Trận đấu giữa MU và Man City không chỉ là là ván đấu đua tranh ngôi vị số 1 trên bảng xếp hạng Premier League mà còn là một cuộc chiến về tiền bạc. Giữa ông vua về thu nhập (MU) và ông mua dầu mỏ (Man City)…
Không ai nghi ngờ về việc MU được đánh giá là câu lạc bộ giàu có và được hâm mộ nhất nước Anh ở thời điểm này. Theo thống kê trên trang Facebook, Man đỏ có tới 20 nghìn fan so với 1 nghìn của gã nhà giàu mới nổi của thành Manchester. Cũng không nhiều người bất ngờ khi nghiên cứu của Sport Markt cho hay MU chỉ đứng sau Barca và Real Madrid về số lượng người hâm mộ tại châu Âu trong khi đội bóng hàng xóm còn chẳng có tên trong top 20. Ở châu Á hay Mỹ, sự hâm mộ dành cho thầy trò HLV Ferguson còn khủng khiếp hơn rất nhiều nên hiển nhiên cán cân giữa 2 đội bóng thành Manchester về tên tuổi trở nên quá chênh lệch. Vì thế những trận đấu như chủ nhật này là cơ hội vàng để Man City quảng bá tên tuổi của họ ngoài biên giới nước Anh.
Ba năm điên rồ
Champions League chính là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới dành cho các câu lạc bộ. Tất cả các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đều khao khát góp mặt ở đây bởi chỉ tỏa sáng tại Champions League, tên tuổi của họ mới được khẳng định. Giải đấu hấp dẫn này vì thế cũng đem đến cho các câu lạc bộ tham dự những khoản tiền khổng lồ cũng như sự lớn mạnh về thương hiệu. Thế nên kể từ khi trở thành ông chủ của Man City và tháng 9 năm 2008, tỉ phú Cheikh Mansour đã không tiếc tiền để đưa đội bóng này được ngồi chung mâm với các ông lớn khác. Gần 400 triệu bảng được bỏ ra để mua về hàng loạt ngôi sao hàng đầu thế giới nhằm hướng tới mục tiêu ấy. [You must be registered and logged in to see this link.] Sau ba năm, sự đầu tư mạnh mẽ đã cho những trái ngọt đầu tiên khi Man City giành cúp FA và đặc biệt lần đầu tiên góp mặt tại Champions League. Cái khoảng cách dù vẫn rất xa giữa họ với MU thực sự đang dần được khép lại với dòng tiền từ vùng Vịnh.
Khoảng cách hẹp dần
Vượt mọi kẽ hở
Với tham vọng trở thành đội bóng hàng đầu không chỉ ở nước Anh, Man City phải có cách làm khác để đạt được tham vọng của mình. Hiển nhiên việc có được thu nhập từ bán vé, bán áo hay bản quyền truyền hình chưa thể đến ngay lập tức với họ bởi những yếu tố đó cần có thời gian cũng như thành tích kèm theo. Đó là chưa kể UEFA sẽ áp dụng như quy định chặt chẽ về tài chính của các đội bóng dựa theo nguồn thu nhập khiến việc mua sắm lực lượng trở nên khó khăn. [You must be registered and logged in to see this link.] Nhưng Man City đã tìm cách lách luật bằng những bản hợp đồng tài trợ khổng lồ như từ trên trời rơi xuống (mà thực chất ai cũng biết từ đâu). Ngay cả MU cũng phải choáng vì số tiền mà đối thủ của họ nhận được khi nhận quảng cáo áo tập. Sân của Man City được bán tên thành Etihad với giá 400 triệu bảng trong 10 năm. Một khu tổ hợp sân tập, khách sạn, chung cư có tên Etihad Campus được triển khai. Kết quả là số tiền mà Man City thu được đã lớn mạnh nhanh chóng. Và nếu họ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như thế, sẽ không còn là ảo tưởng nếu một ngày họ đuổi kịp MU trên cả sân cỏ lẫn trong túi tiền.
Không ai nghi ngờ về việc MU được đánh giá là câu lạc bộ giàu có và được hâm mộ nhất nước Anh ở thời điểm này. Theo thống kê trên trang Facebook, Man đỏ có tới 20 nghìn fan so với 1 nghìn của gã nhà giàu mới nổi của thành Manchester. Cũng không nhiều người bất ngờ khi nghiên cứu của Sport Markt cho hay MU chỉ đứng sau Barca và Real Madrid về số lượng người hâm mộ tại châu Âu trong khi đội bóng hàng xóm còn chẳng có tên trong top 20. Ở châu Á hay Mỹ, sự hâm mộ dành cho thầy trò HLV Ferguson còn khủng khiếp hơn rất nhiều nên hiển nhiên cán cân giữa 2 đội bóng thành Manchester về tên tuổi trở nên quá chênh lệch. Vì thế những trận đấu như chủ nhật này là cơ hội vàng để Man City quảng bá tên tuổi của họ ngoài biên giới nước Anh.
Ba năm điên rồ
Champions League chính là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới dành cho các câu lạc bộ. Tất cả các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đều khao khát góp mặt ở đây bởi chỉ tỏa sáng tại Champions League, tên tuổi của họ mới được khẳng định. Giải đấu hấp dẫn này vì thế cũng đem đến cho các câu lạc bộ tham dự những khoản tiền khổng lồ cũng như sự lớn mạnh về thương hiệu. Thế nên kể từ khi trở thành ông chủ của Man City và tháng 9 năm 2008, tỉ phú Cheikh Mansour đã không tiếc tiền để đưa đội bóng này được ngồi chung mâm với các ông lớn khác. Gần 400 triệu bảng được bỏ ra để mua về hàng loạt ngôi sao hàng đầu thế giới nhằm hướng tới mục tiêu ấy. [You must be registered and logged in to see this link.] Sau ba năm, sự đầu tư mạnh mẽ đã cho những trái ngọt đầu tiên khi Man City giành cúp FA và đặc biệt lần đầu tiên góp mặt tại Champions League. Cái khoảng cách dù vẫn rất xa giữa họ với MU thực sự đang dần được khép lại với dòng tiền từ vùng Vịnh.
Khoảng cách hẹp dần
Vượt mọi kẽ hở
Với tham vọng trở thành đội bóng hàng đầu không chỉ ở nước Anh, Man City phải có cách làm khác để đạt được tham vọng của mình. Hiển nhiên việc có được thu nhập từ bán vé, bán áo hay bản quyền truyền hình chưa thể đến ngay lập tức với họ bởi những yếu tố đó cần có thời gian cũng như thành tích kèm theo. Đó là chưa kể UEFA sẽ áp dụng như quy định chặt chẽ về tài chính của các đội bóng dựa theo nguồn thu nhập khiến việc mua sắm lực lượng trở nên khó khăn. [You must be registered and logged in to see this link.] Nhưng Man City đã tìm cách lách luật bằng những bản hợp đồng tài trợ khổng lồ như từ trên trời rơi xuống (mà thực chất ai cũng biết từ đâu). Ngay cả MU cũng phải choáng vì số tiền mà đối thủ của họ nhận được khi nhận quảng cáo áo tập. Sân của Man City được bán tên thành Etihad với giá 400 triệu bảng trong 10 năm. Một khu tổ hợp sân tập, khách sạn, chung cư có tên Etihad Campus được triển khai. Kết quả là số tiền mà Man City thu được đã lớn mạnh nhanh chóng. Và nếu họ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như thế, sẽ không còn là ảo tưởng nếu một ngày họ đuổi kịp MU trên cả sân cỏ lẫn trong túi tiền.