DSO - DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐÀ LẠT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT


    Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2

    Admin
    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 1422
    Cảm ơn : 207

    Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2 Empty Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2

    Bài gửi by Admin 2008-10-31, 14:43

    MƯỜI HAI VỤ PHÁ SẢN NGÂN HÀNG LỚN NHẤT LỊCH SỬ (P.2)


    7/ Bank of England (1992)

    Bank of England đóng vai trò là người cho vay cuối, cứu giúp các định chế tài chính. Thế nhưng, ngân hàng từng được quốc hữu hóa này đã phải trải qua thua lỗ và không tự cứu nổi mình. Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại châu Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao, giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng mua lại sau khi Bank of England điều chỉnh lại chính sách.

    Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, ngân hàng này lại chống lại nhà đầu cơ bằng cách mua đồng bảng và tăng mạnh lãi suất. Kế hoạch thất bại và vào ngày thứ tư đen tối 16/9/1992, giới đầu cơ trong đó có cả George Soros danh tiếng đã bán khống lượng bảng Anh có giá trị khoảng 10 tỷ đôla. Hệ quả là Bank of England buộc phải rút khỏi cơ chế một tỷ giá của hệ thống tiền tệ châu Âu và tiến hành phá giá đồng bảng. Soros và "bạn bè" đã kiếm được khoảng 1,1 tỷ đôla nhờ sự kiện này. Cũng từ đó, cái tên Soros còn được nhắc đến như kẻ đã phá hoại Bank of England.

    8/ Bank of Credit and Commerce International (1991)

    Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2 A898_bcci_time_2050081722-8876
    Với tài sản vượt quá 20 tỷ đôla, hoạt động trải dài trên 78 quốc gia với 400 chi nhánh, Bank of Credit and Commerce (BCCI) đã trở thànhmột trong những vụ sụp đổ có phạm vi rộng nhất.
    BCCI ngân hàng của lừa đảo, khủng bố và tội phạm.
    BCCI ngân hàng của lừa đảo, khủng bố và tội phạm. Ảnh: historycommons.org.

    Được thành lập tại Pakistan, ngân hàng này được cho là đã nhận hỗ trợ vốn từ CIA. Vào giai đoạn thịnh vượng của mình, BCCI nổi tiếng nhờ sở hữu nhiều chi nhánh, các công ty vận tải, và thương mại. Tuy nhiên, đến năm 1991, sau chuỗi thành công kéo dài, các chuyên gia Anh và Mỹ phát hiện BCCI liên quan tới các hoạt động rửa tiền, hối lộ, tài trợ khủng bố, mua bán trái phép ngân hàng và bất động sản, trốn thuế, và buôn bán vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Ngân hàng này cũng có ít nhất 13 tỷ đôla tài sản không rõ nguồn gốc.

    Được phong danh hiệu "ngân hàng của lừa đảo và tội phạm quốc tế", BCCI đã bị phong tỏa bởi các nhà chức trách Anh và Mỹ, và sụp đổ nhanh chóng.

    9/ Continental Illinois National Bank and Trust Company (1984)

    Đã từng là ngân hàng lớn thứ 7 nước Mỹ xét trên lượng ký quỹ, Continental Illinois National Bank và Trust Company tan rã vào năm 1984 sau khi dư luận phát hiện ra cuộc sát nhập của ngân hàng này với Penn Square Bank là vô giá trị. John Lytle, Giám đốc Điều hành mảng cho vay đầu tư vào dầu mỏ, đã nhận 585 nghìn đôla tiền hối lộ. Đổi lại Lytle đã bỏ qua các khoản nợ khó đòi và ủng hộ việc sáp nhập giữa hai ngân hàng.

    Hậu quả là Continental Illinois National Bank and Trust Company vỡ nợ do nợ xấu, cho các nhà sản xuất dầu vay trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ những năm 1980 và 1990 tại Texas, của Penn Square Bank.

    Các chủ tài khoản khi biết thông tin trên đã rút tới hơn 10 tỷ đôla khỏi ngân hàng này chỉ trong vài ngày đầu tháng 5/1984. Continental Illinois National Bank and Trust Company do vậy bị mất thanh khoản và sụp đổ hoàn toàn.

    10/ Banco Ambrosiano (1982)
    Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2 Gods_banker1-200x300%5B1%5D
    Roberto Calvil, người đứng đầu
    Roberto Calvil, người đứng đầu "Ngân hàng của Chúa", đã có một kết cục bi thảm như chính Ngân hàng do ông đứng đầu. Ảnh: businesstoday.com.

    Ngân hàng thiên chúa giáo của Italy, Ambrosiano, được thành lập vào năm 1986 nhằm hỗ trợ các hoạt động truyền đạo hoặc làm từ thiện của giáo hội hoặc các tổ chức tinh thần.

    Roberto Calvi, người được chỉ định làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch vào các năm 1971 và 1975, đã dẫn dắt ngân hàng theo một hướng đi mới. Theo đó, Ambrosiano thành lập các công ty tại nước ngoài và tham gia vào lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, không chỉ dừng tại đó, Calvi đã dùng mạng lưới ngân hàng phức tạp của mình để phục vụ ý đồ xấu như chuyển tiền ra khỏi Italy, bơm giá chứng khoán, che giấu các khoản nợ không bảo đảm, và nhiều hoạt động dính líu tới Mafia Italy. Vào năm 1982, ngân hàng không thể giải thích nguồn gốc số tiền 1,287 tỷ đôla và Calvi đã phải rời Italy sang Anh bằng hộ chiếu giả.

    Vào ngày 16/8/1982, xác Calvi đã được tìm thấy tại cầu Blackfriars, London. Đây được cho là sự trả đũa của Mafia, đối tượng qua lại mật thiết với Ambrosiana, dành cho ông chủ nhà băng này. Cùng trong năm 1982, Ambrosiano đã sụp đổ.

    Bức màn bí ẩn giữa giáo hội, Mafia, và các ngân hàng trong vụ scandal này đã tạo cảm hứng cho Holywood làm bộ phim "Bố già".

    11/ Franklin National Bank (1974)

    Vụ sập tiệm vào năm 1974 của Franklin National Bank, tại Long Island, New York, là vụ phá sản lớn nhất thời đó. Ngân hàng này đã từng hoạt động rất hiệu quả cho tới khi nó được mua lại bởi Michele Sindona, một ông trùm Mafia tài chính, gốc Sicily, Italy. Sindona đã dùng ngân hàng này để cung cấp tín dụng, chuyển và rửa tiền tiền cho các quỹ, vốn liên quan tới Vatican và các hoạt động buôn bán ma túy tại Italy.

    Để che giấu những việc làm mở ám, Sindona đã xây dựng quanh mình cả một thể chế ngân hàng hùng mạnh và hiện đại. Tuy nhiên, những ngày vui của ông trùm này ngắn chẳng tày gang khi vào 8/10/1974, Franklin National Bank vỡ nợ do quản lý kém, đầu cơ ngoại tệ và chính sách cho vay lỏng lẻo. Trong các phiên tòa vào năm 1979, Paul Luftig, Tổng giám đốc, và J.Michael Cartel, Phó Chủ tịch, đã bị kết tội lừa đảo thông tin trong báo cáo tài chính. Thiệt hại ước tính của vụ phá sản này là 2,8 tỷ đôla.

    12/ Đại khủng hoảng (1923 - 1933)


    Có tới 9000 ngân hàng phá sản trong giai đoạn trước và sau đại khủng hoảng. Ảnh: businesstoday.com.
    Có tới 9.000 ngân hàng phá sản trong giai đoạn trước và sau đại khủng hoảng. Ảnh: businesstoday.com.
    Mười hai vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử - P.2 New%20Picture
    Trong những năm Đại khủng hoảng 1923-1933, các ngân hàng tại Mỹ trải qua một trong những cơn ác mộng kéo dài và tồi tệ nhất trong lịch sử. Khi mà người tiêu dùng không còn tiền để chi tiêu và gửi tiết kiệm, các ngân hàng bắt đầu sụp đổ với tốc độ chóng mặt. Trong thập niêm 1920, có trung bình 70 ngân hàng phá sản một năm. Mọi chuyện còn tồi tệ hơn trong thập niên kế tiếp khi chỉ trong 10 tháng đầu năm 1920, 744 ngân hàng phá sản, bằng cả 10 năm trước đó cộng lại.

    Con số kinh hoàng, 9.000 ngân hàng bị xóa tên, trong thập niên 1930 đã cho thấy mức độ tàn phá ghê gớm của cuộc Đại khủng hoảng. Tổng số tiền bị cuốn theo vòng xoáy sụp đổ nhà băng lên tới 140 tỷ đôla.

    🇭🇹 🇭🇹

      Hôm nay: 2024-05-02, 19:49