[h=4]Lữ Bố[/h]Lữ Bố (?-198), tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán Lữ Bố là một viên tướng dũng mãnh bậc nhất Tam quốc, Trên chiến trường, chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.
[h=4]Quan Vũ (nước Thục)[/h]Quan Vũ (162 - 220), cũng được gọi là Quan công, tự Vân Trường là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
[h=4]Trương Phi (nước Thục)[/h].Trương Phi (163 - 221) thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, làm nghề bán rượu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.
Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết. Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lữ Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử).Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lữ Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 2 trận, tất cả gần 150 hiệp và đều bất phân thắng bại (trong khi Hứa Chử chỉ giao chiến với Lã Bố được 20 hiệp bất phân thắng bại trước khi Tào Tháo sai 5 tướng khác ra trợ chiến).
[h=4]Triệu Vân (nước Thục)[/h]Triệu Vân (168-229), tự là Tử Long người vùng Thường Sơn Là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy, không xốc nổi như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu.Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản một mình phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào.Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng.Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng.Xưa nay cứu chúa xông trăm trận.Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.
[h=4]Điển Vi (nước Ngụy)[/h]Điển Vi (?-197) là tướng phục vụ dưới quyền quân phiệt Tào Tháo thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người, có chí hướng, thích làm điều nghĩa hiệp. Điển Vi là một mãnh tướng nổi bật trong thời kỳ gây dựng lực lượng của Tào Tháo..
[h=4]Mã Siêu (nước Thục)[/h]Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi là một vị võ tướng của nhà Thục Hán Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu" (nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, lấy từ chữ “Cẩm” có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc) và là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện đời Đông Hán.Mã Siêu là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung. Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu.
Sau khi lập nhiều công lao cho nhà Thục và uy danh vốn có, Mã Siêu nhiều lần được Lưu Bị phong tước và giao nhiều trọng trách quan trọng, ông được phong là một trong Ngũ hổ tướng của Tây Thục. Cuộc đời chinh chiến của ông rất hiển hách, lập nhiều chiến công vang dội, uy trấn cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, được nhiều dân tộc thiểu số ở đó mến mộ. Tuy vậy, gia đình ông phải chịu nhiều mất mát, tang thương chiến tranh.
[h=4]Hoàng Trung (nước Thục)[/h]
Hoàng Trung (145 - 220), là một vị tướng cuối thời Đông Hán nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ huyện Du thuộc quận Trường Sa. Về sau Tào Tháo đánh chiếm Kinh châu, lệnh cho Hoàng Trung thay chức Tỉ tướng quân, theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền.
Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên đánh Lưu Chương, Hoàng Trung nhận lệnh theo vào, tham chiến tại cửa ải Hà Manh. Ông thường dũng cảm xung phong đi đầu trước các sĩ tốt, được đánh giá là can đảm cương nghị.Sau khi đánh chiếm được Ích châu, Lưu Bị phong ông làm Thảo lỗ tướng quân.
[h=4]Hứa Chử (nước Ngụy)[/h]
Hứa Chử tên gọi là Trọng Khang, người Tiêu huyện, được miêu tả là người mình cao tám thước, lưng to mười bản tay, tay cầm thanh đao lớn.Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ.Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết .Cuối thời Đông Hán thiên hạ loạn lạc, nhiều quân cướp nổi dậy cướp bóc. Hứa Chử tập hợp họ hàng, khách khứa dựng dinh lũy chống lại quân cướp. Hơn 1 vạn quân cướp từ Cát Bì, Nhữ Nam đến đánh vùng quê ông. Hứa Chử cùng các thủ hạ ra sức chiến đấu nhưng lực lượng ít ỏi, bắn hết tên đạn. Ông hạ lệnh cho toàn thể nhân dân, cả già trẻ trai gái cùng xung trận, khuân đá lớn chất đầy 4 góc dinh lũy. Sau đó tự ông vác đá lớn ném địch. Quân cướp nhiều người bị trúng đá chết tan xác nên sợ hãi không dám lại gần.
Lương thực hết, Hứa Chử phải xin giảng hòa, đề nghị đổi trâu lấy lương thực. Khi quân địch giao lương thực rồi đến lấy trâu, Hứa Chử xông ra cầm đuôi trâu lôi ngược lại hơn 100 bước. Quân địch thấy ông hùng dũng đều sợ hãi không dám đến lấy trâu nữa, lũ lượt rút lui. Từ đó danh tiếng Hứa Chử nổi tiếng khắp vùngNhữ Nam, Trần, Lương.
[h=4]Tôn Sách (nước Ngô)[/h]Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương.
Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.
Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ. Sách sử viết: Kẻ sĩ nhìn thấy Tôn Sách, không ai không tận tâm, vui vẻ nhận cái chết. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống, trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Tây Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương trong văn hóa dân gian Trung Quốc.
[h=4]Thái Sử Từ (nước Ngô)[/h]
Thái Sử Từ (166-206) tên tự Tử Nghĩa là người ở Hoàng Huyện, đất Ðông Lai là một tướng văn võ song toàn.Từ lúc trẻ tuổi, Thái Sử Từ đã thông minh, hiếu học, có chí lớn, được giữ chứcTấu tào sử trong quận. Năm 186, viên Thái thú trong bản quận của Thái Sử Từ mâu thuẫn với viên Châu mục, triều đình không dàn hòa nổi, bèn ra lệnh ai dâng tấu chương nói rõ việc này trước thì người đó được xem là có ưu thế.
Biểu chương của Châu mục xong trước, đã gửi đi, còn quận thú loay hoay mãi mới chọn được Thái Sử Từ để giao việc.
Thái Sử Từ đi ngày đêm đến kinh đô Lạc Dương, vào nhà khách để đợi. Trong nhà khách ông thấy sứ giả của viên Châu mục đã đến trước, chuẩn bị đến lượt được đệ trình lên viên Tư mã - người phụ trách nhà khách của triều đình. Thái Sử Từ không lộ vẻ hốt hoảng, lại gần làm quen với sứ giả của Châu mục rồi hỏi dò việc dâng tấu chương. Sứ giả thật thà nói hết. Thái Sử Từ dọa ông ta nên cẩn thận trong lời lẽ tấu trình triều đình và tỏ ý muốn xem hộ để sửa chữa giúp. Viên sứ giả không nghi ngờ gì bèn đưa tấu chương cho ông xem. Ông rút luôn dao nhỏ trong người ra rạch nát tấu chương.
Viên sứ giả làm ầm ĩ lên, Thái Sử Từ khuyên ông ta đằng nào làm mất tấu chương cũng bị tội, nên rủ ông ta cùng trốn. Viên sứ giả tin là thật, vội cùng Thái Sử Từ trốn khỏi Lạc Dương. Ra khỏi thành được một quãng, ông chia tay viên sứ giả rồi lén quay trở lại kinh thành dâng tấu chương của Thái thú lên. Vì vậy triều đình xử Thái thú thắng trong vụ này.
Vì vụ việc này Thái Sử Từ trở nên nổi tiếng, do đó viên Châu mục rất hận ông. Sợ bị trả thù, ông bỏ trốn đến Liêu Đông.
[h=4]Quan Vũ (nước Thục)[/h]Quan Vũ (162 - 220), cũng được gọi là Quan công, tự Vân Trường là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
[h=4]Trương Phi (nước Thục)[/h].Trương Phi (163 - 221) thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, làm nghề bán rượu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.
Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết. Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lữ Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử).Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lữ Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 2 trận, tất cả gần 150 hiệp và đều bất phân thắng bại (trong khi Hứa Chử chỉ giao chiến với Lã Bố được 20 hiệp bất phân thắng bại trước khi Tào Tháo sai 5 tướng khác ra trợ chiến).
[h=4]Triệu Vân (nước Thục)[/h]Triệu Vân (168-229), tự là Tử Long người vùng Thường Sơn Là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy, không xốc nổi như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu.Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản một mình phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào.Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng.Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng.Xưa nay cứu chúa xông trăm trận.Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.
[h=4]Điển Vi (nước Ngụy)[/h]Điển Vi (?-197) là tướng phục vụ dưới quyền quân phiệt Tào Tháo thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người, có chí hướng, thích làm điều nghĩa hiệp. Điển Vi là một mãnh tướng nổi bật trong thời kỳ gây dựng lực lượng của Tào Tháo..
[h=4]Mã Siêu (nước Thục)[/h]Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi là một vị võ tướng của nhà Thục Hán Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu" (nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, lấy từ chữ “Cẩm” có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc) và là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện đời Đông Hán.Mã Siêu là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung. Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu.
Sau khi lập nhiều công lao cho nhà Thục và uy danh vốn có, Mã Siêu nhiều lần được Lưu Bị phong tước và giao nhiều trọng trách quan trọng, ông được phong là một trong Ngũ hổ tướng của Tây Thục. Cuộc đời chinh chiến của ông rất hiển hách, lập nhiều chiến công vang dội, uy trấn cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, được nhiều dân tộc thiểu số ở đó mến mộ. Tuy vậy, gia đình ông phải chịu nhiều mất mát, tang thương chiến tranh.
[h=4]Hoàng Trung (nước Thục)[/h]
Hoàng Trung (145 - 220), là một vị tướng cuối thời Đông Hán nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ huyện Du thuộc quận Trường Sa. Về sau Tào Tháo đánh chiếm Kinh châu, lệnh cho Hoàng Trung thay chức Tỉ tướng quân, theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền.
Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
[h=4]Hứa Chử (nước Ngụy)[/h]
Hứa Chử tên gọi là Trọng Khang, người Tiêu huyện, được miêu tả là người mình cao tám thước, lưng to mười bản tay, tay cầm thanh đao lớn.Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ.Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết .Cuối thời Đông Hán thiên hạ loạn lạc, nhiều quân cướp nổi dậy cướp bóc. Hứa Chử tập hợp họ hàng, khách khứa dựng dinh lũy chống lại quân cướp. Hơn 1 vạn quân cướp từ Cát Bì, Nhữ Nam đến đánh vùng quê ông. Hứa Chử cùng các thủ hạ ra sức chiến đấu nhưng lực lượng ít ỏi, bắn hết tên đạn. Ông hạ lệnh cho toàn thể nhân dân, cả già trẻ trai gái cùng xung trận, khuân đá lớn chất đầy 4 góc dinh lũy. Sau đó tự ông vác đá lớn ném địch. Quân cướp nhiều người bị trúng đá chết tan xác nên sợ hãi không dám lại gần.
Lương thực hết, Hứa Chử phải xin giảng hòa, đề nghị đổi trâu lấy lương thực. Khi quân địch giao lương thực rồi đến lấy trâu, Hứa Chử xông ra cầm đuôi trâu lôi ngược lại hơn 100 bước. Quân địch thấy ông hùng dũng đều sợ hãi không dám đến lấy trâu nữa, lũ lượt rút lui. Từ đó danh tiếng Hứa Chử nổi tiếng khắp vùngNhữ Nam, Trần, Lương.
[h=4]Tôn Sách (nước Ngô)[/h]Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương.
Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.
[h=4]Thái Sử Từ (nước Ngô)[/h]
Thái Sử Từ (166-206) tên tự Tử Nghĩa là người ở Hoàng Huyện, đất Ðông Lai là một tướng văn võ song toàn.Từ lúc trẻ tuổi, Thái Sử Từ đã thông minh, hiếu học, có chí lớn, được giữ chứcTấu tào sử trong quận. Năm 186, viên Thái thú trong bản quận của Thái Sử Từ mâu thuẫn với viên Châu mục, triều đình không dàn hòa nổi, bèn ra lệnh ai dâng tấu chương nói rõ việc này trước thì người đó được xem là có ưu thế.
Biểu chương của Châu mục xong trước, đã gửi đi, còn quận thú loay hoay mãi mới chọn được Thái Sử Từ để giao việc.
Thái Sử Từ đi ngày đêm đến kinh đô Lạc Dương, vào nhà khách để đợi. Trong nhà khách ông thấy sứ giả của viên Châu mục đã đến trước, chuẩn bị đến lượt được đệ trình lên viên Tư mã - người phụ trách nhà khách của triều đình. Thái Sử Từ không lộ vẻ hốt hoảng, lại gần làm quen với sứ giả của Châu mục rồi hỏi dò việc dâng tấu chương. Sứ giả thật thà nói hết. Thái Sử Từ dọa ông ta nên cẩn thận trong lời lẽ tấu trình triều đình và tỏ ý muốn xem hộ để sửa chữa giúp. Viên sứ giả không nghi ngờ gì bèn đưa tấu chương cho ông xem. Ông rút luôn dao nhỏ trong người ra rạch nát tấu chương.
Vì vụ việc này Thái Sử Từ trở nên nổi tiếng, do đó viên Châu mục rất hận ông. Sợ bị trả thù, ông bỏ trốn đến Liêu Đông.