Đồng bào Tây Nguyên nấu cơm bằng ống lồ ô (thay cho cái nồi) có sẵn trong rừng núi Tây Nguyên và gạo. Ngày trước, nấu cơm ống, người Tây Nguyên dùng nếp, phổ biến là dùng gạo nương, một loại gạo tẻ, nhưng dẻo tựa như nếp nấu xôi của đồng bằng Nam bộ.
Trước hết, phải vo gạo cho sạch cám, rồi cho vào ống lồ ô, đổ nước theo định lượng của gạo rồi dùng lá chuối làm nút, bịt kín ống lồ ô. Sau đó đốt lửa cho đến khi ống cơm chín.
Nấu cơm bên suối
Đốt lửa cho cơm ống là một công đoạn khá phức tạp, nó đòi hỏi người nấu phải xoay ống cơm sao cho khéo léo lại vừa biết kết hợp với việc điều chỉnh than lửa sao cho điều hòa.Như vậy thì ống cơm mới chín đều, thơm ngon và giữ được hương vị. Nếu đốt lửa cho cơm ống gạo nếp, khi ăn phải tước vỏ lồ ô, cắt thành từng khẩu. Đối với cơm ống bằng gạo tẻ, khi ăn, phải bổ đôi ống lồ ô và xới cơm ra chén, trong trường hợp này, ống lồ ô thay cho nấu cơm. Độc đáo hơn với việc nấu cơm bằng ống lồ ô sẽ cho vị thơm ngon của mùi lồ ô. Một mùi vị đặc trưng và hấp dẫn chỉ có ở nơi núi rừng đại ngàn.
Cũng cần biết thêm, đa số người dân Tây Nguyên không chỉ nấu cơm mà nấu bất cứ cái gì cũng dùng ống lồ ô thay cho nồi, niêu, ấm, chảo, xoong.
Cách nấu ăn này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Do phải thường xuyên đi rừng nhiều ngày, để có thức ăn ngon đồng bào dân tộc thiểu số đã nghĩ ra cách nấu cơm trong ống lồ ô. Vào những dịp buôn làng có lễ hội hoặc có khách quí đến thăm gia đình thì bà con cũng dùng món ăn này như một món đặc sản để đãi khách.
Đến Tây Nguyên, được chiêu đãi cơm ống lồ ô, thưởng thức rượu cần là mong ước chung của đồng bào Kinh vì ăn cơm nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi điện đã quá quen thuộc, nay đổi món cơm lồ ô để được thưởng thức hương vị của núi rừng, được sống gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời đó cũng là một cách để thể hiện sự hòa hợp, kết đoàn với cộng đồng dân tộc thiểu số anh em.
Trước hết, phải vo gạo cho sạch cám, rồi cho vào ống lồ ô, đổ nước theo định lượng của gạo rồi dùng lá chuối làm nút, bịt kín ống lồ ô. Sau đó đốt lửa cho đến khi ống cơm chín.
Nấu cơm bên suối
Đốt lửa cho cơm ống là một công đoạn khá phức tạp, nó đòi hỏi người nấu phải xoay ống cơm sao cho khéo léo lại vừa biết kết hợp với việc điều chỉnh than lửa sao cho điều hòa.Như vậy thì ống cơm mới chín đều, thơm ngon và giữ được hương vị. Nếu đốt lửa cho cơm ống gạo nếp, khi ăn phải tước vỏ lồ ô, cắt thành từng khẩu. Đối với cơm ống bằng gạo tẻ, khi ăn, phải bổ đôi ống lồ ô và xới cơm ra chén, trong trường hợp này, ống lồ ô thay cho nấu cơm. Độc đáo hơn với việc nấu cơm bằng ống lồ ô sẽ cho vị thơm ngon của mùi lồ ô. Một mùi vị đặc trưng và hấp dẫn chỉ có ở nơi núi rừng đại ngàn.
Cũng cần biết thêm, đa số người dân Tây Nguyên không chỉ nấu cơm mà nấu bất cứ cái gì cũng dùng ống lồ ô thay cho nồi, niêu, ấm, chảo, xoong.
Cách nấu ăn này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Do phải thường xuyên đi rừng nhiều ngày, để có thức ăn ngon đồng bào dân tộc thiểu số đã nghĩ ra cách nấu cơm trong ống lồ ô. Vào những dịp buôn làng có lễ hội hoặc có khách quí đến thăm gia đình thì bà con cũng dùng món ăn này như một món đặc sản để đãi khách.
Đến Tây Nguyên, được chiêu đãi cơm ống lồ ô, thưởng thức rượu cần là mong ước chung của đồng bào Kinh vì ăn cơm nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi điện đã quá quen thuộc, nay đổi món cơm lồ ô để được thưởng thức hương vị của núi rừng, được sống gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời đó cũng là một cách để thể hiện sự hòa hợp, kết đoàn với cộng đồng dân tộc thiểu số anh em.