Khoảnh khắc Beckham nở nụ cười tươi và đưa bàn tay mình nắm chặt lấy tay Walcott khi vào thay người trong cuộc đối đầu với Croatia của “Tam sư” cách đây không lâu thực sự là một giây phút cảm động. Chứng kiến hình ảnh ấy- hình ảnh của một cuộc chuyển giao- những người yêu mến Becks biết rằng, một ngôi sao sáng đang dần tắt trên bầu trời bóng đá Anh. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn luôn trân trọng anh như một cầu thủ dành trọn trái tim mình cho sắc áo quốc gia, một huyền thoại về số 7 của đội bóng xứ sương mù.
Đã hơn 12 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên Beckham xuất hiện trong màu áo trắng của đội tuyển Anh. Tháng 1 năm 1996, người Anh được chứng kiến sự ra mắt của chàng trai trẻ đang thi đấu cho M.U, tràn đầy sức lực và nhiệt huyết trên thảm cỏ sân Wembley (trong trận đấu với Moldova). Khuôn mặt điển trai hiền lành, dáng chạy đặc trưng và những pha chuyền bóng chính xác là những ấn tượng đầu tiên Beckham để lại trong lòng các fan hâm mộ. Năm ấy, anh mới 21 tuổi.
Giờ đây, ở tuổi 33, Becks đã ghi tổng cộng 17 bàn thắng trong 105 lần ra sân ở đấu trường quốc tế, đeo băng đội trưởng 59 lần ( từ năm 2000 cho đến sau World Cup 2006). Anh là người duy nhất của “Tam sư” ghi bàn trong cả 3 kì Cúp Thế Giới liên tiếp, và đi vào lịch sử xứ sở sương mù như là một trong những cầu thủ có vinh dự khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất, sánh ngang những huyền thoại như Sir Bobby Charton, Bobby Moore…
Những con số khô khan không nói lên được tất cả những gì đẹp đẽ, cao thượng và đáng trân trọng nhất của chàng tiền vệ mang áo số 7. Sự tỏa sáng nơi anh là sự tỏa sáng của khát khao cống hiến và tấm lòng tha thiết đối với màu áo quốc gia. Bị McClaren “bỏ rơi” suốt hơn một năm (giữa năm 2006 đến cuối 2007), Becks vẫn miệt mài tập luyện và trở lại bằng tài năng đích thực của mình. Trong anh, ước mong được thi đấu cho màu cờ sắc áo của Tổ quốc hơn một thập kỉ qua chưa một ngày nào nguội lạnh. Nó cứ mãi ấm nóng, nồng nàn như ngọn lửa.
Nhưng Beckham không thể ở mãi trên đỉnh cao phong độ. Mặc dù còn hữu dụng, anh cũng đã chịu quá nhiều dấu ấn của tuổi tác. Dường như sắp đến lúc tiền vệ lừng danh này nói lời chia tay, để những đàn em trẻ hơn, sung sức hơn tiếp nhận vị trí của mình. Hơn ai hết, Becks hiểu rõ điều đó. Vậy mà không một sự đố kị, không một chút băn khoăn, anh vui bằng cả tấm lòng cho những gì Walcott làm được trong trận đấu với Croatia.
Chính cầu thủ trẻ của Arsenal cũng mới thừa nhận trên báo chí rằng Beckham đã chỉ bảo, khuyên nhủ anh trong giờ nghỉ giữa hiệp, giúp anh có được sự tự tin và ghi thêm hai bàn thắng- hoàn tất cú hattrick ấn tượng ở hiệp hai trận đấu. Chàng trai 19 tuổi tâm sự anh rất vui, rất hạnh phúc được tập luyện cùng và nhận những lời chỉ dẫn chân thành của Beckham, thần tượng của mình ngày còn thơ ấu.
Becks là như thế. Điều ấy khiến ta thêm yêu mến và ngưỡng mộ anh. Có thể một trang mới về huyền thoại số 7 của sân Wembley đã lật mở và Beckham đang lùi dần vào dĩ vãng. Nhưng sẽ không ai quên chàng tiền vệ tài hoa ấy, những cú sút phạt như vẽ ấy, những quả tạt như đặt ấy… Và không thể quên một khát khao cống hiến cháy bỏng, một nhân cách sống đẹp- Sống như anh, David Beckham!
Đã hơn 12 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên Beckham xuất hiện trong màu áo trắng của đội tuyển Anh. Tháng 1 năm 1996, người Anh được chứng kiến sự ra mắt của chàng trai trẻ đang thi đấu cho M.U, tràn đầy sức lực và nhiệt huyết trên thảm cỏ sân Wembley (trong trận đấu với Moldova). Khuôn mặt điển trai hiền lành, dáng chạy đặc trưng và những pha chuyền bóng chính xác là những ấn tượng đầu tiên Beckham để lại trong lòng các fan hâm mộ. Năm ấy, anh mới 21 tuổi.
Giờ đây, ở tuổi 33, Becks đã ghi tổng cộng 17 bàn thắng trong 105 lần ra sân ở đấu trường quốc tế, đeo băng đội trưởng 59 lần ( từ năm 2000 cho đến sau World Cup 2006). Anh là người duy nhất của “Tam sư” ghi bàn trong cả 3 kì Cúp Thế Giới liên tiếp, và đi vào lịch sử xứ sở sương mù như là một trong những cầu thủ có vinh dự khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất, sánh ngang những huyền thoại như Sir Bobby Charton, Bobby Moore…
Những con số khô khan không nói lên được tất cả những gì đẹp đẽ, cao thượng và đáng trân trọng nhất của chàng tiền vệ mang áo số 7. Sự tỏa sáng nơi anh là sự tỏa sáng của khát khao cống hiến và tấm lòng tha thiết đối với màu áo quốc gia. Bị McClaren “bỏ rơi” suốt hơn một năm (giữa năm 2006 đến cuối 2007), Becks vẫn miệt mài tập luyện và trở lại bằng tài năng đích thực của mình. Trong anh, ước mong được thi đấu cho màu cờ sắc áo của Tổ quốc hơn một thập kỉ qua chưa một ngày nào nguội lạnh. Nó cứ mãi ấm nóng, nồng nàn như ngọn lửa.
Nhưng Beckham không thể ở mãi trên đỉnh cao phong độ. Mặc dù còn hữu dụng, anh cũng đã chịu quá nhiều dấu ấn của tuổi tác. Dường như sắp đến lúc tiền vệ lừng danh này nói lời chia tay, để những đàn em trẻ hơn, sung sức hơn tiếp nhận vị trí của mình. Hơn ai hết, Becks hiểu rõ điều đó. Vậy mà không một sự đố kị, không một chút băn khoăn, anh vui bằng cả tấm lòng cho những gì Walcott làm được trong trận đấu với Croatia.
Chính cầu thủ trẻ của Arsenal cũng mới thừa nhận trên báo chí rằng Beckham đã chỉ bảo, khuyên nhủ anh trong giờ nghỉ giữa hiệp, giúp anh có được sự tự tin và ghi thêm hai bàn thắng- hoàn tất cú hattrick ấn tượng ở hiệp hai trận đấu. Chàng trai 19 tuổi tâm sự anh rất vui, rất hạnh phúc được tập luyện cùng và nhận những lời chỉ dẫn chân thành của Beckham, thần tượng của mình ngày còn thơ ấu.
Becks là như thế. Điều ấy khiến ta thêm yêu mến và ngưỡng mộ anh. Có thể một trang mới về huyền thoại số 7 của sân Wembley đã lật mở và Beckham đang lùi dần vào dĩ vãng. Nhưng sẽ không ai quên chàng tiền vệ tài hoa ấy, những cú sút phạt như vẽ ấy, những quả tạt như đặt ấy… Và không thể quên một khát khao cống hiến cháy bỏng, một nhân cách sống đẹp- Sống như anh, David Beckham!