh chính là do con người tạo ra. Hãy nắm bắt sự đổi thay của thế giới, hãy ý thức rõ ràng hơn về chính con người mình, doanh nghiệp mình để tìm ra được mức lương thỏa mãn cả hai phía: nhà tuyển dụng cảm thấy trả công cho bạn như thế là xứng đáng và bạn cũng vui vẻ làm việc tích cực với mức lương đó.
(Theo VTV)
1. Yếu tố tâm lý
Đã có rất nhiều người đề cập đến yếu tố này, yếu tố không dễ dàng xác định và đưa ra tiêu chuẩn cụ thể. Tuy vậy, theo lý thuyết quản lý nhân lực, tâm lý là một yếu tố rất quan trọng.
Tâm lý, hay nói một cách khác là phản ứng đối với mức lương cao là tiêu chí hàng đầu để quyết định tiền lương. Khái niệm này bao gồm cả hai phương diện: yêu cầu khi đặt ra mức lương của nhân viên, khối lượng của công việc nhân viên dự định sẽ thực hiện tương ứng với số tiền; tiêu chuẩn mức lương chấp nhận và yêu cầu đặt ra cho mức lương đó của nhà tuyển dụng.
2. Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường là yếu tố khách quan tổng thể, bao gồm nhiều yếu tố có liên quan đến môi trường khác bao gồm vật giá, tiền tệ, mức tăng trưởng kinh tế thị trýờng. Tính hiếm hoi của nhân tài, cán cân giữa nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng. Ví dụ điển hình là những năm gần đây khi số lượng người có bằng MBA được đào tạo ở nước ngoài ngày càng tăng, yêu cầu cho nghành nghề này ngày càng khắt khe hơn và mức lương trunh bình lại cũng giảm đi.
3. Yếu tố ngành nghề
Tổng hợp các yếu tố như đầu tư cho phát triển ngành nghề sẽ ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch của mức lương tiềm năng (mức lương có khả năng chi trả) và mức lương thực tế. Bản thân mỗi ngành nghề đã luôn tồn tại sự khác nhau về quy mô, diện tích mặt bằng, quyền lực quản lý nên mức lương cũng khác nhau. Nhìn chung, ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn hóa càng cao, thời gian đào tạo càng lâu thì mức lương khởi điểm cũng càng cao. Tuy nhiên hiện nay, yếu tố này lại bị yếu tố thị trường lấn át nên mức lương thực tế có độ chênh lệch nhiều so với mức lương tiềm năng.
4. Yếu tố tự thân
Phải xem xét kĩ càng đến sự phù hợp giữa đặc thù ngành nghề với kĩ năng được đào tạo, năng khiếu cũng như định hướng nghề nghiệp. Cho dù một địa phương nào đó có đang thiếu nhân tài, ngành nghề đó đang đầy triển vọng, tóm lại tất cả các yếu tố trên đang ở tình trạng tốt nhất song nếu như cá nhân người lao động không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức lương. Trình độ đào tạo chưa tới hoặc vượt quá xa so với yêu cầu đều khiến cho mức lương không phù hợp.
Trong thời đại mới, mỗi cá nhân nên định hướng cho mình nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu đồng thời tập trung học tập các kiến thức chuyên môn, và cũng không quên rèn luyện các kỹ năng cơ bản của cuộc sống như ngoại ngữ, tin học, kế toán... Những điều thu lượm được vừa nâng cao sức cạnh tranh của bạn vừa có thể giúp bạn tìm được công việc tạm thời khi công việc phù hợp chuyên môn với mức lương hợp lý chưa đến với bạn.
5. Yếu tố thời cơ
Điều đáng cân nhắc cuối cùng là thời cơ. Một thời cơ tốt khi các yếu tố đều được kết hợp hài hòa, một nguyên tắc đúng cho tất cả các ngành nghề. Doanh nghiệp cũng giống như một sinh vật sống cũng có những chu kỳ, bản thân người ứng viên cũng có những vận hội của mình. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không nắm bắt được cơ hội như thế thật khó có được lần hai.
Tất nhiên còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức lương, có những lúc gọi chung chung là số mệnh, mà bản chất của duyên mệnh chính là sự phối hợp giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng số mệnh chính là do con người tạo ra. Hãy nắm bắt sự đổi thay của thế giới, hãy ý thức rõ ràng hơn về chính con người mình, doanh nghiệp mình để tìm ra được mức lương thỏa mãn cả hai phía: nhà tuyển dụng cảm thấy trả công cho bạn như thế là xứng đáng và bạn cũng vui vẻ làm việc tích cực với mức lương đó.
(Theo VTV)