KHÔNG THỂ ĐI ĂN NGOÀI ĐƯỢC NỮA
Đầu năm 2008, các phòng trọ sinh viên đồng loạt tăng giá kèm theo giá điện, giá nước mới. Và cái sự tăng giá ấy cũng không dừng lại với từng bữa ăn hàng ngày của các sinh viên trong thời buổi khốn khó, giá cả leo thang.
"Méo mặt" sống chung trong “cơn bão giá”, TUVIDEPTRAI (ĐH Đà Lạt) nhăn nhó: “Em thuê trọ một mình, mỗi tháng bố mẹ chu cấp 800.000 với bao nhiêu khoản chi. Em dành tới 400.000 đồng tiền ăn mà vẫn không đủ. Mới hôm nào em mua 1 lạng thịt nạc với giá 4.000 đồng mà mấy hôm nay đã nhảy vọt lên 7.000 đồng. Các hàng gạo, hàng cá, hàng rau, quả... cùng vùn vụt tăng giá. Em học về Kinh tế nhưng cũng không thể ngờ chỉ sau vài tháng giá cả lại tăng chóng mặt như thế”.
Admin (sinh viên ĐH Đà Lạt) cho biết có thói quen ăn cơm quán. “Lúc đầu em chỉ ăn suất 7.000 đồng thôi. Nhưng giờ một suất cơm đủ cho em ăn không dưới 15.000 đồng nên đành góp gạo thổi cơm chung với mấy đứa bạn. Mới hôm nào em mua một nghìn được 3 mớ rau cải cúc mà giờ với giá đó chưa mua nổi một mớ. Rau ngót từ 500 đồng cũng lên giá tới 2.000 đồng. Đôi lúc các nam sinh viên ngồi ăn cùng nhau, thèm cốc bia cũng đành bấm bụng nhịn”, Đệ bày tỏ.
Còn Nam vẫn chưa quên một bữa “méo mặt” khi dẫn bạn gái đến ăn tại hàng cơm văn phòng trên đường Huỳnh Thúc Kháng. “Trong đĩa cơm chỉ có một khúc cá, món rau muống không ra luộc cũng chẳng ra xào, ít dưa muối cùng một bát cơm trắng, vậy mà lên tới 35.000 đồng/ suất. Chưa kể đây là hàng cơm kiêm phục vụ đồ uống nên mỗi người làm thêm một cốc sinh tố nữa là đi đứt của mình hơn 100K (100.000 đồng).
Khu trung tâm Hà Nội tha hồ “hét” giá trên trời, các vùng lân cận, giá cả có giảm hơn một chút nên nhiều sinh viên đành chịu khó ra “chợ quê” hay chợ sớm để sắm đồ ăn với giá cả phải chăng.
Qua loa bữa sáng
Với sinh viên, bữa sáng chỉ cần qua loa nhưng chuyện "qua loa" của từng đối tượng bây giờ cũng “có giá”. Kẻ kha khá, có thể làm bát phở lót dạ hoặc món gì dễ nuốt cũng đã tốn từ 7.000 – 10.000 đồng. Với nắm xôi nếu cách đây 3 tháng có thể mua được với giá 2.000 đồng thì giờ cũng nhảy vọt lên 4.000 – 5.000 đồng. Một hàng bánh mỳ kẹp thịt ở gần đường Huỳnh Thúc Kháng cũng được “làm giá” tới 10.000/ chiếc, trong khi trước đó chỉ 3.000 đến 4.000 đồng.
Các sinh viên ký túc có nhiều sự lựa chọn hơn cho bữa sáng. Bước ra cổng là có hàng bún, bánh cuốn, bánh mỳ, xôi, bánh chưng rán, trứng vịt lộn... Nhưng nhiều sinh viên cực kỳ đơn giản: "Chỉ cần qua bữa là xong, không để mất thời gian vào chuyện ăn sáng cỏn con này". Thậm chí có những sinh viên nghèo cho biết, bữa sáng chỉ làm cốc nước lọc cho căng bụng là... yên tâm lên giảng đường.
Nếu ở trọ, sinh viên có thể làm các món "mỳ ăn liền" bao gồm những thứ dễ làm và có thể ăn liền, cực kỳ đơn giản. Minh Phương (sinh viên trường ĐH Công đoàn) kết nhất món cháo gà gói, giá chỉ khoảng 2.000 đồng, "vừa rẻ vừa tiện". Rồi các loại phở gói, mỳ tôm khá được ưa chuộng.
"Đầu tháng, mâm cơm của chúng em tươm tất hơn, nhiều món mặn hơn, thêm chút hoa quả tráng miệng. Còn cuối tháng, nếu bố mẹ chưa gửi tiền, thì trường kỳ các loại... rau", Thu Hương, một sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội kể.
Mục kích bữa ăn sinh viên cuối tháng thì "cả tuần điệp khúc đậu phụ và rau ngót. Năm nghìn đồng ba miếng đậu, rán chấm nước mắm hoặc sốt cà chua, rau ngót hai nghìn một bó nhỏ, gạo mang từ dưới quê lên..., Nhàn, biệt danh "chị Hai năm tấn" tâm sự.
Liệu đến bao giờ “cơm, gạo, áo, tiền” không còn là nỗi lo canh cánh của các sinh viên?
Xin mượn bài trên của Admin
Các bạn có thể cho phép mình chia sẽ cùng các bạn được không ?
xin hãy để lại thông tin và những kỹ năng của các bạn càng chi tiết càng tốt !
ví dụ: bạn nào có kỹ năng cài đặc máy tính sửa máy tính ..bán hàng .. trực điện thoại , đam mê kinh doanh , ý tưởng ..v.vv
có lẽ mình không đủ khả năng để giúp các bạn trọn vẹn nhưng sẽ giúp được phần nào để các bạn có thêm thu nhập cãi thiện cuộc sống , không nhiều nhưng cũng là sự chia sẽ . :akm: :akm:
Đầu năm 2008, các phòng trọ sinh viên đồng loạt tăng giá kèm theo giá điện, giá nước mới. Và cái sự tăng giá ấy cũng không dừng lại với từng bữa ăn hàng ngày của các sinh viên trong thời buổi khốn khó, giá cả leo thang.
"Méo mặt" sống chung trong “cơn bão giá”, TUVIDEPTRAI (ĐH Đà Lạt) nhăn nhó: “Em thuê trọ một mình, mỗi tháng bố mẹ chu cấp 800.000 với bao nhiêu khoản chi. Em dành tới 400.000 đồng tiền ăn mà vẫn không đủ. Mới hôm nào em mua 1 lạng thịt nạc với giá 4.000 đồng mà mấy hôm nay đã nhảy vọt lên 7.000 đồng. Các hàng gạo, hàng cá, hàng rau, quả... cùng vùn vụt tăng giá. Em học về Kinh tế nhưng cũng không thể ngờ chỉ sau vài tháng giá cả lại tăng chóng mặt như thế”.
Admin (sinh viên ĐH Đà Lạt) cho biết có thói quen ăn cơm quán. “Lúc đầu em chỉ ăn suất 7.000 đồng thôi. Nhưng giờ một suất cơm đủ cho em ăn không dưới 15.000 đồng nên đành góp gạo thổi cơm chung với mấy đứa bạn. Mới hôm nào em mua một nghìn được 3 mớ rau cải cúc mà giờ với giá đó chưa mua nổi một mớ. Rau ngót từ 500 đồng cũng lên giá tới 2.000 đồng. Đôi lúc các nam sinh viên ngồi ăn cùng nhau, thèm cốc bia cũng đành bấm bụng nhịn”, Đệ bày tỏ.
Còn Nam vẫn chưa quên một bữa “méo mặt” khi dẫn bạn gái đến ăn tại hàng cơm văn phòng trên đường Huỳnh Thúc Kháng. “Trong đĩa cơm chỉ có một khúc cá, món rau muống không ra luộc cũng chẳng ra xào, ít dưa muối cùng một bát cơm trắng, vậy mà lên tới 35.000 đồng/ suất. Chưa kể đây là hàng cơm kiêm phục vụ đồ uống nên mỗi người làm thêm một cốc sinh tố nữa là đi đứt của mình hơn 100K (100.000 đồng).
Khu trung tâm Hà Nội tha hồ “hét” giá trên trời, các vùng lân cận, giá cả có giảm hơn một chút nên nhiều sinh viên đành chịu khó ra “chợ quê” hay chợ sớm để sắm đồ ăn với giá cả phải chăng.
Qua loa bữa sáng
Với sinh viên, bữa sáng chỉ cần qua loa nhưng chuyện "qua loa" của từng đối tượng bây giờ cũng “có giá”. Kẻ kha khá, có thể làm bát phở lót dạ hoặc món gì dễ nuốt cũng đã tốn từ 7.000 – 10.000 đồng. Với nắm xôi nếu cách đây 3 tháng có thể mua được với giá 2.000 đồng thì giờ cũng nhảy vọt lên 4.000 – 5.000 đồng. Một hàng bánh mỳ kẹp thịt ở gần đường Huỳnh Thúc Kháng cũng được “làm giá” tới 10.000/ chiếc, trong khi trước đó chỉ 3.000 đến 4.000 đồng.
Các sinh viên ký túc có nhiều sự lựa chọn hơn cho bữa sáng. Bước ra cổng là có hàng bún, bánh cuốn, bánh mỳ, xôi, bánh chưng rán, trứng vịt lộn... Nhưng nhiều sinh viên cực kỳ đơn giản: "Chỉ cần qua bữa là xong, không để mất thời gian vào chuyện ăn sáng cỏn con này". Thậm chí có những sinh viên nghèo cho biết, bữa sáng chỉ làm cốc nước lọc cho căng bụng là... yên tâm lên giảng đường.
Nếu ở trọ, sinh viên có thể làm các món "mỳ ăn liền" bao gồm những thứ dễ làm và có thể ăn liền, cực kỳ đơn giản. Minh Phương (sinh viên trường ĐH Công đoàn) kết nhất món cháo gà gói, giá chỉ khoảng 2.000 đồng, "vừa rẻ vừa tiện". Rồi các loại phở gói, mỳ tôm khá được ưa chuộng.
"Đầu tháng, mâm cơm của chúng em tươm tất hơn, nhiều món mặn hơn, thêm chút hoa quả tráng miệng. Còn cuối tháng, nếu bố mẹ chưa gửi tiền, thì trường kỳ các loại... rau", Thu Hương, một sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội kể.
Mục kích bữa ăn sinh viên cuối tháng thì "cả tuần điệp khúc đậu phụ và rau ngót. Năm nghìn đồng ba miếng đậu, rán chấm nước mắm hoặc sốt cà chua, rau ngót hai nghìn một bó nhỏ, gạo mang từ dưới quê lên..., Nhàn, biệt danh "chị Hai năm tấn" tâm sự.
Liệu đến bao giờ “cơm, gạo, áo, tiền” không còn là nỗi lo canh cánh của các sinh viên?
Xin mượn bài trên của Admin
Các bạn có thể cho phép mình chia sẽ cùng các bạn được không ?
xin hãy để lại thông tin và những kỹ năng của các bạn càng chi tiết càng tốt !
ví dụ: bạn nào có kỹ năng cài đặc máy tính sửa máy tính ..bán hàng .. trực điện thoại , đam mê kinh doanh , ý tưởng ..v.vv
có lẽ mình không đủ khả năng để giúp các bạn trọn vẹn nhưng sẽ giúp được phần nào để các bạn có thêm thu nhập cãi thiện cuộc sống , không nhiều nhưng cũng là sự chia sẽ . :akm: :akm: