Nghi vấn tiêu cực ở một số cầu thủ U-23 VN trong trận gặp U-23 Lào mà Tuổi Trẻ nêu hôm 23-11 giờ đây thật sự là một câu chuyện lớn.
Hôm qua, trang thể thao báo Thanh Niên cũng nêu “Những tình huống gây nghi ngờ”. Bên cạnh đó còn nêu thêm việc quản lý lỏng lẻo ở đội tuyển U-23 như cầu thủ tha hồ xài điện thoại, máy tính, tiếp xúc người ngoài ngay tại khách sạn - những điều bị cấm trong các kỳ SEA Games hay AFF Cup trước đây.
Trang thể thao báo Tiền Phong thì phỏng vấn nguyên trưởng đoàn thể thao VN Nguyễn Hồng Minh. Ông Minh nói rằng “đúng là có những hiện tượng kỳ lạ ở U-23 VN tại SEA Games 26”. Và cũng như đông đảo người hâm mộ, ông Minh kêu gọi ngành công an vào cuộc để làm sáng tỏ nghi vấn này. Còn trang thể thao báo Pháp Luật đã giật tít “Bán độ?”. Trong đó nêu chi tiết có khán giả trên khán đài xem trận U-23 VN với U-23 Lào đã hét lớn khi Văn Thắng ghi bàn thứ ba: ”Em đá bể nồi cơm của đồng đội rồi Thắng ơi”.
Không chỉ báo giấy, các trang báo mạng cũng rần rộ vào cuộc. VTC News đã công phu làm tám clip nêu tám nghi vấn trong trận đấu U-23 VN với U-23 Lào. VNExpress đưa lời một số thành viên của U-23 VN khẳng định rằng không có chuyện bán độ. Người đọc cũng còn nghi ngờ, nhưng chẳng mấy ai tin lời thề thốt trong sạch của những người trong cuộc. Đơn giản bởi năm 2005, những Văn Quyến, Quốc Vượng... cũng từng thề thốt là mình trong sáng!
Tất cả đều đang trong bối cảnh nghi nghi ngờ ngờ: không biết cầu thủ có tiêu cực thật hay không? Không biết VFF có mời công an vào cuộc như đã nói? Không biết công an có chịu làm cho ra trắng đen hay không?... Trong bối cảnh đó, lẽ ra lãnh đạo VFF nên có một cuộc đối thoại với mọi người để cung cấp thông tin đến người hâm mộ, để trả lời, thậm chí có thể cả tranh luận nếu cho rằng dư luận quá đà. Đằng này, những ngày gần đây, thật khó làm sao trong việc đi tìm ông chủ tịch VFF hay ông tổng thư ký kiêm trưởng đoàn U-23 tại SEA Games 26.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]
Hôm qua, trang thể thao báo Thanh Niên cũng nêu “Những tình huống gây nghi ngờ”. Bên cạnh đó còn nêu thêm việc quản lý lỏng lẻo ở đội tuyển U-23 như cầu thủ tha hồ xài điện thoại, máy tính, tiếp xúc người ngoài ngay tại khách sạn - những điều bị cấm trong các kỳ SEA Games hay AFF Cup trước đây.
Trang thể thao báo Tiền Phong thì phỏng vấn nguyên trưởng đoàn thể thao VN Nguyễn Hồng Minh. Ông Minh nói rằng “đúng là có những hiện tượng kỳ lạ ở U-23 VN tại SEA Games 26”. Và cũng như đông đảo người hâm mộ, ông Minh kêu gọi ngành công an vào cuộc để làm sáng tỏ nghi vấn này. Còn trang thể thao báo Pháp Luật đã giật tít “Bán độ?”. Trong đó nêu chi tiết có khán giả trên khán đài xem trận U-23 VN với U-23 Lào đã hét lớn khi Văn Thắng ghi bàn thứ ba: ”Em đá bể nồi cơm của đồng đội rồi Thắng ơi”.
Không chỉ báo giấy, các trang báo mạng cũng rần rộ vào cuộc. VTC News đã công phu làm tám clip nêu tám nghi vấn trong trận đấu U-23 VN với U-23 Lào. VNExpress đưa lời một số thành viên của U-23 VN khẳng định rằng không có chuyện bán độ. Người đọc cũng còn nghi ngờ, nhưng chẳng mấy ai tin lời thề thốt trong sạch của những người trong cuộc. Đơn giản bởi năm 2005, những Văn Quyến, Quốc Vượng... cũng từng thề thốt là mình trong sáng!
Tất cả đều đang trong bối cảnh nghi nghi ngờ ngờ: không biết cầu thủ có tiêu cực thật hay không? Không biết VFF có mời công an vào cuộc như đã nói? Không biết công an có chịu làm cho ra trắng đen hay không?... Trong bối cảnh đó, lẽ ra lãnh đạo VFF nên có một cuộc đối thoại với mọi người để cung cấp thông tin đến người hâm mộ, để trả lời, thậm chí có thể cả tranh luận nếu cho rằng dư luận quá đà. Đằng này, những ngày gần đây, thật khó làm sao trong việc đi tìm ông chủ tịch VFF hay ông tổng thư ký kiêm trưởng đoàn U-23 tại SEA Games 26.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]