DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    “Bóng ma” của vũ trụ?

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    “Bóng ma” của vũ trụ? Empty “Bóng ma” của vũ trụ?

    Bài gửi by Admin 2009-03-11, 10:33

    “Bóng ma” của vũ trụ?



    Vật thể bí ẩn có một không hai này đang khiến cho rất nhiều người tin rằng nó có thể là một “bóng ma” của vũ trụ.


    Cô giáo trẻ người Hà Lan có tên Hanny Van Arkel (ảnh), tình nguyện viên tham gia dự án Galaxy Zoo, là người phát hiện ra nó.

    “Bóng ma” của vũ trụ? 080807CL5HannyVanArkel


    Galaxy Zoo là một dự án nghiên cứu thiên văn học trực tuyến với một kho dữ liệu mở gồm hàng triệu các bức ảnh chụp vũ trụ, cho phép các cộng tác viên là những người đam mê thiên văn học truy cập để tìm ra những điểm khác lạ đáng phải lưu tâm trong đống hỗn độn những bức ảnh chụp được.

    Trong khi phân loại các bức ảnh vũ trụ trên trang web của Galazy Zoo, cô giáo Van Arkel tình cờ nhìn thấy bức ảnh của một vật thể kì lạ dạng khí với lỗ đen ở trung tâm. Ngay sau khi bức ảnh đó được công bố trên diễn đàn Galaxy Zoo, nó nhanh chóng được gọi với cái tên “Hanny’s Voorwerp” (tiếng Hà Lan “Voorwerp” có nghĩa là “vật thể”). Các nhà thiên văn học lập tức tìm hiểu và cho rằng Van Arkel có thể đã phát hiện ra một nhóm vật thể thiên văn hoàn toàn mới.

    Hanny’s Voorwerp được coi là một bí ẩn lớn với lỗ đen trung tâm khổng lồ mà theo ước tính của các nhà khoa học, phải mất 16.000 năm ánh sáng mới có thể băng qua nó. Các nhà thiên văn học cũng đang đau đầu để tìm ra nguồn gốc của vật thể này.

    Kevin Schawinski nhà vật lý học thiên thể đến từ trường đại học Yale, đồng sáng lập dự án Galaxy Zoo cho biết: “Thật sự, chúng tôi không có bất kỳ một khái niệm nào dù nhỏ nhất về nguồn gốc của thiên thể này. Nó có thể thuộc hệ mặt trời của chúng ta, nhưng cũng có thể nó lại nằm ở rìa vũ trụ”. Schawinski nói thêm: “Những gì chúng ta nhìn thấy thực sự là một bí ẩn. Hanny’s Voorwerp không hề có bất kỳ ngôi sao nào”.

    Để giải mã cho bí ẩn này, Kevin Schawinski cùng các cộng sự của mình ở đại học Oxford đã gửi đi thông báo về phát hiện lý thú này tới các nhà thiên văn học khác. Từ đó, tất cả kính thiên văn trên toàn thế giới cùng với vệ tinh trên vũ trụ sẽ được huy động để quan sát kỹ lưỡng hơn vật thể bí ẩn mà Van Arkel đã tìm ra.

    “Bóng ma” của vũ trụ? 080807CL5anh-vutru1


    Các nhà thiên văn học cho biết, Hanny’s Voorwerp được tạo thành hoàn toàn từ khí nóng với nhiệt độ lên tới 10.000º C. Nó phải nhờ vào một thứ gì đó rất mạnh để có thể phát sáng và họ sẽ sớm sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble để quan sát tỉ mỉ hơn.

    Hiện tại, các nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy nguồn phát sáng cực mạnh ẩn bên trong “bóng ma” này. Khi quan sát các nguồn phát sáng xung quanh Hanny’s Voorwerp, họ liền chú ý tới thiên hà IC 2497 gần đó.

    Schawinski giải thích: “Chúng tôi cho rằng trong quá khứ gần đây thiên hà IC 2497 có một chuẩn tinh cực sáng (giống một ngôi sao, là nguồn phát ra một bức xạ điện từ rất mạnh). Chính khoảng cách cực lớn giữa thiên hà và thiên thể này, cho nên ánh sáng từ quá khứ đó vẫn thắp sáng được Hanny’s Voorwerp ở gần đó mặc dù chuẩn tinh đã lụi tắt từ khoảng 100.000 năm trước, còn lỗ đen của thiên hà cũng đi vào câm lặng”.

    “Nhìn từ góc độ của Voorwerp, thiên hà IC 2497 vẫn sáng rực rỡ như trước khi lỗ đen tàn lụi, chính tàn dư ánh sáng đã bị đóng băng kịp lúc cho phép chúng ta có thể quan sát được,” - Chris Lintott đến từ đại học Oxford, đồng đồng sáng lập dự án Galaxy Zoo nói. - “Nó giống như việc điều tra một vụ án, mặc dù chúng ta đã biết hung thủ đang lẩn khuất đâu đó trong bóng tối nhưng lại không thể nhìn thấy hắn ở đâu”. Người ta đã quan sát được ánh sáng tàn dư lan xa quanh các siêu tân tinh đã nổ từ nhiều thập kỉ, thậm chí là nhiều thế kỉ trước đây.

    Chuẩn tinh là các vật thể sáng khác thường, được các lỗ đen cực lớn cung cấp năng lượng và đều nằm ở rất xa. “Hanny’s Voorwerp dường như là ví dụ gần nhất về một chuẩn tinh phát sáng”. - C. Megan Urry, giáo sư vật lý và thiên văn học thuộc Israel Munson kiêm trưởng khoa Vật lý tại Yale, nhận định.

    Nhà thiên văn học Schawinski cho biết thêm: “Thiên hà IC 2497 ở rất gần, vì thế nếu chuẩn tinh vẫn phát sáng cho đến ngày nay, thì vào một đêm đẹp trời, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát nó chỉ bằng một chiếc kính viễn loại vọng nhỏ. Chuẩn tinh gần nhất vẫn còn sáng là 3C 273 chỉ nằm cách đó 1,7 tỉ năm ánh sáng”.

    Cô giáo Hanny van Arkel, người đã tìm ra “bóng ma” của vũ trụ thổ lộ: “Thật khó tin khi vật thể kỳ lạ này lại tồn tại trong kho dữ liệu lưu trữ trong hàng thập kỷ và những tình nguyện viên nghiệp dư như tôi lại có thể giúp tìm ra những vật thể như thế này ngay trên internet. Có thể nói, đây là món quà tuyệt vời nhất dành cho ngày sinh nhật lần thứ 25 của tôi. Chúng ta vẫn có thời gian quan sát với kính viễn vọng vũ trụ Hubble để tiếp tục phát triển khám phá lý thú này”.

      Hôm nay: 2024-11-07, 23:39