Bắt đầu đi làm, thực sự là một cuộc sống hoàn toàn mới với nhiều bỡ ngỡ, lo âu. Sinh viên mới ra trường, cần làm gì với bao khó khăn đang chờ sẵn?
1. Tâm lý và sức khỏe: Là điều cần thiết cho bạn lúc này hơn lúc nào đấy. Vì không phải cứ ra trường là tìm được ngay một công việc, cần giữ sức khỏe để làm những tour gửi hồ sơ. Về tâm lý, không kiên trì sẽ nhanh chóng nản, nhất là thể hiện rõ ra bên ngoài “mặt tiền”. Nhà tuyển dụng sẽ bắt bài và dễ dàng nhận ra sự thiếu ổn định của bạn.
Công ty nào cũng muốn tìm cho mình một nhân viên có thể chịu được áp lực công việc cao cho dù ở bất kỳ vị trí nào. Ứng viên sẽ tự đánh mất cơ hội và sẽ “bị loại ngay từ vòng gửi xe” nếu không có sự chuẩn bị tốt về vấn đề này.
2. Bằng cấp không quyết định tất cả: Chúng tôi, những người tuyển dụng, luôn muốn bạn thể hiện ở lĩnh vực chuyên môn chứ không phảu tuyển tấm bằng của bạn. Bằng khá, giỏi chỉ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác thôi. Tốt nhất phải biết làm thế nào để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng “có thể an tâm nếu tôi là người chịu trách nhiệm phần việc này”.
3. Cần có tầm nhìn chiến lược: Đó là phải biết “chấp nhận thương đau”, làm những việc khác trước khi có việc phù hợp thực sự. Tuy trái ngành nhưng kinh nghiệm học được trong quá trình này giúp ích rất nhiều khi được “đá trên sân nhà”. Đồng thời, một phần nhỏ lý giải thắc mắc cho câu hỏi: “Mới ra trường thì kinh nghiệm lấy đâu ra?”.
Và nếu chịu khó xem xét sẽ thấy một công việc tạm thời giúp giải tỏa được tâm lý, tránh nghĩ quẩn mà vẫn có thu nhập. Nhiều người sau thời gian làm lại thấy mình phù hợp, “có duyên” với việc làm trái ngành nên gắn bó luôn đấy.
4. Vị trí làm việc: Hiếm trường hợp nào mới chập chững vào nghề đã có thể ngồi “chiếu trên”. Có gian khổ thì mới có cái để gọi là phấn đấu, nỗ lực. Và nấc thang cao hơn cũng chỉ dành cho những ai đã ra được cho bản thân kế hoạch làm việc bài bản, mục tiêu rõ ràng.
Người trẻ dễ bị chi phối khi thấy bạn bè cũng như mình, thậm chí thời đi học còn không bằng nhưng lại “vớ bở” thế khi đi làm. Vì vậy không tránh khỏi tình trạng đứng núi này trông núi nọ, hấp tấp, dẫn đến kết quả không hay. Mọi việc đều có quy luật và một tương lai vững chắc luôn đồng hành với mồ hôi, công sức bỏ ra.
5. Mức thu nhập: Tính ổn định trong công việc, sự chán nản của những người mới đi làm có phần do yếu tố này quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mới vào làm thì thu nhập của bạn là cho công sức thử việc, đào tạo lại để phù hợp với thực tế. Một số người chấp nhận làm không lương chỉ để góp nhặt kinh nghiệm và chờ cơ hội.
Chế độ lương bổng do công việc quyết định nên khi chưa biết bạn có đảm nhiệm công việc này tốt hay không thì đương nhiên lương của bạn cũng được trả theo kiểu dò chừng. Cần nhìn nhận vấn đề với con mắt thực tế để tránh bị sốc khi nhận tháng lương đầu tiên. Chắc chắn sau này bạn sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh khi vận hành xuất sắc phần việc của mình.
(Theo SVVN)
1. Tâm lý và sức khỏe: Là điều cần thiết cho bạn lúc này hơn lúc nào đấy. Vì không phải cứ ra trường là tìm được ngay một công việc, cần giữ sức khỏe để làm những tour gửi hồ sơ. Về tâm lý, không kiên trì sẽ nhanh chóng nản, nhất là thể hiện rõ ra bên ngoài “mặt tiền”. Nhà tuyển dụng sẽ bắt bài và dễ dàng nhận ra sự thiếu ổn định của bạn.
Công ty nào cũng muốn tìm cho mình một nhân viên có thể chịu được áp lực công việc cao cho dù ở bất kỳ vị trí nào. Ứng viên sẽ tự đánh mất cơ hội và sẽ “bị loại ngay từ vòng gửi xe” nếu không có sự chuẩn bị tốt về vấn đề này.
2. Bằng cấp không quyết định tất cả: Chúng tôi, những người tuyển dụng, luôn muốn bạn thể hiện ở lĩnh vực chuyên môn chứ không phảu tuyển tấm bằng của bạn. Bằng khá, giỏi chỉ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác thôi. Tốt nhất phải biết làm thế nào để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng “có thể an tâm nếu tôi là người chịu trách nhiệm phần việc này”.
3. Cần có tầm nhìn chiến lược: Đó là phải biết “chấp nhận thương đau”, làm những việc khác trước khi có việc phù hợp thực sự. Tuy trái ngành nhưng kinh nghiệm học được trong quá trình này giúp ích rất nhiều khi được “đá trên sân nhà”. Đồng thời, một phần nhỏ lý giải thắc mắc cho câu hỏi: “Mới ra trường thì kinh nghiệm lấy đâu ra?”.
Và nếu chịu khó xem xét sẽ thấy một công việc tạm thời giúp giải tỏa được tâm lý, tránh nghĩ quẩn mà vẫn có thu nhập. Nhiều người sau thời gian làm lại thấy mình phù hợp, “có duyên” với việc làm trái ngành nên gắn bó luôn đấy.
4. Vị trí làm việc: Hiếm trường hợp nào mới chập chững vào nghề đã có thể ngồi “chiếu trên”. Có gian khổ thì mới có cái để gọi là phấn đấu, nỗ lực. Và nấc thang cao hơn cũng chỉ dành cho những ai đã ra được cho bản thân kế hoạch làm việc bài bản, mục tiêu rõ ràng.
Người trẻ dễ bị chi phối khi thấy bạn bè cũng như mình, thậm chí thời đi học còn không bằng nhưng lại “vớ bở” thế khi đi làm. Vì vậy không tránh khỏi tình trạng đứng núi này trông núi nọ, hấp tấp, dẫn đến kết quả không hay. Mọi việc đều có quy luật và một tương lai vững chắc luôn đồng hành với mồ hôi, công sức bỏ ra.
5. Mức thu nhập: Tính ổn định trong công việc, sự chán nản của những người mới đi làm có phần do yếu tố này quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mới vào làm thì thu nhập của bạn là cho công sức thử việc, đào tạo lại để phù hợp với thực tế. Một số người chấp nhận làm không lương chỉ để góp nhặt kinh nghiệm và chờ cơ hội.
Chế độ lương bổng do công việc quyết định nên khi chưa biết bạn có đảm nhiệm công việc này tốt hay không thì đương nhiên lương của bạn cũng được trả theo kiểu dò chừng. Cần nhìn nhận vấn đề với con mắt thực tế để tránh bị sốc khi nhận tháng lương đầu tiên. Chắc chắn sau này bạn sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh khi vận hành xuất sắc phần việc của mình.
(Theo SVVN)