Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có công ty niêm yết nào có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được cổ phần. Chỉ có 5 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD và vẫn còn chỗ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, những cổ phần này chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ.
Đây là nhận định của ông Jim Hassett - Chủ tịch Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Jim Hassett, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển quá nóng.
Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường lại là sự suy giảm sâu nhất trong các thị trường chứng khoán châu Á năm 2008.
"Để tạo điều kiện cho sự phục hồi của thị trường trong năm 2009 cũng như trong dài hạn, tôi nghĩ, Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá. Việc IPO các tập đoàn, công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, bao gồm dầu khí, viễn thông và ngân hàng, nếu được tổ chức tốt, sẽ thu hút mức độ quan tâm rất cao từ các nhà đầu tư nước ngoài"- ông Jim Hassett nói.
Theo ông Jim Hassett, Việt Nam cần nhìn nhận đây là thời điểm mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới phải xem xét lại danh mục đầu tư và địa điểm đầu tư của mình. Niềm tin của nhà đầu tư là rất quan trọng, vì vậy, một điều then chốt đối với Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế xã hội và tránh sụp đổ thị trường chứng khoán, bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Nhận định về gói giải pháp chống khủng hoảng mà Việt Nam đang thực hiện, ông Jim Hassett cho rằng, hầu hết các chính phủ ở khu vực đang áp dụng những chính sách khuyến khích như giảm thuế, bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu.
Ông khẳng định: "Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD đã được công bố".
Tuy nhiên, những cổ phần này chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ.
Đây là nhận định của ông Jim Hassett - Chủ tịch Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Jim Hassett, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển quá nóng.
Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường lại là sự suy giảm sâu nhất trong các thị trường chứng khoán châu Á năm 2008.
"Để tạo điều kiện cho sự phục hồi của thị trường trong năm 2009 cũng như trong dài hạn, tôi nghĩ, Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá. Việc IPO các tập đoàn, công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, bao gồm dầu khí, viễn thông và ngân hàng, nếu được tổ chức tốt, sẽ thu hút mức độ quan tâm rất cao từ các nhà đầu tư nước ngoài"- ông Jim Hassett nói.
Theo ông Jim Hassett, Việt Nam cần nhìn nhận đây là thời điểm mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới phải xem xét lại danh mục đầu tư và địa điểm đầu tư của mình. Niềm tin của nhà đầu tư là rất quan trọng, vì vậy, một điều then chốt đối với Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế xã hội và tránh sụp đổ thị trường chứng khoán, bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Nhận định về gói giải pháp chống khủng hoảng mà Việt Nam đang thực hiện, ông Jim Hassett cho rằng, hầu hết các chính phủ ở khu vực đang áp dụng những chính sách khuyến khích như giảm thuế, bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu.
Ông khẳng định: "Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi khôn ngoan, bao gồm cả gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD đã được công bố".