Điện thoại di động - thiết bị liên lạc không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại - có thể bất ngờ phát nổ ngay trên tay người sử dụng.
Trang Complex tổng hợp lại những tai nạn xảy ra với sản phẩm này được đề cập đến trên báo chí vài năm gần đây, tuy nhiên đây chỉ là những trường hợp hy hữu.
Ngày 28/8/2009, Salvatore, một thiếu niên người Bỉ, định gọi điện thì iPhone 3GS phát nổ bên trong khiến cậu bị đau đầu vài ngày. Trong khoảng thời điểm đó còn có 11 trường hợp báo lỗi khác liên quan đến iPhone ở Pháp. Apple đã đồng ý đổi điện thoại mới cho Salvatore
Ngày 11/6/2008, Dan Lefman dẫn chó đi dạo trong công viên và bỗng cảm thấy nóng rẫy ở túi quần. Chiếc điện thoại LG enV bốc cháy khiến quần bị thủng và một mảng da của Lefman hằn vết đỏ. Đại diện của nhà mạng Verizon (Mỹ) thừa nhận đây là lần đầu tiên một mẫu enV bắt lửa nhưng từ chối đổi máy cho anh này cho đến khi báo chí gây sức ép và Lefman đã nhận được điện thoại mới.
Ngày 14/8/2009, Marie-Dominique Kolega (Pháp) đe dọa kiện Apple vì con trai ông bị một mảnh kính của màn hình iPhone bắn vào mắt sau khi điện thoại này phát nổ. Apple đã dàn xếp âm thấm vụ việc.
Ngày 14/5/2010, một người có tên Corey ở Mỹ chia sẻ hình ảnh Samsung Rogue méo mó vì phát nổ. Corey đã yêu cầu Verizon đổi điện thoại. Ban đầu nhà mạng này chỉ đưa cho anh một mẫu refurbished (điện thoại cũ nhưng được tân trang lại) rồi sau đó lại chuyển cho Corey hẳn một máy mới
Ngày 3/12/2010, Aaron Embry, 30 tuổi ở Texas (Mỹ), gọi điện trên Motorola Droid 2 và không ngờ đã bị tổn thương tai. "Tôi nghe thấy tiếng nổ, nhưng không cảm thấy đau gì cả cho đến khi nhìn thấy máu", Embry kể lại.
Ngày 17/8/2010, CNN đưa tin Gopal Gujjar, 23 tuổi ở Ấn Độ, đã thiệt mạng sau khi Nokia 1209 của anh này phát nổ trong lúc đàm thoại. Không ai chứng kiến vụ tai nạn nhưng cảnh sát tìm thấy Gujjar tắt thở với các vết bỏng nặng ở tai trái, cổ và vai. Những mẩu vụn và pin điện thoại rải rác cạnh xác nạn nhân nên nhà chức trách địa phương nhận định anh này tử vong vì thiết bị di động giá rẻ của Nokia
Tháng 7/2007, đồng loạt các báo The New York Times, Bloomberg, Chicago Tribune và PC World đưa tin các nhà chức trách đang tìm hiểu về cái chết của Xiao Jinpeng, 22 tuổi ở Trung Quốc, vào ngày 19/6, được cho là do pin điện thoại Motorola phát nổ gần ngực. Nhà sản xuất đã tích cực hợp tác với bên điều tra, nhưng nhận định có thể nạn nhân sử dụng điện thoại giả.
Ngày 25/11/2011, một chiếc iPhone 4 bất ngờ xì khói mù mịt và phát tia lửa ngay trên chuyến bay ZL319 của hãng hàng không Regional Express khi vừa hạ cánh tại Sydney (Australia). Điện thoại đen đủi này đã được Cục an toàn giao thông và Cơ quan an toàn hàng không dân dụng Australia giữ lại để kiểm tra nguyên nhân cháy nổ nhưng hiện vẫn chưa thông báo kết quả.
Ngày 1/12/2011, chỉ 1 tuần sau vụ cháy iPhone 4 trên máy bay, một điện thoại khác của Apple ở Brazil lại tỏa khói mù mịt khi đang sạc pin trong phòng ngủ và được đặt cách chủ nhân Ayla Paulo Mota chỉ vài cm.
Ngày 2/12/2011, diễn đàn công nghệ XDA đăng những bức ảnh Samsung Galaxy S II bị cháy đen khi để trong túi quần. Chủ nhân điện thoại cho hay thiết bị không chạy bất kỳ chương trình nặng nào và đang ở chế độ nghỉ.
Trang Complex tổng hợp lại những tai nạn xảy ra với sản phẩm này được đề cập đến trên báo chí vài năm gần đây, tuy nhiên đây chỉ là những trường hợp hy hữu.
Ngày 28/8/2009, Salvatore, một thiếu niên người Bỉ, định gọi điện thì iPhone 3GS phát nổ bên trong khiến cậu bị đau đầu vài ngày. Trong khoảng thời điểm đó còn có 11 trường hợp báo lỗi khác liên quan đến iPhone ở Pháp. Apple đã đồng ý đổi điện thoại mới cho Salvatore
Ngày 11/6/2008, Dan Lefman dẫn chó đi dạo trong công viên và bỗng cảm thấy nóng rẫy ở túi quần. Chiếc điện thoại LG enV bốc cháy khiến quần bị thủng và một mảng da của Lefman hằn vết đỏ. Đại diện của nhà mạng Verizon (Mỹ) thừa nhận đây là lần đầu tiên một mẫu enV bắt lửa nhưng từ chối đổi máy cho anh này cho đến khi báo chí gây sức ép và Lefman đã nhận được điện thoại mới.
Ngày 14/8/2009, Marie-Dominique Kolega (Pháp) đe dọa kiện Apple vì con trai ông bị một mảnh kính của màn hình iPhone bắn vào mắt sau khi điện thoại này phát nổ. Apple đã dàn xếp âm thấm vụ việc.
Ngày 14/5/2010, một người có tên Corey ở Mỹ chia sẻ hình ảnh Samsung Rogue méo mó vì phát nổ. Corey đã yêu cầu Verizon đổi điện thoại. Ban đầu nhà mạng này chỉ đưa cho anh một mẫu refurbished (điện thoại cũ nhưng được tân trang lại) rồi sau đó lại chuyển cho Corey hẳn một máy mới
Ngày 3/12/2010, Aaron Embry, 30 tuổi ở Texas (Mỹ), gọi điện trên Motorola Droid 2 và không ngờ đã bị tổn thương tai. "Tôi nghe thấy tiếng nổ, nhưng không cảm thấy đau gì cả cho đến khi nhìn thấy máu", Embry kể lại.
Ngày 17/8/2010, CNN đưa tin Gopal Gujjar, 23 tuổi ở Ấn Độ, đã thiệt mạng sau khi Nokia 1209 của anh này phát nổ trong lúc đàm thoại. Không ai chứng kiến vụ tai nạn nhưng cảnh sát tìm thấy Gujjar tắt thở với các vết bỏng nặng ở tai trái, cổ và vai. Những mẩu vụn và pin điện thoại rải rác cạnh xác nạn nhân nên nhà chức trách địa phương nhận định anh này tử vong vì thiết bị di động giá rẻ của Nokia
Tháng 7/2007, đồng loạt các báo The New York Times, Bloomberg, Chicago Tribune và PC World đưa tin các nhà chức trách đang tìm hiểu về cái chết của Xiao Jinpeng, 22 tuổi ở Trung Quốc, vào ngày 19/6, được cho là do pin điện thoại Motorola phát nổ gần ngực. Nhà sản xuất đã tích cực hợp tác với bên điều tra, nhưng nhận định có thể nạn nhân sử dụng điện thoại giả.
Ngày 25/11/2011, một chiếc iPhone 4 bất ngờ xì khói mù mịt và phát tia lửa ngay trên chuyến bay ZL319 của hãng hàng không Regional Express khi vừa hạ cánh tại Sydney (Australia). Điện thoại đen đủi này đã được Cục an toàn giao thông và Cơ quan an toàn hàng không dân dụng Australia giữ lại để kiểm tra nguyên nhân cháy nổ nhưng hiện vẫn chưa thông báo kết quả.
Ngày 1/12/2011, chỉ 1 tuần sau vụ cháy iPhone 4 trên máy bay, một điện thoại khác của Apple ở Brazil lại tỏa khói mù mịt khi đang sạc pin trong phòng ngủ và được đặt cách chủ nhân Ayla Paulo Mota chỉ vài cm.
Ngày 2/12/2011, diễn đàn công nghệ XDA đăng những bức ảnh Samsung Galaxy S II bị cháy đen khi để trong túi quần. Chủ nhân điện thoại cho hay thiết bị không chạy bất kỳ chương trình nặng nào và đang ở chế độ nghỉ.