Kinh tế Việt Nam 2009: Bay thế nào trong thời tiết xấu?
Xấu, rất xấu...là nhận định của một số chuyên gia về tình hình kinh tế thế giới 2009. Trong bối cảnh đó, nhiều DN trong nước nói rằng ’tốt nhất là không làm gì cả". Nhưng có phải bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 toàn một gam màu xám?
Nhiều ý kiến sắc sảo, nhìn nhận từ nhiều phía đã được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2008 và Quan điểm phát triển năm 2009” do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Chương trình KX01/06-10 tổ chức ngày 24/12/2008.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp trong tình hình “thời tiết kinh tế” đầy “mây đen” như thế, kinh tế Việt Nam thời gian tới sẽ ra sao.
Bay trong thời tiết xấu
Xấu, rất xấu, thậm chí “xấu chưa từng thấy” là nhận định của PGS.TSKH Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới về tình hình kinh tế thế giới năm 2009.
Ông Lược cho rằng, mức độ tồi tệ có thể so sánh với đại khủng hoảng 1929-1933 với sức kéo lùi kinh tế thế giới tới 40 năm và khiến đầu tàu kinh tế Mỹ tăng trưởng âm hẳn một thập niên. Rất nhiều tiền đã được Chính phủ các nước đổ ra nhưng cơn bão kinh tế chưa có biểu hiện dừng lại.
Theo ông Võ Đại Lược ở những nơi “bão quét”, nhiều thương hiệu lớn, kể cả những định chế tài chính lâu đời cũng đã bị đốn gục. Thế giới đang bước vào đợt suy thoái toàn diện trên mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, du lịch, tài chính, ngân hàng…
"Đáng lo ngại là hiện khủng hoảng vẫn chưa thấy đáy, chưa rõ bức tranh sẽ còn u ám đến đâu"- ông Lược cảnh báo.
Với cơ cấu kinh tế mà xuất nhập khẩu chiếm đến 160% GDP, áp lực “xuống đáy” của kinh tế Việt Nam càng nặng nề, nhất là khu vực xuất khẩu và đầu tư. Nhận định của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông mới đây cũng cho biết, Việt Nam chịu tác động tiêu cực mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong các nước châu Á do các “bạn hàng lớn” Mỹ, Nhật, EU, Úc... đang đối mặt với suy thoái mạnh.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã tuyên bố “tốt nhất là không làm gì cả” vì không nhìn thấy triển vọng thị trường.
Nền kinh tế Việt Nam được T.S Đinh Văn Ân, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ví như một người có bệnh sẵn lại phải hứng “bão”, hậu quả sẽ càng đáng ngại. Nhận định của T.S Ân nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo.
“Cùng chịu bão như nhau nhưng trung bình thế giới lạm phát 10 thì ta 30, mức giảm phát thế giới chưa nhiều thì ta đã quá đà. Kinh tế Việt Nam đã khuyếch đại những cú sốc bên ngoài, rõ ràng chúng ta có vấn đề về điều hành và xử lý”- ông Ân nhìn nhận.
Vậy vấn đề cốt lõi của kinh tế Việt Nam phải đối mặt là gì?
Chất lượng kinh tế suy giảm
Thừa nhận kinh tế thế giới tồi tệ là tình trạng bất khả kháng nhưng T.S Đinh Văn Ân cũng lưu ý “không cẩn thận là đổ thừa hết cho khủng hoảng trong khi vấn đề của kinh tế Việt Nam là bất ổn nội tại từ điều hành vĩ mô đến vi mô”.
Ở góc độ vĩ mô, theo TS Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng kinh tế ngày càng suy giảm. Hệ số đầu tư sản lượng (ICOR) – bình quân trong 7 năm từ 2001-2008 đạt gần 5.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt 38% trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ có 7,6%. So với năm 2005, 1 đồng chi phí chỉ đem lại 1,28 đồng GDP trong nông nghiệp thậm chí còn thấp hơn nữa như trong công nghiệp khi 1 đồng bỏ ra chỉ đem về 0,51 đồng GDP.
Ở góc độ vi mô, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế tư nhân vốn được coi là động lực của nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề nội lực. Ông Ân nhận định: “Ở các nước, nhà đầu tư thực sự có tiền lẫn có tài nhưng các “đại gia” của Việt Nam nhiều trường hợp “giàu một đêm” nhờ những quan hệ hay thời cơ nào đó, đóng góp cho nền sản xuất thật không nhiều như số lượng hiện hữu”.
Về cơ chế điều hành vĩ mô, Chính phủ cũng đã “bắt bệnh“ nền kinh tế và liên tục đưa ra các “toa thuốc đặc trị” nhưng “toa thuốc” nào cũng có hai mặt. Các chuyên gia tại hội thảo dự báo tình trạng thiểu phát có thể phổ biến đến quý II và quý III năm 2009 nhưng không loại trừ cuối năm lại tái xuất nguy cơ lạm phát do các gói kích cầu gây ra.
“Nguyên nhân gây ra lạm phát vẫn còn nguyên và có thể bộc phát bất cứ lúc nào” – TS Trần Du Lịch nhận định. Đồng tình với ông Lịch, T.S Ân cũng cảnh bảo phải “cảnh giác nguy cơ tái lạm phát” vì theo ông về cơ bản những căn nguyên gây ra lạm phát vẫn chưa được chữa trị tận gốc.
Các chuyên gia đều thống nhất, kích cầu là “đúng thuốc” nhưng vấn đề là địa chỉ nhận được ở đâu cho hiệu quả.
Cơ hội tái cấu trúc
Dù toàn cảnh u ám nhưng nhìn ở giác độ lạc quan, hoàn cảnh khó khăn cả trong lẫn ngoài đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước cơ hội biến họa thành phúc để tái cấu trúc nền kinh tế. Hình ảnh hơn, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đã ví von cơ hội tái cấu trúc đó như quá trình “rắn lột da”, tuy sẽ phải trải qua đau đớn, khó khăn nhưng sẽ cần thiết để tạo lập cho quá trình tăng trưởng lâu dài.
Cơ sở để hy vọng vào sự tái cấu trúc - theo một chuyên gia tại hội thảo trước mắt chính là từ sự… khủng hoảng. “Tôi nhận thấy Việt Nam có thể đáp ứng gần một nửa trong top 50 mặt hàng bán chạy nhất tại Mỹ vừa qua. Chưa kể, vì khủng hoảng mà người Mỹ đã ưu tiên nhiều hơn cho các nhóm hàng giá rẻ và trung bình. Những mặt hàng dưới 250 USD được tiêu thụ mạnh là cơ hội đẩy mạnh hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ”.
Về dài hạn, cơ hội tìm phúc trong họa theo ông Lịch chính là tinh thần lạc quan trong mọi tình huống và rất linh họat, trong cái khó ló cái khôn cuả người Việt. Đồng tình với ông Lịch, ông Đinh Văn Ân cho rằng tinh thần kinh doanh của một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam là điểm sáng tích cực.
“Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp nỗ lực tự cứu mình trước khi Nhà nước cứu bằng cách bán bớt cho nước ngoài. Tôi tin rằng họ sẽ vượt qua bất ổn vĩ mô, nền kinh tế sẽ bắt đầu khá lên từ 2010”- ông Ân dự đoán.
Xấu, rất xấu...là nhận định của một số chuyên gia về tình hình kinh tế thế giới 2009. Trong bối cảnh đó, nhiều DN trong nước nói rằng ’tốt nhất là không làm gì cả". Nhưng có phải bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 toàn một gam màu xám?
Nhiều ý kiến sắc sảo, nhìn nhận từ nhiều phía đã được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2008 và Quan điểm phát triển năm 2009” do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Chương trình KX01/06-10 tổ chức ngày 24/12/2008.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp trong tình hình “thời tiết kinh tế” đầy “mây đen” như thế, kinh tế Việt Nam thời gian tới sẽ ra sao.
Bay trong thời tiết xấu
Xấu, rất xấu, thậm chí “xấu chưa từng thấy” là nhận định của PGS.TSKH Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới về tình hình kinh tế thế giới năm 2009.
Ông Lược cho rằng, mức độ tồi tệ có thể so sánh với đại khủng hoảng 1929-1933 với sức kéo lùi kinh tế thế giới tới 40 năm và khiến đầu tàu kinh tế Mỹ tăng trưởng âm hẳn một thập niên. Rất nhiều tiền đã được Chính phủ các nước đổ ra nhưng cơn bão kinh tế chưa có biểu hiện dừng lại.
Theo ông Võ Đại Lược ở những nơi “bão quét”, nhiều thương hiệu lớn, kể cả những định chế tài chính lâu đời cũng đã bị đốn gục. Thế giới đang bước vào đợt suy thoái toàn diện trên mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, du lịch, tài chính, ngân hàng…
"Đáng lo ngại là hiện khủng hoảng vẫn chưa thấy đáy, chưa rõ bức tranh sẽ còn u ám đến đâu"- ông Lược cảnh báo.
Với cơ cấu kinh tế mà xuất nhập khẩu chiếm đến 160% GDP, áp lực “xuống đáy” của kinh tế Việt Nam càng nặng nề, nhất là khu vực xuất khẩu và đầu tư. Nhận định của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông mới đây cũng cho biết, Việt Nam chịu tác động tiêu cực mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong các nước châu Á do các “bạn hàng lớn” Mỹ, Nhật, EU, Úc... đang đối mặt với suy thoái mạnh.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã tuyên bố “tốt nhất là không làm gì cả” vì không nhìn thấy triển vọng thị trường.
Nền kinh tế Việt Nam được T.S Đinh Văn Ân, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ví như một người có bệnh sẵn lại phải hứng “bão”, hậu quả sẽ càng đáng ngại. Nhận định của T.S Ân nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo.
“Cùng chịu bão như nhau nhưng trung bình thế giới lạm phát 10 thì ta 30, mức giảm phát thế giới chưa nhiều thì ta đã quá đà. Kinh tế Việt Nam đã khuyếch đại những cú sốc bên ngoài, rõ ràng chúng ta có vấn đề về điều hành và xử lý”- ông Ân nhìn nhận.
Vậy vấn đề cốt lõi của kinh tế Việt Nam phải đối mặt là gì?
Chất lượng kinh tế suy giảm
Thừa nhận kinh tế thế giới tồi tệ là tình trạng bất khả kháng nhưng T.S Đinh Văn Ân cũng lưu ý “không cẩn thận là đổ thừa hết cho khủng hoảng trong khi vấn đề của kinh tế Việt Nam là bất ổn nội tại từ điều hành vĩ mô đến vi mô”.
Ở góc độ vĩ mô, theo TS Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng kinh tế ngày càng suy giảm. Hệ số đầu tư sản lượng (ICOR) – bình quân trong 7 năm từ 2001-2008 đạt gần 5.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt 38% trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ có 7,6%. So với năm 2005, 1 đồng chi phí chỉ đem lại 1,28 đồng GDP trong nông nghiệp thậm chí còn thấp hơn nữa như trong công nghiệp khi 1 đồng bỏ ra chỉ đem về 0,51 đồng GDP.
Ở góc độ vi mô, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế tư nhân vốn được coi là động lực của nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề nội lực. Ông Ân nhận định: “Ở các nước, nhà đầu tư thực sự có tiền lẫn có tài nhưng các “đại gia” của Việt Nam nhiều trường hợp “giàu một đêm” nhờ những quan hệ hay thời cơ nào đó, đóng góp cho nền sản xuất thật không nhiều như số lượng hiện hữu”.
Về cơ chế điều hành vĩ mô, Chính phủ cũng đã “bắt bệnh“ nền kinh tế và liên tục đưa ra các “toa thuốc đặc trị” nhưng “toa thuốc” nào cũng có hai mặt. Các chuyên gia tại hội thảo dự báo tình trạng thiểu phát có thể phổ biến đến quý II và quý III năm 2009 nhưng không loại trừ cuối năm lại tái xuất nguy cơ lạm phát do các gói kích cầu gây ra.
“Nguyên nhân gây ra lạm phát vẫn còn nguyên và có thể bộc phát bất cứ lúc nào” – TS Trần Du Lịch nhận định. Đồng tình với ông Lịch, T.S Ân cũng cảnh bảo phải “cảnh giác nguy cơ tái lạm phát” vì theo ông về cơ bản những căn nguyên gây ra lạm phát vẫn chưa được chữa trị tận gốc.
Các chuyên gia đều thống nhất, kích cầu là “đúng thuốc” nhưng vấn đề là địa chỉ nhận được ở đâu cho hiệu quả.
Cơ hội tái cấu trúc
Dù toàn cảnh u ám nhưng nhìn ở giác độ lạc quan, hoàn cảnh khó khăn cả trong lẫn ngoài đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước cơ hội biến họa thành phúc để tái cấu trúc nền kinh tế. Hình ảnh hơn, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đã ví von cơ hội tái cấu trúc đó như quá trình “rắn lột da”, tuy sẽ phải trải qua đau đớn, khó khăn nhưng sẽ cần thiết để tạo lập cho quá trình tăng trưởng lâu dài.
Cơ sở để hy vọng vào sự tái cấu trúc - theo một chuyên gia tại hội thảo trước mắt chính là từ sự… khủng hoảng. “Tôi nhận thấy Việt Nam có thể đáp ứng gần một nửa trong top 50 mặt hàng bán chạy nhất tại Mỹ vừa qua. Chưa kể, vì khủng hoảng mà người Mỹ đã ưu tiên nhiều hơn cho các nhóm hàng giá rẻ và trung bình. Những mặt hàng dưới 250 USD được tiêu thụ mạnh là cơ hội đẩy mạnh hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ”.
Về dài hạn, cơ hội tìm phúc trong họa theo ông Lịch chính là tinh thần lạc quan trong mọi tình huống và rất linh họat, trong cái khó ló cái khôn cuả người Việt. Đồng tình với ông Lịch, ông Đinh Văn Ân cho rằng tinh thần kinh doanh của một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam là điểm sáng tích cực.
“Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp nỗ lực tự cứu mình trước khi Nhà nước cứu bằng cách bán bớt cho nước ngoài. Tôi tin rằng họ sẽ vượt qua bất ổn vĩ mô, nền kinh tế sẽ bắt đầu khá lên từ 2010”- ông Ân dự đoán.
Theo : VietNamNet