Trước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía
trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương
mà giúp đỡ tôi”.
Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một người đàn ông
đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ
chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết
dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ
cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này.
Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Người nào đi ngang
qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã
ghi lại tấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những
bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho
cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?
Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!”
Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”.
Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau?
Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù.
Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn
tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy
được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu
quả cao hơn.
Trong cuộc sống hay trong kinh doanh cũng vậy, sự sáng tạo và đổi mới sẽ
tạo ra những điều kỳ diệu bất ngờ. Có những thay đổi dù là nhỏ bé nhưng
cũng sẽ đem lại hiệu quả lớn lao. Điều quan trọng là bạn phải biết đặt
mình vào vị trí của người khác, của khách hàng để hiểu được những nhu
cầu của họ. Giống như tấm biển người đàn ông viết cho cậu bé mù đã chạm
được vào “nhu cầu” chia sẻ tình thương của những con người may mắn đối
với một mảnh đời bất hạnh
trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương
mà giúp đỡ tôi”.
Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một người đàn ông
đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ
chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết
dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ
cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này.
Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Người nào đi ngang
qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã
ghi lại tấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những
bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho
cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?
Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!”
Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”.
Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau?
Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù.
Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn
tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy
được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu
quả cao hơn.
Trong cuộc sống hay trong kinh doanh cũng vậy, sự sáng tạo và đổi mới sẽ
tạo ra những điều kỳ diệu bất ngờ. Có những thay đổi dù là nhỏ bé nhưng
cũng sẽ đem lại hiệu quả lớn lao. Điều quan trọng là bạn phải biết đặt
mình vào vị trí của người khác, của khách hàng để hiểu được những nhu
cầu của họ. Giống như tấm biển người đàn ông viết cho cậu bé mù đã chạm
được vào “nhu cầu” chia sẻ tình thương của những con người may mắn đối
với một mảnh đời bất hạnh