Là hai quốc gia sát cạnh nhau ở khu vực Đông Nam Á nên người Indonesia cho rằng nhiệm vụ của họ là phải đánh bại "hàng xóm" Malaysia ở mọi nội dung tại giải đấu lớn nhất khu vực này. Chiến thắng đó không đơn thuần bởi thành tích mà còn vì hai chữ: danh dự".
"Malaysia luôn cố gắng để tranh giành văn hóa và đất đai với chúng tôi. Nhưng điều tồi tệ nhất là họ luôn nghĩ rằng họ giỏi hơn chúng tôi", hãng tin AFP dẫn lời Andra - một sinh viên 19 tuổi.
"Hôm nay, chúng tôi đã chứng minh chúng tôi giỏi hơn họ", cô gái trẻ nói ở bên ngoài cửa sân thi đấu cầu lông, thời điểm Indonesia vừa vượt qua đối thủ Malaysia trong trận chung kết nội dung đồng đội nam.
Từ một lời nói của Sandra, người ta mới thấy được sự thù địch giữa hai quốc gia này đã ăn sâu vào tư tưởng của những thanh niên trẻ. Ngày nay, sự tranh cãi về quốc gia nào là chủ của văn hóa in "batik" trên mỗi chiếc áo hay ai mới là chủ sở hữu của rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ vẫn đang diễn ra chứ không đơn thuần chỉ là sự ganh đua thông thường của chiếc HCV ở môn cầu lông. 10 năm qua, sự thù địch đã luôn chia tách Indonesia và Malaysia với nhau.
Indonesia và Malaysia có chung đường biên giới, có sự chia sẻ và sự tương đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa và SEA Games 26 mà Indonesia tổ chức đã mang đến một cơ hội lý tưởng cho họ tìm lại vị thế của mình là "kẻ mạnh hơn".
Trong trận chung kết cầu lông vừa qua, các VĐV của Malaysia đã chơi trong suốt 4 giờ đồng hồ với những lời chế giễu cũng như hành động giơ "ngón tay thối" từ các CĐV của đội nhà. Áp lực và sự thiếu thoải mái về mặt tinh thần đã khiến cho các VĐV cầu lông Malaysia thua 1-3 trước đối thủ trong trận chung kết được cho là nghẹt thở hôm 15/11.
Hiện tượng đó có thể sẽ lại xảy ra vào tối nay, khi U23 Indonesia và U23 Malaysia gặp nhau ở nội dung môn bóng đá nam. Trước đó, trong các lần đội tuyển quốc gia của hai đất nước này thi đấu, tình trạng chế giễu và chiếu đèn lazer vào mặt đối thủ luôn xảy ra rất phổ biến.
Indonesia và Malaysia là hai trong số 11 quốc gia tham dự SEA Games và theo đánh giá thì đây là cơ hội quan trọng để hai quốc gia này hàn gắn mối quan hệ từ chính những môn thể thao mà họ tham gia. Ở mỗi môn thi đấu, BTC của giải đều có những hành động tạo sự thân thiện, nhất là những nội dung có VĐV của cả Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, điều này đã không phát huy hiệu quả sau khi có một số đảng phái cũng như các cơ quan truyền thông đối nghịch đã cố tình làm gia tăng sự thù địch. Nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn, chính quan hệ chính trị giữa các quốc gia mới khiến cho tình trạng thù địch xảy ra trong thể thao.
Hàng ngày, báo chí Indonesia cũng đưa tin về những người lao động nhập cư của họ bị các ông chủ Malaysia ngược đãi và điều này cũng làm tăng sự phẫn nộ của công chúng. Đó là chưa kể những tranh chấp về lãnh thổ, hải đảo cũng như biên giới biển giữa hai quốc gia này luôn xảy ra liên miên.
"Đó chắc chắn không phải bởi thể thao. Chính yếu tố chính trị đã tạo ra những rắc rối này",Rexy Mainaky, một cựu VĐV cầu lông Indonesia và hiện đang là HLV đội cầu lông nữ Malaysia nói."Những đứa trẻ la hét các khẩu hiệu chính trị mà thậm chí chính chúng còn không hiểu nổi. Điều này dễ gây ra sự tổn thương với mọi người"
Để xoa dịu, Indonesia đã yêu cầu các học sinh của mình đến cỗ vũ cho các VĐV của Malaysia thi đấu. Tuy nhiên, với chính những người tham gia vào kế hoạch này, đó chỉ là một sự giả tạo dù các em được cấp cờ, áo và cả tiền nữa. "Miệng của em hô tên Malaysia nhưng trái tim em vẫn là người Indonesia", Riza Novita, một em học sinh cho biết.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]
"Malaysia luôn cố gắng để tranh giành văn hóa và đất đai với chúng tôi. Nhưng điều tồi tệ nhất là họ luôn nghĩ rằng họ giỏi hơn chúng tôi", hãng tin AFP dẫn lời Andra - một sinh viên 19 tuổi.
"Hôm nay, chúng tôi đã chứng minh chúng tôi giỏi hơn họ", cô gái trẻ nói ở bên ngoài cửa sân thi đấu cầu lông, thời điểm Indonesia vừa vượt qua đối thủ Malaysia trong trận chung kết nội dung đồng đội nam.
Từ một lời nói của Sandra, người ta mới thấy được sự thù địch giữa hai quốc gia này đã ăn sâu vào tư tưởng của những thanh niên trẻ. Ngày nay, sự tranh cãi về quốc gia nào là chủ của văn hóa in "batik" trên mỗi chiếc áo hay ai mới là chủ sở hữu của rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ vẫn đang diễn ra chứ không đơn thuần chỉ là sự ganh đua thông thường của chiếc HCV ở môn cầu lông. 10 năm qua, sự thù địch đã luôn chia tách Indonesia và Malaysia với nhau.
Indonesia và Malaysia có chung đường biên giới, có sự chia sẻ và sự tương đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa và SEA Games 26 mà Indonesia tổ chức đã mang đến một cơ hội lý tưởng cho họ tìm lại vị thế của mình là "kẻ mạnh hơn".
Trong trận chung kết cầu lông vừa qua, các VĐV của Malaysia đã chơi trong suốt 4 giờ đồng hồ với những lời chế giễu cũng như hành động giơ "ngón tay thối" từ các CĐV của đội nhà. Áp lực và sự thiếu thoải mái về mặt tinh thần đã khiến cho các VĐV cầu lông Malaysia thua 1-3 trước đối thủ trong trận chung kết được cho là nghẹt thở hôm 15/11.
Hiện tượng đó có thể sẽ lại xảy ra vào tối nay, khi U23 Indonesia và U23 Malaysia gặp nhau ở nội dung môn bóng đá nam. Trước đó, trong các lần đội tuyển quốc gia của hai đất nước này thi đấu, tình trạng chế giễu và chiếu đèn lazer vào mặt đối thủ luôn xảy ra rất phổ biến.
Indonesia và Malaysia là hai trong số 11 quốc gia tham dự SEA Games và theo đánh giá thì đây là cơ hội quan trọng để hai quốc gia này hàn gắn mối quan hệ từ chính những môn thể thao mà họ tham gia. Ở mỗi môn thi đấu, BTC của giải đều có những hành động tạo sự thân thiện, nhất là những nội dung có VĐV của cả Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, điều này đã không phát huy hiệu quả sau khi có một số đảng phái cũng như các cơ quan truyền thông đối nghịch đã cố tình làm gia tăng sự thù địch. Nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn, chính quan hệ chính trị giữa các quốc gia mới khiến cho tình trạng thù địch xảy ra trong thể thao.
Hàng ngày, báo chí Indonesia cũng đưa tin về những người lao động nhập cư của họ bị các ông chủ Malaysia ngược đãi và điều này cũng làm tăng sự phẫn nộ của công chúng. Đó là chưa kể những tranh chấp về lãnh thổ, hải đảo cũng như biên giới biển giữa hai quốc gia này luôn xảy ra liên miên.
"Đó chắc chắn không phải bởi thể thao. Chính yếu tố chính trị đã tạo ra những rắc rối này",Rexy Mainaky, một cựu VĐV cầu lông Indonesia và hiện đang là HLV đội cầu lông nữ Malaysia nói."Những đứa trẻ la hét các khẩu hiệu chính trị mà thậm chí chính chúng còn không hiểu nổi. Điều này dễ gây ra sự tổn thương với mọi người"
Để xoa dịu, Indonesia đã yêu cầu các học sinh của mình đến cỗ vũ cho các VĐV của Malaysia thi đấu. Tuy nhiên, với chính những người tham gia vào kế hoạch này, đó chỉ là một sự giả tạo dù các em được cấp cờ, áo và cả tiền nữa. "Miệng của em hô tên Malaysia nhưng trái tim em vẫn là người Indonesia", Riza Novita, một em học sinh cho biết.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]