DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại

    anhday
    anhday
    Trợ lý giám đốc
    Trợ lý giám đốc


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1298
    Tuổi : 38
    Cảm ơn : 33

    Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại Empty Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại

    Bài gửi by anhday 2009-02-07, 18:42

    Trên thế giới có rất nhiều mô hình
    hệ thống chính trị và thể chế nhà nước. Chúng ta không thể khẳng định
    mô hình nào là ưu việt nhất mà vấn đề là ở chỗ, mô hình nào phù hợp,
    thích ứng đối với mỗi quốc gia. Thực tế đã minh chứng rất rõ ràng: Sự
    ổn định, phát triển và năng lực của chúng ta đang được rất nhiều quốc
    gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao và coi là hình mẫu có thể tham khảo.


    Khả năng thích ứng với lịch sử hiện đại


    Một hệ
    thống chính trị mạnh là một hệ thống chính trị đặt mục tiêu và phương
    thức thực thi quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị phù hợp với lợi
    ích của nhân dân. Lợi ích của nhân dân liên quan đến nhiều giai cấp,
    tầng lớp nên có thể có nhiều khác biệt. Một hệ thống chính trị vận hành
    tốt thì khi đã đưa ra những quyết sách, thường đảm bảo ích chung, phản
    ánh được điểm tương đồng chung, tạo ra được sự đồng thuận xã hội.



    Đồng thuận
    xã hội là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp
    đều cố gắng để thực hiện mục tiêu, chủ trương, chính sách, pháp luật do
    hệ thống chính trị đề ra. (Người ta gọi đây là “sản phẩm đầu ra” của hệ
    thống chính trị).



    Trong xã
    hội có giai cấp, hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng, là hệ
    thống phân bổ các giá trị xã hội, tổng hợp các phương thức thực thi
    quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Trong hệ thống chính trị,
    nhà nước đóng vai trò trung tâm. Mọi hoạt động chính trị của tổ chức,
    của công dân đều hướng tới để xây dựng một hệ thống chính trị sao cho
    quá trình phân bổ quyền lực của xã hội phải đảm bảo cân bằng các lợi
    ích, đảm bảo sự công bằng.



    Hơn 20 năm
    đổi mới, chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa
    lịch sử. Đó là nhờ hệ thống chính trị vận hành tốt, đây cũng là yếu tố
    cơ bản để đảm bảo sự ổn định trong thời gian vừa qua.



    Để đảm bảo
    ổn định chính trị, không chỉ có tập hợp được nhân dân, đảm bảo được lợi
    ích của nhân dân, đảm bảo sự đồng thuận toàn xã hội và đoàn kết toàn
    dân tộc mà còn phải đảm bảo được an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ
    quyền và lãnh thổ của quốc gia. Bất kì hệ thống chính trị nào muốn có
    ổn định để phát triển đều cũng phải đạt được điều đó.



    Hệ thống
    chính trị của bất kỳ một nước nào cũng có nhà nước, có đảng cầm quyền,
    có các tổ chức nối nhà nước với công dân (gọi là các tổ chức chính trị
    - xã hội) và các quan hệ, cơ chế nguyên tắc đảm bảo cho hệ thống chính
    trị đó vận hành tốt.



    Hệ thống
    chính trị của chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội, phát
    huy nội lực, tận dụng ngoại lực đã tạo ra thế và lực mới có đủ điều
    kiện để đảm bảo hòa bình, ổn định trong nước, quan hệ tốt với các nước
    láng giềng và các nước trên thế giới. Đó là điều kiện cơ bản để giữ
    được an ninh chính trị, an sinh công dân và toàn vẹn chủ quyền, lãnh
    thổ quốc gia.



    Một hệ
    thống chính trị tốt phải thể hiện 4 tiêu chí cơ bản sau: Một là: Vạch
    được mục tiêu đúng. Hai là: tổ chức thực hiện được các mục tiêu. Ba là:
    đảm bảo được dân chủ. Bốn là: đảm bảo được ổn định chính trị - xã hội,
    đất nước phát triển, tự thích nghi, tự hoàn thiện và đổi mới.



    Hệ thống
    chính trị nước ta, nhất là trong 20 năm đổi mới đã đáp ứng khá tốt các
    tiêu chí trên. Qua đây, chúng ta có thể tự đánh giá chính mình và so
    sánh được hệ thống chính trị nước ta với hệ thống chính trị các nước
    trong khu vực và trên thế giới.



    Chúng ta đã
    có đường lối đổi mới và các chính sách kinh tế - xã hội đúng, hợp lòng
    dân, hợp với xu thế phát triển của thời đại, được cộng đồng quốc tế
    thừa nhận và đánh giá cao; tổ chức hiện thực hoá chúng với tốc độ tăng
    trưởng kinh tế cao, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt;
    đạt đựơc nhiều thành tựu và tiến bộ trong xây dựng nhà nước pháp quyền,
    dân chủ hoá xã hội, phát huy quyền dân chủ của nhân dân; chính trị ổn
    định…



    Trong hệ
    thống chính trị Việt Nam, có một tổ chức rất đặc biệt là Mặt trận Tổ
    quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc
    như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên
    hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt
    Nam. Vai trò của các tổ chức này trong xã hội công dân là hết sức quan
    trọng, không thể thiếu được. Khách quan mà nói chúng ta đang có một xã
    hội công dân đang hình thành và phát triển tốt, làm cơ sở cho hệ thống
    chính trị dân chủ và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính đặc
    biệt, đặc sắc ở đây là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
    hội làm nòng cốt của xã hội công dân đó.



    Chúng ta
    cũng tích cực khắc phục những yếu kém, trì trệ, bằng nổ lực cải cách
    hành chính, quyết tâm chống tham nhũng, đã và đang nghiên cứu, tiến
    hành nhiều đổi mới quan trọng nhằm làm cho hệ thống chính trị hoạt động
    tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong lúc đó, nhiều nước, đặc biệt là
    các nước đang phát triển đang rơi vào các cuộc chiến tranh, nội chiến,
    xung đột, nợ nần, nạn khủng bố, khủng hoảng chính trị…



    Chúng ta
    đang ở thế thuận lợi. Vấn đề là biết tận dụng những lợi thế này để phát
    triển nhanh và bền vững đất nước, tạo các yếu tố thuận lợi hơn để tiếp
    tục chủ động đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống
    chính trị.



    Từ vị thế
    này, chúng ta rất có khả năng, xứng đáng và rất đáng tích cực tham gia
    vào các quá trình quản lý toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng.



    Bản lĩnh Việt Nam
    Hệ
    thống chính trị chúng ta trước đây chủ yếu là một hệ thống phục vụ các
    mục tiêu chiến đấu (mang nặng tính bao cấp, chỉ huy), qua hơn 20 năm
    đổi mới, về cơ bản đã tương thích được với đời sống chính trị của cộng
    đồng quốc tế. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Quá trình trở
    thành thành viên của Liên hiệp quốc, tham gia các công ước quốc tế, hội
    nhập khu vực (gia nhập ASEAN) trở thành thành viên APEC, WTO, thực hiện
    các cam kết song phương, đa phương…chúng ta đã biết được cần phải làm
    gì khi trở thành một thành viên đầy đủ và tích cực của cộng đồng quốc
    tế.



    Để tương
    thích với những chuẩn mực chung của thế giới, để có thể có một vai trò
    nhất định trong một “trật tự” thế giới luôn luôn mới, mỗi quốc gia vừa
    phải đóng góp, thậm chí hi sinh những lợi ích tạm thời của mình, vừa
    tuân thủ vừa cùng các quốc gia khác với tư cách là các chủ thể bình
    đẳng của đời sống quốc tế sáng tạo ra các “trật tự” mới (các thể chế
    quản lý toàn cầu mới) trong hệ thống toàn cầu mà ngày càng trở nên “nhỏ
    bé”, thậm chí như Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” gọi là
    “siêu nhỏ” do toàn cầu hoá 3.0 mang lại.



    Hệ thống
    chính trị nước ta cũng như tất cả các nước khác đều có những thách
    thức, vừa do những nguyên nhân nội tại vừa do những nguyên nhân bên
    ngoài. Đó là do những đặc điểm đặc thù của mình mà mỗi nước vẫn có
    những “vấn đề” riêng chưa tương thích với những yêu cầu chung, những
    chuẩn mực chung; mặt khác lại có những nước muốn áp đặt cách nhìn nhận,
    lợi ích, chuẩn mực của riêng mình cho cộng đồng quốc tế.



    Yêu cầu
    tương thích của hệ thống chính trị của chúng ta với đời sống chính trị
    thế giới cũng đang đặt ra một số vấn đề. Mô hình nhà nước của chúng ta
    là nhà nước pháp quyền nhưng tàn dư của mô hình tập trung quan liêu bao
    cấp còn khá nặng nề. Việc đảm bảo và và thực hiện đầy đủ các quyền dân
    chủ của người dân, tình trạng quan liêu tham nhũng đang là những vấn đề
    cấp bách cần được giải quyết.



    Chúng ta
    cũng đang tìm tòi để đổi mới hệ thống và hoàn thiện hệ thống chính trị.
    Thời gian qua chúng ta đã đảm bảo được sự ổn định. Điều đó nói lên sự
    thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó,
    chúng ta đang nghiên cứu, tìm hướng khắc phục khuyết điểm của hệ thống
    chính trị và tìm cách đổi mới.



    Tham gia
    tốt quản lý toàn cầu đòi hỏi một bản lĩnh Việt Nam. Việt Nam cần có
    tiếng nói để tháo gỡ những mâu thuẫn, những xung đột, hướng tới những
    cam kết chung, hành động chung, cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích
    chung.



    Những gì
    Việt Nam đã làm được theo tinh thần đó, được thể hiện qua tháo gỡ những
    rào cản, bế tắc trong đàm phán thương mại toàn cầu tại APEC 14 với
    cương vị là chủ nhà; trong các sáng kiến thúc đẩy sự hợp tác khu vực
    ASEAN và các diễn đàn của nó, trong quá trình thực hiện các mục tiêu
    thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, trong niềm tin của Liên hiệp quốc khi
    cùng Việt Nam thực hiện dự án “Một Liên hiệp quốc” tại Việt Nam.


    Thành công
    của Việt Nam, đặc biệt là vị thế mới của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều
    vào tính ổn định chính trị - xã hội, đường lối, chính sách đối nội, đối
    ngoại cởi mở thân thiện . Những yếu tố đó đã tạo ra sự thân thiện, cởi
    mở, hoà nhập của dân cư trong các sinh hoạt trong nước, cũng như ở nước
    ngoài. Những thành công của Việt Nam không chỉ biểu hiện tính cách dân
    tộc, bản sắc văn hoá, hoặc khả năng động viên của chính quyền mà chủ
    yếu là biểu hiện chất lượng các chính sách đối nội, đối ngoại. Các
    chính sách đó đã tạo được sự đồng thuận và đoàn kết xã hội, góp phần
    tạo ra hình ảnh Việt Nam ngày nay: Một Việt Nam hoà bình, tươi đẹp, cởi
    mở, thân thiện, năng động, đồng thuận, dân chủ, công bằng, phát triển
    mạnh mẽ và quyết tâm vươn lên không gì ngăn cản nổi.

      Hôm nay: 2024-11-07, 13:42