[You must be registered and logged in to see this link.] - Trước mọi giải đấu lớn, sự chuẩn bị của một đội bóng là vô cùng quan trọng, HLV trưởng và các trợ lí phải chuẩn bị từ chiến thuật, thể lực, sự gắn kết trong lối chơi đến tư tưởng, tâm lí, sự hưng phấn của cầu thủ… nói ngắn gọn là giúp đội bóng có được lối chơi và điểm rơi phong độ tốt nhất vào đúng thời điểm giải đấu diễn ra.
Ngẫm đến U23 Việt Nam tại SEA Games 26 qua 3 trận mới thấy rất nhiều câu hỏi về điểm rơi phong độ của các cầu thủ trẻ. Tại sao Lương, Hoàng, Quyết, Bình, Thiên… nôn nóng và “củi” trong tấn công đến thế? Sự tự tin và tinh tế của họ ở CLB đâu cả rồi? Tại sao chân Văn Thắng hóa “gỗ” thế? Tại sao Long Giang, Đình Tùng lại “đồng lòng” đá vào chân nhau rồi cùng chấn thương chỉ trong 1 buổi tập nhỏ? Tại sao và tại sao?
Đội tuyển U23 Việt Nam - Ảnh: Internet
Nếu ai theo sát U23 VN thì sẽ không bất ngờ về sự chững lại nếu không muốn nói là đi xuống về phong độ của các cầu thủ đội nhà. Mà không xuống sao được khi HLV trưởng Falko Goetz gần như chỉ cho các cầu thủ tập thể lực trong suốt 3 tháng chuẩn bị, vào Nam ra Bắc chưa đủ rồi lên cả phố núi Hàm Rồng đề tập nâng cao thể lực (thủ môn Ấn Độ ép được… 8kg cơ mà!), thậm chí tập nặng ngay cả trong giải VFF Cup vừa rồi so le với các trận đấu thì cầu thủ cũng dễ tìm điểm… rơi lắm ông Goetz ạ!
Đúng là trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng thì thể lực là yếu tố vô cùng quan trọng nhưng nó sẽ là vô nghĩa nếu không đồng bộ với các bài đánh kĩ chiến thuật và sự gắn kết của 1 tập thể. Hãy nhìn vào màn trình diễn của đội U23 sẽ thấy rất rõ điều này. Chúng ta gần như bất lực để tìm đường vào khung thành đội bạn, chỉ nhờ tới đội bạn tự đốt lưới nhà hoặc thiếu người mới có thể định đoạt được trận đấu. cũng có thể thông cảm vì chúng ta không có tiền đạo nên dứt điểm kém nhưng điểm mấu chốt là lối chơi thiếu tính đồng bộ, sự gắn kết rất yếu, cứ nhìn các cầu thủ phải tìm đồng đội khi muốn chuyền bóng, rồi Trọng Hoàng thì đặt đâu cũng không xong, Văn Thắng thì luôn lúng túng trong các pha bóng quyết định, Ngọc Anh chỉ thì “thích” sưu tầm thẻ vô cớ, Hoàng Thiên thay ra thay vào chóng hết cả mặt… Rất nhiều người nhận định đội U23 Việt Nam không ở phong độ tốt ít nhất cho đến loạt trận thứ 3 này.
Đường vào bán kết đã rộng mở nhưng cứ đá thế này thì chẳng ai dám tin U23 Việt Nam sẽ lên ngôi cao nhất sau 52 năm dài chờ đợi, làm sao mà đánh bại được một đội chủ nhà đang hừng hực khí thế, một Malaysia vừa đánh bại người Thái khiêu hãnh đầy thuyết phục, còn cả “hãng xe bus 2 tầng” Myanmar nữa chứ. Mong rằng từ giờ cho đến bán kết ông Goetz sẽ giúp đội trở thành một khối gắn kết có lối chơi mạch lạc, giúp các chàng trai đạt điểm rơi vào đúng thời điểm quan trọng. Ít nhiều may mắn đã theo đội U23 Việt Nam từ đầu giải, chỉ cần những Thành Lương, Trọng Hoàng, Hoàng Thiên, Văn Quyết, Đình Tùng, Văn Bình… trút bỏ được gánh nặng tâm lý thì người hâm mộ có quyền tin đội tuyển của chúng ta sẽ làm nên chuyện tại giải lần này.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]
Ngẫm đến U23 Việt Nam tại SEA Games 26 qua 3 trận mới thấy rất nhiều câu hỏi về điểm rơi phong độ của các cầu thủ trẻ. Tại sao Lương, Hoàng, Quyết, Bình, Thiên… nôn nóng và “củi” trong tấn công đến thế? Sự tự tin và tinh tế của họ ở CLB đâu cả rồi? Tại sao chân Văn Thắng hóa “gỗ” thế? Tại sao Long Giang, Đình Tùng lại “đồng lòng” đá vào chân nhau rồi cùng chấn thương chỉ trong 1 buổi tập nhỏ? Tại sao và tại sao?
Đội tuyển U23 Việt Nam - Ảnh: Internet
Nếu ai theo sát U23 VN thì sẽ không bất ngờ về sự chững lại nếu không muốn nói là đi xuống về phong độ của các cầu thủ đội nhà. Mà không xuống sao được khi HLV trưởng Falko Goetz gần như chỉ cho các cầu thủ tập thể lực trong suốt 3 tháng chuẩn bị, vào Nam ra Bắc chưa đủ rồi lên cả phố núi Hàm Rồng đề tập nâng cao thể lực (thủ môn Ấn Độ ép được… 8kg cơ mà!), thậm chí tập nặng ngay cả trong giải VFF Cup vừa rồi so le với các trận đấu thì cầu thủ cũng dễ tìm điểm… rơi lắm ông Goetz ạ!
Đúng là trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng thì thể lực là yếu tố vô cùng quan trọng nhưng nó sẽ là vô nghĩa nếu không đồng bộ với các bài đánh kĩ chiến thuật và sự gắn kết của 1 tập thể. Hãy nhìn vào màn trình diễn của đội U23 sẽ thấy rất rõ điều này. Chúng ta gần như bất lực để tìm đường vào khung thành đội bạn, chỉ nhờ tới đội bạn tự đốt lưới nhà hoặc thiếu người mới có thể định đoạt được trận đấu. cũng có thể thông cảm vì chúng ta không có tiền đạo nên dứt điểm kém nhưng điểm mấu chốt là lối chơi thiếu tính đồng bộ, sự gắn kết rất yếu, cứ nhìn các cầu thủ phải tìm đồng đội khi muốn chuyền bóng, rồi Trọng Hoàng thì đặt đâu cũng không xong, Văn Thắng thì luôn lúng túng trong các pha bóng quyết định, Ngọc Anh chỉ thì “thích” sưu tầm thẻ vô cớ, Hoàng Thiên thay ra thay vào chóng hết cả mặt… Rất nhiều người nhận định đội U23 Việt Nam không ở phong độ tốt ít nhất cho đến loạt trận thứ 3 này.
Đường vào bán kết đã rộng mở nhưng cứ đá thế này thì chẳng ai dám tin U23 Việt Nam sẽ lên ngôi cao nhất sau 52 năm dài chờ đợi, làm sao mà đánh bại được một đội chủ nhà đang hừng hực khí thế, một Malaysia vừa đánh bại người Thái khiêu hãnh đầy thuyết phục, còn cả “hãng xe bus 2 tầng” Myanmar nữa chứ. Mong rằng từ giờ cho đến bán kết ông Goetz sẽ giúp đội trở thành một khối gắn kết có lối chơi mạch lạc, giúp các chàng trai đạt điểm rơi vào đúng thời điểm quan trọng. Ít nhiều may mắn đã theo đội U23 Việt Nam từ đầu giải, chỉ cần những Thành Lương, Trọng Hoàng, Hoàng Thiên, Văn Quyết, Đình Tùng, Văn Bình… trút bỏ được gánh nặng tâm lý thì người hâm mộ có quyền tin đội tuyển của chúng ta sẽ làm nên chuyện tại giải lần này.
Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]