MỞ TƯ DUY. Những người trẻ có lợi thế lớn nhất chính là tuổi trẻ. Đất nước đang mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, cũng là thời điểm mà con người trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn và dễ tiếp thu cái mới nhất. Trước đây, chúng ta thường cho rằng, vào đại học là con đường duy nhất để người trẻ có thể khẳng định mình. Nhưng không phải vậy : đó chỉ là một trong rất nhiều con đường đưa người trẻ đến thành công.
Thời mở cửa tạo ra nhiều thời cơ cho bất cứ ai biết nhận ra và nắm bắt những cơ hội phù hợp với bản thân mình. Khi còn là sinh viên, nhiều người nghĩ rằng đã học cái gì thì sau này sẽ làm cái đó. Học ngành nào thì ra trường làm công việc của ngành đó! Điều này thật ra cũng đúng, cũng tốt thôi; nhưng trong một xã hội đang “mở” như thế này thì đây lại là tư duy “đóng”. Ngày nay, chúng ta không chỉ học kiến thức ở trong các bài giảng, các giáo trình, mà còn học ở rất nhiều nơi, nhiều người trong cuộc sống; có thể thích nghi với nhiều công việc khác nhau.
Quan điểm mới về học tập là: “Học để biết. Học để làm. Học để làm người. Học để cùng chung sống”. Chúng ta cố gắng học giỏi ở nhà trường để thành thạo một nghề nghiệp. Và chúng ta cũng phải biết tự học, tự rèn luyện để hòa nhập tốt vào những vị trí mà xã hội yêu cầu. Người trẻ hãy nhìn ra xung quanh. Có nhiều tấm gương thành đạt ở những lĩnh vực vốn không phải là chuyên môn mà họ được đào tạo : Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên và đang tấn công vào lĩnh vực bán lẻ thông qua chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart - xuất thân từ một sinh viên y khoa của Đại học Tây Nguyên; Triệu Hương Giang - sinh viên sư phạm ngoại ngữ trở thành Phó Tổng giám đốc một tập đoàn lớn của Nhật Bản, là người đứng đầu của Zen Plaza... Nhưng nói như vậy không phải khuyến khích các bạn trẻ từ bỏ con đường mà mình đang đi, mà khuyên các bạn phải biết đi trên nhiều con đường! Sẽ không có ngôi trường nào đào tạo nên những người thành đạt đâu. Mà muốn thành công, tự bản thân bạn phải tư duy, nỗ lực hết mình.
MỞ TẦM NHÌN. Đất nước bước vào hội nhập. Thời cơ và thách thức đan xen nhau. Đây là thời điểm không dành cho những người thiển cận, và tuổi trẻ hãy biết nhìn xa trông rộng, phải có tầm nhìn chiến lược. Chúng ta không chỉ biết nhìn về cái trước mắt, mà phải tiên lượng những điều xa hơn, dựa trên năng lực suy luận thực tiễn và khoa học. Để từ đó, có thể giảm thiểu các rủi ro và giành lấy các cơ hội về mình khi chúng vừa manh nha. Có một du học sinh Việt Nam tên là Nguyên sang Singapore theo học chuyên ngành về tài chính. Nhưng học được một thời gian thì chính anh gặp khó khăn về... tài chính, có nguy cơ không thể ở lại Singapore học tập. Chàng sinh viên thông minh đã dũng cảm tìm đến cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu để tìm sự giúp đỡ. Sau vài lần từ chối tiếp chuyện, ông Lý cũng dành cho chàng trai đến từ Việt Nam cơ hội gặp gỡ. Ông hỏi Nguyên thật nhiều về anh, về Việt Nam, về những dự định của anh. Cuối cùng, ông đồng ý giúp anh một học bổng để anh có thể ở lại Singapore học tập, với điều kiện anh phải thuyết phục được ông bằng một kế hoạch dài hạn của bản thân mình sau khi hoàn thành khóa học trên đất khách. Và thật tuyệt vời, chàng trai trẻ đã thành công trước yêu cầu khắt khe của vị chính khách lão luyện! Thời hội nhập đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược cho cuộc sống của mình. Hay nói cách khác, chúng ta phải luôn mở rộng tầm nhìn.
Thời mở cửa tạo ra nhiều thời cơ cho bất cứ ai biết nhận ra và nắm bắt những cơ hội phù hợp với bản thân mình. Khi còn là sinh viên, nhiều người nghĩ rằng đã học cái gì thì sau này sẽ làm cái đó. Học ngành nào thì ra trường làm công việc của ngành đó! Điều này thật ra cũng đúng, cũng tốt thôi; nhưng trong một xã hội đang “mở” như thế này thì đây lại là tư duy “đóng”. Ngày nay, chúng ta không chỉ học kiến thức ở trong các bài giảng, các giáo trình, mà còn học ở rất nhiều nơi, nhiều người trong cuộc sống; có thể thích nghi với nhiều công việc khác nhau.
Quan điểm mới về học tập là: “Học để biết. Học để làm. Học để làm người. Học để cùng chung sống”. Chúng ta cố gắng học giỏi ở nhà trường để thành thạo một nghề nghiệp. Và chúng ta cũng phải biết tự học, tự rèn luyện để hòa nhập tốt vào những vị trí mà xã hội yêu cầu. Người trẻ hãy nhìn ra xung quanh. Có nhiều tấm gương thành đạt ở những lĩnh vực vốn không phải là chuyên môn mà họ được đào tạo : Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên và đang tấn công vào lĩnh vực bán lẻ thông qua chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart - xuất thân từ một sinh viên y khoa của Đại học Tây Nguyên; Triệu Hương Giang - sinh viên sư phạm ngoại ngữ trở thành Phó Tổng giám đốc một tập đoàn lớn của Nhật Bản, là người đứng đầu của Zen Plaza... Nhưng nói như vậy không phải khuyến khích các bạn trẻ từ bỏ con đường mà mình đang đi, mà khuyên các bạn phải biết đi trên nhiều con đường! Sẽ không có ngôi trường nào đào tạo nên những người thành đạt đâu. Mà muốn thành công, tự bản thân bạn phải tư duy, nỗ lực hết mình.
MỞ TẦM NHÌN. Đất nước bước vào hội nhập. Thời cơ và thách thức đan xen nhau. Đây là thời điểm không dành cho những người thiển cận, và tuổi trẻ hãy biết nhìn xa trông rộng, phải có tầm nhìn chiến lược. Chúng ta không chỉ biết nhìn về cái trước mắt, mà phải tiên lượng những điều xa hơn, dựa trên năng lực suy luận thực tiễn và khoa học. Để từ đó, có thể giảm thiểu các rủi ro và giành lấy các cơ hội về mình khi chúng vừa manh nha. Có một du học sinh Việt Nam tên là Nguyên sang Singapore theo học chuyên ngành về tài chính. Nhưng học được một thời gian thì chính anh gặp khó khăn về... tài chính, có nguy cơ không thể ở lại Singapore học tập. Chàng sinh viên thông minh đã dũng cảm tìm đến cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu để tìm sự giúp đỡ. Sau vài lần từ chối tiếp chuyện, ông Lý cũng dành cho chàng trai đến từ Việt Nam cơ hội gặp gỡ. Ông hỏi Nguyên thật nhiều về anh, về Việt Nam, về những dự định của anh. Cuối cùng, ông đồng ý giúp anh một học bổng để anh có thể ở lại Singapore học tập, với điều kiện anh phải thuyết phục được ông bằng một kế hoạch dài hạn của bản thân mình sau khi hoàn thành khóa học trên đất khách. Và thật tuyệt vời, chàng trai trẻ đã thành công trước yêu cầu khắt khe của vị chính khách lão luyện! Thời hội nhập đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược cho cuộc sống của mình. Hay nói cách khác, chúng ta phải luôn mở rộng tầm nhìn.
Được sửa bởi HANA ngày 2009-02-03, 20:20; sửa lần 1.