Theo dự báo, thị trường lao động năm 2009 sẽ có sự “đổi ngôi” giữa các ngành nghề. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, một phần khác do những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước.
Tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin u ám
Năm 2007 được xem là năm hoàng kim của ngành tài chính, bất động sản và công nghệ thông tin. Tuy nhiên trong năm 2008, những ngành này bắt đầu “tụt hạng” vì chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng như những khó khăn trong nước.
Mặt khác, sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng hay công ty bảo hiểm lớn trên thế giới vừa qua đã khiến cho lĩnh vực tài chính ngân hàng co cụm lại và đối mặt với một cuộc khủng hoảng thừa. Điều này đã và đang thể hiện trong nước.
Trong nước, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, nhiều công ty môi giới buộc phải giảm từ 20% - 30% nhân lực hoặc một khoản chi phí tương ứng. Nhiều ngân hàng thương mại cũng ở trong tình thế tương tự, đặc biệt là sau khó khăn trong 6 tháng đầu năm.
Ông Phạm Quang Ngọc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng từ cuối năm 2008 và trong năm tới, sẽ có một cuộc đào thải lao động lớn trong ngành tài chính; và sau đó chất lượng lao động cũng sẽ được siết chặt hơn.
Một ngành thuộc diện “hot” trong những năm qua là công nghệ thông tin (CNTT) cũng đang chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. Theo nhiều chuyên gia dự báo, năm 2009 sẽ chứng kiến nhiều “cuộc chia tay” trong ngành vì sẽ có 10% - 15% nhân viên CNTT thất nghiệp.
Ngay từ tháng 7/2008, một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam là FPT cũng đã có quyết định cắt giảm 10% nhân sự. Gần đây là sự xôn xao trên thị trường công nghệ về một trường hợp “ghép” ba công ty con làm một để tinh gọn bộ máy, điều đó đồng nghĩa với việc một lực lượng lao động phải ra đi.
Ngành xây dựng, du lịch, dịch vụ tiếp tục “ngủ đông”
Năm 2009 cũng sẽ là năm “phẳng lặng” của ngành xây dựng, du lịch và dịch vụ. Nguyên nhân chính đến từ cuộc khủng khoảng tài chính, khiến cho nhu cầu và sức tiêu dùng sẽ sụt giảm.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không cho rằng khi kinh tế khó khăn, người ta cũng ít nghĩ đến chuyện du lịch và giải trí. Các tour du lịch tại công ty ông cũng giảm đáng kể so với hồi đầu năm. Ông cho biết: “Trong năm 2009, nếu tình hình không được cải thiện, chúng tôi buộc phải cắt giảm lao động.”
Y, dược, bán hàng, marketing “lên ngôi”
Tại buổi hội thảo về ngành Y – Dược vừa được tổ chức tại TPHCM, các chuyên gia nhận định: sự thiếu hụt nhân lực trong ngành Y – Dược mà Bộ Y tế vừa công bố chính là nguyên nhân “lên ngôi” của ngành này trong năm 2009.
Theo số liệu từ hội thảo, trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược sẽ tuyển từ 40 - 80 lao động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp để đảm nhận các vị trí trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y tế các tỉnh, thành. Đó là chưa kể sự thiếu hụt lớn các y, bác sỹ.
Cũng theo báo cáo này, hiện mỗi năm cần thêm khoảng 6.000 bác sỹ, 1.500 dược sỹ, 10.000 điều dưỡng viên và khoảng 7.000 nhân viên cho các vị trí khác. Theo ước tính, đến 2010 ngành Y – Dược sẽ cần trên 74.000 người.
Ở một phương diện khác, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc kinh doanh đình trệ khiến các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm mình làm ra khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường. Đây chính là cơ hội cho ngành truyền thông, marketing, bán hàng phát triển.
Chị Thúy Vân (Hà Nội) - nhân viên Công ty Truyền thông Khoa Đô cho biết, lao động trong lĩnh vực quảng cáo có mức lương khá cao, dao động từ 500 - 1.000 USD/tháng đối với công ty trong nước và 3.000 - 5.000 USD/tháng đối với công ty nước ngoài.
Ngoài ra, theo thống kê việc làm trực tuyến của Vietnamworks.com, bán hàng, marketing, truyền thông là những ngành có cầu nhân lực cao nhất hiện nay.
Tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin u ám
Năm 2007 được xem là năm hoàng kim của ngành tài chính, bất động sản và công nghệ thông tin. Tuy nhiên trong năm 2008, những ngành này bắt đầu “tụt hạng” vì chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng như những khó khăn trong nước.
Mặt khác, sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng hay công ty bảo hiểm lớn trên thế giới vừa qua đã khiến cho lĩnh vực tài chính ngân hàng co cụm lại và đối mặt với một cuộc khủng hoảng thừa. Điều này đã và đang thể hiện trong nước.
Trong nước, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, nhiều công ty môi giới buộc phải giảm từ 20% - 30% nhân lực hoặc một khoản chi phí tương ứng. Nhiều ngân hàng thương mại cũng ở trong tình thế tương tự, đặc biệt là sau khó khăn trong 6 tháng đầu năm.
Ông Phạm Quang Ngọc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng từ cuối năm 2008 và trong năm tới, sẽ có một cuộc đào thải lao động lớn trong ngành tài chính; và sau đó chất lượng lao động cũng sẽ được siết chặt hơn.
Một ngành thuộc diện “hot” trong những năm qua là công nghệ thông tin (CNTT) cũng đang chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. Theo nhiều chuyên gia dự báo, năm 2009 sẽ chứng kiến nhiều “cuộc chia tay” trong ngành vì sẽ có 10% - 15% nhân viên CNTT thất nghiệp.
Ngay từ tháng 7/2008, một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam là FPT cũng đã có quyết định cắt giảm 10% nhân sự. Gần đây là sự xôn xao trên thị trường công nghệ về một trường hợp “ghép” ba công ty con làm một để tinh gọn bộ máy, điều đó đồng nghĩa với việc một lực lượng lao động phải ra đi.
Ngành xây dựng, du lịch, dịch vụ tiếp tục “ngủ đông”
Năm 2009 cũng sẽ là năm “phẳng lặng” của ngành xây dựng, du lịch và dịch vụ. Nguyên nhân chính đến từ cuộc khủng khoảng tài chính, khiến cho nhu cầu và sức tiêu dùng sẽ sụt giảm.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không cho rằng khi kinh tế khó khăn, người ta cũng ít nghĩ đến chuyện du lịch và giải trí. Các tour du lịch tại công ty ông cũng giảm đáng kể so với hồi đầu năm. Ông cho biết: “Trong năm 2009, nếu tình hình không được cải thiện, chúng tôi buộc phải cắt giảm lao động.”
Y, dược, bán hàng, marketing “lên ngôi”
Tại buổi hội thảo về ngành Y – Dược vừa được tổ chức tại TPHCM, các chuyên gia nhận định: sự thiếu hụt nhân lực trong ngành Y – Dược mà Bộ Y tế vừa công bố chính là nguyên nhân “lên ngôi” của ngành này trong năm 2009.
Theo số liệu từ hội thảo, trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược sẽ tuyển từ 40 - 80 lao động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp để đảm nhận các vị trí trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y tế các tỉnh, thành. Đó là chưa kể sự thiếu hụt lớn các y, bác sỹ.
Cũng theo báo cáo này, hiện mỗi năm cần thêm khoảng 6.000 bác sỹ, 1.500 dược sỹ, 10.000 điều dưỡng viên và khoảng 7.000 nhân viên cho các vị trí khác. Theo ước tính, đến 2010 ngành Y – Dược sẽ cần trên 74.000 người.
Ở một phương diện khác, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc kinh doanh đình trệ khiến các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm mình làm ra khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường. Đây chính là cơ hội cho ngành truyền thông, marketing, bán hàng phát triển.
Chị Thúy Vân (Hà Nội) - nhân viên Công ty Truyền thông Khoa Đô cho biết, lao động trong lĩnh vực quảng cáo có mức lương khá cao, dao động từ 500 - 1.000 USD/tháng đối với công ty trong nước và 3.000 - 5.000 USD/tháng đối với công ty nước ngoài.
Ngoài ra, theo thống kê việc làm trực tuyến của Vietnamworks.com, bán hàng, marketing, truyền thông là những ngành có cầu nhân lực cao nhất hiện nay.