DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Ấn tượng bằng "Kỹ năng mềm"

    keyeutien
    keyeutien
    Thử việc văn phòng
    Thử việc văn phòng


    Tổng số bài gửi : 72
    Cảm ơn : 31

    Ấn tượng bằng "Kỹ năng mềm" Empty Ấn tượng bằng "Kỹ năng mềm"

    Bài gửi by keyeutien 2009-04-18, 17:50

    Ngày nay thuật ngữ "Soft skills" (dịch nôm na là "kỹ năng mềm") ngày càng phổ biến trong đời sống văn phòng. Vậy "soft skills" là gì và người tìm việc có thể trình bày các kỹ năng mềm này như thế nào trong hồ sơ xin việc?

    “Soft skills” mô tả những đặc tính riêng về tính cách của người xin việc như sự duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và tinh thần lạc quan. “Soft skills” bổ trợ cho “hard skills”, là những kỹ năng chính nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên.

    “Soft skills” ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.

    Một số soft skills bạn có thể nêu trong hồ sơ xin việc của mình là:

    'Khả năng làm việc theo nhóm'

    ‘Khả năng làm việc theo nhóm' được đánh giá cao trong công tác tuyển dụng. Rất nhiều nhà tuyển dụng cho rằng sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm giúp nâng cao chất lượng thực hiện một dự án chung.

    Một người biết lắng nghe, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ người khác là người có khả năng làm việc theo nhóm và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

    'Sự linh hoạt trong công việc’

    Hãy chứng tỏ bạn là người linh hoạt trong công việc và có thể quản lý tốt nhiều việc cùng lúc. Linh hoạt trong công việc có nghĩa là bạn có khả năng thay đổi theo yêu cầu của công việc: ví dụ khả năng thích nghi với một deadline (thời hạn phải hoàn thành) ngắn hơn; hay giải quyết một khối lượng công việc lớn hơn so với kế hoạch ban đầu. Hãy thể hiện bạn sẵn sàng đảm trách một công việc mới, thách thức hơn và có thể làm tốt một công việc được giao khi thời hạn hoàn thành công việc này thay đổi.

    'Tính cẩn thận tỉ mỉ'

    Chứng minh được tính cẩn thận có nghĩa là bạn có thể làm việc không cần sự giám sát thường xuyên của sếp và có thể làm việc độc lập.

    'Năng động'

    Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao nhân viên có thể đưa ra ý kiến riêng của mình và theo đuổi thực hiện ý tưởng này cho đến khi thành công. Hãy chứng tỏ tính năng động của bạn như sẵn sàng làm thêm việc không thuộc phạm vi công việc được giao và làm việc hết mình không phải vì lợi ích nhận được mà vì bạn cảm thấy vui thích khi thực hiện công việc đó.

    Kỹ năng đàm phán, thương thuyết (Negotiation skills)

    Đây là kỹ năng tối cần thiết, nhất là đối với các công việc cần sự phối hợp của nhiều phòng ban. Kỹ năng đàm phán sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn thành công trong công việc. Ví dụ, đối với một dự án chung có nhiều người tham gia, chắc chắn sẽ có tình trạng “9 người 10 ý”. Vì vậy, nếu bạn là người lãnh đạo của nhóm dự án đó, bạn sẽ phải thể hiện được khả năng ảnh hưởng và thuyết phục người khác của mình, hướng cả nhóm vào mục tiêu chung của dự án.

    Kỹ năng đàm phán đòi hỏi sự khéo léo, tự tin, linh hoạt trong công việc và khả năng giao tiếp xuất sắc. Trước khi đàm phán một vấn đề gì, bạn nên hỏi mình: Phong cách giao tiếp của tôi đã phù hợp chưa? Tôi có dễ dàng bị thuyết phục bởi người khác? Tôi có để những cảm xúc chủ quan xen vào quyết định của mình?

    Bạn có thể rèn luyện kỹ năng đàm phán bằng cách quan sát cách làm việc của cấp trên hay của đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học, tham khảo sách báo, tham gia hoặc tổ chức các buổi thảo luận nhằm tăng cơ hội cọ xát và rèn luyện kỹ năng quan trọng này.

    Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

    Đây là kỹ năng mà nhiều người bị “hụt” trong công việc. Vì lý do tâm lý, sự thiếu chuẩn bị hay hàng trăm lý do khác, nhiều người cảm thấy giọng nói mình như hụt hơi, tim đập mạnh, và tay chân vã mồ hôi khi lên thuyết trình trước đám đông, trong một buổi họp… Trong khi đó, kỹ năng thuyết trình lại được sử dụng rất thường xuyên trong quá trình làm việc, trong tất cả các buổi họp hay khi tiếp xúc với khách hàng, đối tác. Vì thế, để nâng cao kỹ năng này, bạn cần mạnh dạn phát biểu trong các buổi họp và cả khi vui chơi, giải trí; và tập thuyết trình trước những người thân quen.

    Kỹ năng viết lách (Writing skills)

    Trong quá trình làm việc, bạn cần thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp hay liên hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh qua thư từ, email. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ nhận được một bức thư/email đầy lỗi chính tả, câu cú loằng ngoằng, khó hiểu của bạn? Không hiểu quan điểm của người viết đã đành, người nhận sẽ nghi ngờ cả khả năng làm việc của chủ nhân bức thư/email.

    Thực ra bạn không cần phải viết văn chương bóng bẫy. Cái bạn cần là ngôn từ rõ ràng, sắc bén, ý tứ mạch lạc và súc tích.

    Tính độc lập, tự tin (Being independent & self-confident)

    Nguyên tắc chung là bạn nên nêu ý kiến ít nhất ba lần trong một cuộc họp. Đó là cách để bạn thể hiện sự nhiệt tình và năng lực bản thân. Bạn nên xem kỹ chương trình họp, thảo ra những vấn đề cần nêu ra trong buổi họp. Bản phác thảo này sẽ giúp bạn có được nhiều ý kiến đóng góp rất giá trị trong buổi họp.

    Trong những buổi dã ngoại hoặc những chuyến nghỉ mát của công ty, bạn hãy xung phong tham gia ban tổ chức để tích cực đóng góp cho các hoạt động của công ty, đồng thời tạo uy tín và hình ảnh cho mình.

    (Theo VNWorks)

      Hôm nay: 2024-11-15, 13:56