Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, trường ĐH Đà Lạt vừa thành lập khoa Kỹ thuật Hạt nhân và tuyển sinh vào ngành này bắt đầu từ năm học 2012-2013.
Tiến sĩ Mai Xuân Trung, phó Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt, cho biết hằng năm ngành Kỹ thuật Hạt nhân sẽ tuyển từ 30 – 50 sinh viên, ưu tiên cho những thí sinh có học lực loại giỏi. Sinh viên theo học ngành này được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt về miễn giảm học phí, hỗ trợ chỗ ăn ở tại ký túc xá, được trao học bổng trị giá cao. Nhà trường còn tạo mọi điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, không giống những ngành khác, sinh viên tốt nghiệp ngoài đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngành còn phải có trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 500.
Khoa Kỹ thuật Hạt nhân Trường ĐH Đà Lạt
Ước tính kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực cho khoa Kỹ thuật Hạt nhân trong những năm tới là 400 tỷ đồng. Hiện khoa có 9 cán bộ, giảng viên (trong đó có 1 PGS, 6 TS, số còn lại đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài) ngoài ra còn có 21 giảng viên thỉnh giảng nhiều kinh nghiệm đến từ Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
TS. Mai Xuân Trung, phó Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt cho biết, so với các trường đại học khác được phép đào tạo ngành Kỹ thuật Hạt nhân thì trường ĐH Đà Lạt có những lợi thế rất lớn; bởi trường nằm cạnh Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – là những nơi có nguồn nhân lực và các trang thiết bị liên quan đến ngành học khá đầy đủ để sinh viên thực nghiệm. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được sự giúp đỡ của các Viện chuyên ngành Hạt nhân tại Hàn Quốc và Đài Loan.
Trường ĐH Đà Lạt là một trong sáu đơn vị được Chính phủ cho phép mở ngành Kỹ thuật Hạt nhân (Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH KHTN TP HCM, Trường ĐH KHTN Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Điện Lực Hà Nội và Trung tâm đào tạo Viện Năng lượng Nguyên tử quốc gia) để đào tạo nguồn nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân Việt Nam đầu tiên tại Ninh Thuận.
Được biết, tổng kinh phí Chính phủ dành cho việc đào tạo ngành Kỹ thuật Hạt nhân từ nay đến năm 2020 là 3.000 tỷ đồng.
Khắc Lịch
Tiến sĩ Mai Xuân Trung, phó Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt, cho biết hằng năm ngành Kỹ thuật Hạt nhân sẽ tuyển từ 30 – 50 sinh viên, ưu tiên cho những thí sinh có học lực loại giỏi. Sinh viên theo học ngành này được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt về miễn giảm học phí, hỗ trợ chỗ ăn ở tại ký túc xá, được trao học bổng trị giá cao. Nhà trường còn tạo mọi điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, không giống những ngành khác, sinh viên tốt nghiệp ngoài đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngành còn phải có trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 500.
Khoa Kỹ thuật Hạt nhân Trường ĐH Đà Lạt
Ước tính kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực cho khoa Kỹ thuật Hạt nhân trong những năm tới là 400 tỷ đồng. Hiện khoa có 9 cán bộ, giảng viên (trong đó có 1 PGS, 6 TS, số còn lại đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài) ngoài ra còn có 21 giảng viên thỉnh giảng nhiều kinh nghiệm đến từ Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
TS. Mai Xuân Trung, phó Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt cho biết, so với các trường đại học khác được phép đào tạo ngành Kỹ thuật Hạt nhân thì trường ĐH Đà Lạt có những lợi thế rất lớn; bởi trường nằm cạnh Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – là những nơi có nguồn nhân lực và các trang thiết bị liên quan đến ngành học khá đầy đủ để sinh viên thực nghiệm. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được sự giúp đỡ của các Viện chuyên ngành Hạt nhân tại Hàn Quốc và Đài Loan.
Trường ĐH Đà Lạt là một trong sáu đơn vị được Chính phủ cho phép mở ngành Kỹ thuật Hạt nhân (Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH KHTN TP HCM, Trường ĐH KHTN Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Điện Lực Hà Nội và Trung tâm đào tạo Viện Năng lượng Nguyên tử quốc gia) để đào tạo nguồn nhân lực cho hai nhà máy điện hạt nhân Việt Nam đầu tiên tại Ninh Thuận.
Được biết, tổng kinh phí Chính phủ dành cho việc đào tạo ngành Kỹ thuật Hạt nhân từ nay đến năm 2020 là 3.000 tỷ đồng.
Khắc Lịch