Chỉ tiêu tuyển mới ĐH, CĐ tăng 12%. Đề thi ngoại ngữ không còn phần riêng. Công bố cuốn “Cẩm nang tuyển sinh” trước thời hạn đăng ký dự thi (ĐKDT) ít nhất là 2 tuần… - Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long.
Đề thi ngoại ngữ không có phần riêng
Cụ thể: Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm (trước đây không quá 2 điểm), để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.
Như vậy, nếu thuộc đối tượng ưu tiên 1 thì điểm chênh lệch đến 3 điểm, cộng với điểm ưu tiên khu vực nữa thì khung điểm ưu tiên tối đa đến 6 điểm.
Các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Thưa ông, thí sinh và dư luận rất quan tâm tới những nội dung: Đề thi sẽ ra theo hướng nào để vừa kiểm tra kiến thức toàn diện vừa phân loại được thí sinh?
- Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả 2 phần riêng đều không được chấm. Chỉ chấm điểm phần chung.
Đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Chỉ tiêu ĐH, CĐ tăng 12%
Chỉ tiêu tuyển mới của các trường năm nay sẽ có biến động như thế nào thưa Thứ trưởng?
- Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo năm 2009 về ĐH, CĐ tăng 12%, TCCN tăng 17%. Việc xác định chỉ tiêu tuyển mới theo “năng lực” của từng trường: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Những cơ sở đào tạo trong 2 năm 2007-2008 đã thực hiện tuyển sinh vượt quá 20% số chỉ tiêu xác định ban đầu, các bộ, ngành liên quan có đánh giá và kiểm tra cụ thể việc xác định chỉ tiêu năm 2009 của các cơ sở đó.
Với các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 2009 đến năm 2012 (mỗi năm giảm từ 15% đến 20%) để tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo bậc ĐH và sau ĐH. Ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN còn căn cứ vào các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Tuyển sinh năm 2008 có tình trạng, các Sở GD chuyển dữ liệu không chính xác cho trường dẫn đến khâu nhập liệu không khớp và thanh tra đã phát hiện hàng chục thí sinh nhập học nhưng không dự thi. Năm nay, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì để chấn chỉnh?
- Để khâu nhập hồ sơ sai sót tránh tối đa sai sót đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thì các trường ĐH, CĐ phải có phối hợp chặt chẽ với các Sở GD-ĐT trong việc giao nhận hồ sơ. Năm 2008, ĐH Thái Nguyên có thống kê lượng hồ sơ sai sót chiếm đến 25% tổng hồ sơ đăng ký. Toàn quốc không đến mức đó nhưng độ ảnh hưởng lớn vì liên quan đến công việc của các trường ĐH, CĐ và ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
Do vậy, các Sở GD và các trường ĐH, CĐ phải dùng chương trình tuyển sinh của Bộ để đảm bảo nhất quán trong toàn hệ thống. Việc nhập dữ liệu, hồ sơ ĐKDT của thí sinh phải chính xác, tuyệt đối không để nhầm lẫn, sai sót. Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ (số 1 và số 2). Phiếu báo điểm phải thống nhất với mẫu đã thiết kế không được thay đổi...
“Cẩm nang” tuyển sinh sẽ “ra lò” sớm 2 tuần?
Về việc chậm trễ ban hành các quy định tuyển sinh và cuốn “Những điều cần biết” năm trước khiến thí sinh đến hạn nộp hồ sơ “chạy đôn chạy đáo”, năm nay sẽ được Bộ khắc phục như thế nào?
- Bộ GD-ĐT giao Cục Khảo thí phối hợp với Vụ Giáo dục ĐH phối hợp Ban chỉ đạo thi để trước 20/2 sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN, quy chế thi tốt nghiệp THPT và sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chấm thi.
Cuốn “Những điều cần biết” Bộ GD-ĐT thống nhất với Vụ Giáo dục ĐH, Cục Khảo thí, Cục Công nghệ thông tin làm sao để đẩy tiến độ công bố sớm trước thời hạn ĐKDT 1 tháng, hoặc ít nhất là trước 2 tuần để thí sinh tham khảo. Tránh tình trạng năm 2008, thí sinh đăng ký dự thi rồi nhưng Bộ vẫn chưa ban hành cuốn “Những điều cần biết”.
Tuy nhiên, việc công bố sớm phụ thuộc thông tin của các trường gửi lên sớm và chính xác. Với những đơn vị có điều chỉnh về mở ngành đào tạo thì gửi thông tin về Bộ trước 31/1.
Tại hội nghị tuyển sinh, không ít ý kiến đề nghị, nếu 2010 không còn thi ĐH thì Bộ GD-ĐT sớm công bố chủ trương “1 kỳ thi THPT quốc gia” để các đơn vị chuẩn bị. Lộ trình của Bộ?
- Các phương án để tổ chức “1 kỳ thi THPT quốc gia” đang xin ý kiến lãnh đạo Bộ. Khoảng tháng 5, tháng 6 sẽ có thông báo chính thức. Hiện, Bộ GD-ĐT đang xây dựng khung chính sách xét tuyển.
Đề thi ngoại ngữ không có phần riêng
Cụ thể: Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm (trước đây không quá 2 điểm), để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.
Như vậy, nếu thuộc đối tượng ưu tiên 1 thì điểm chênh lệch đến 3 điểm, cộng với điểm ưu tiên khu vực nữa thì khung điểm ưu tiên tối đa đến 6 điểm.
Các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Thưa ông, thí sinh và dư luận rất quan tâm tới những nội dung: Đề thi sẽ ra theo hướng nào để vừa kiểm tra kiến thức toàn diện vừa phân loại được thí sinh?
- Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả 2 phần riêng đều không được chấm. Chỉ chấm điểm phần chung.
Đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Chỉ tiêu ĐH, CĐ tăng 12%
Chỉ tiêu tuyển mới của các trường năm nay sẽ có biến động như thế nào thưa Thứ trưởng?
- Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo năm 2009 về ĐH, CĐ tăng 12%, TCCN tăng 17%. Việc xác định chỉ tiêu tuyển mới theo “năng lực” của từng trường: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Những cơ sở đào tạo trong 2 năm 2007-2008 đã thực hiện tuyển sinh vượt quá 20% số chỉ tiêu xác định ban đầu, các bộ, ngành liên quan có đánh giá và kiểm tra cụ thể việc xác định chỉ tiêu năm 2009 của các cơ sở đó.
Với các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 2009 đến năm 2012 (mỗi năm giảm từ 15% đến 20%) để tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo bậc ĐH và sau ĐH. Ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN còn căn cứ vào các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Tuyển sinh năm 2008 có tình trạng, các Sở GD chuyển dữ liệu không chính xác cho trường dẫn đến khâu nhập liệu không khớp và thanh tra đã phát hiện hàng chục thí sinh nhập học nhưng không dự thi. Năm nay, Bộ GD-ĐT có giải pháp gì để chấn chỉnh?
- Để khâu nhập hồ sơ sai sót tránh tối đa sai sót đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thì các trường ĐH, CĐ phải có phối hợp chặt chẽ với các Sở GD-ĐT trong việc giao nhận hồ sơ. Năm 2008, ĐH Thái Nguyên có thống kê lượng hồ sơ sai sót chiếm đến 25% tổng hồ sơ đăng ký. Toàn quốc không đến mức đó nhưng độ ảnh hưởng lớn vì liên quan đến công việc của các trường ĐH, CĐ và ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
Do vậy, các Sở GD và các trường ĐH, CĐ phải dùng chương trình tuyển sinh của Bộ để đảm bảo nhất quán trong toàn hệ thống. Việc nhập dữ liệu, hồ sơ ĐKDT của thí sinh phải chính xác, tuyệt đối không để nhầm lẫn, sai sót. Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ (số 1 và số 2). Phiếu báo điểm phải thống nhất với mẫu đã thiết kế không được thay đổi...
“Cẩm nang” tuyển sinh sẽ “ra lò” sớm 2 tuần?
Về việc chậm trễ ban hành các quy định tuyển sinh và cuốn “Những điều cần biết” năm trước khiến thí sinh đến hạn nộp hồ sơ “chạy đôn chạy đáo”, năm nay sẽ được Bộ khắc phục như thế nào?
- Bộ GD-ĐT giao Cục Khảo thí phối hợp với Vụ Giáo dục ĐH phối hợp Ban chỉ đạo thi để trước 20/2 sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN, quy chế thi tốt nghiệp THPT và sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chấm thi.
Cuốn “Những điều cần biết” Bộ GD-ĐT thống nhất với Vụ Giáo dục ĐH, Cục Khảo thí, Cục Công nghệ thông tin làm sao để đẩy tiến độ công bố sớm trước thời hạn ĐKDT 1 tháng, hoặc ít nhất là trước 2 tuần để thí sinh tham khảo. Tránh tình trạng năm 2008, thí sinh đăng ký dự thi rồi nhưng Bộ vẫn chưa ban hành cuốn “Những điều cần biết”.
Tuy nhiên, việc công bố sớm phụ thuộc thông tin của các trường gửi lên sớm và chính xác. Với những đơn vị có điều chỉnh về mở ngành đào tạo thì gửi thông tin về Bộ trước 31/1.
Tại hội nghị tuyển sinh, không ít ý kiến đề nghị, nếu 2010 không còn thi ĐH thì Bộ GD-ĐT sớm công bố chủ trương “1 kỳ thi THPT quốc gia” để các đơn vị chuẩn bị. Lộ trình của Bộ?
- Các phương án để tổ chức “1 kỳ thi THPT quốc gia” đang xin ý kiến lãnh đạo Bộ. Khoảng tháng 5, tháng 6 sẽ có thông báo chính thức. Hiện, Bộ GD-ĐT đang xây dựng khung chính sách xét tuyển.