“Xịt cái này vào thì khoảng 2 tiếng là cái gì cũng chín tuốt luốt”… Quả thật, chưa đầy 2 tiếng sau, những quả chuối khi nãy còn xanh ngắt giờ đã căng tròn một cách khác thường, ngả sang màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt…
“Úm…ba…la” ra…quả to!
Trong vai một người mua trái cây về bán lại, tớ tìm đến một “đầu mối” chuyên cung cấp trái cây cho những sạp hoa quả lớn nhỏ trong thành phố. Sau khi nghe yêu cầu đặt hàng của tớ là đang cần một số lượng lớn chuối với điều kiện là tất cả phải to, đẹp, nặng (loại 1) và phải có gấp trong vòng 3 ngày nữa. Ông chủ chỉ cười khẩy: “Tưởng gì, ngày mai lấy cũng có hàng luôn, chứ nói chi đến 3 ngày. Còn loại to hả, yên tâm đi, cỡ nào ở đây cũng “làm” được hết”.
Thấy tôi có vẻ không tin, ông chủ liền dẫn tôi ra sau nhà, chỉ vào một đống chuối còn non, xanh lè đang được một người thanh niên phun thứ hóa chất gì đấy vào, rồi dùng bạt phủ kín lại. Ông ta bảo, lô chuối này, chiều nay sẽ giao cho khách. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi lại rằng làm sao mà lô chuối này có thể chín kịp thì ông lại cười: “Xịt cái này vào (chỉ bình hóa chất) thì khoảng 2 tiếng là cái gì cũng chín tuốt luốt, chứ nói chi mấy quả chuối này”
Quả thật, chưa đầy 2 tiếng sau, những quả chuối khi nãy còn xanh ngắt, non choẹt giờ đã căng tròn, to bóng một cách khác thường, ngả sang màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt. Thấy tôi há hốc mồm ngạc nhiên quá đỗi, ông chủ bảo rằng chuyện này là bình thường thôi. Ông còn tiết lộ, thậm chí ở một số nơi, người ta còn sử dụng nhiều loại hóa chất khác nữa để phun lên: xoài, thanh long, táo, lê, hồng, cam,…kích thích cực mạnh làm cho quả mau chín, có màu đẹp, tăng kích thước nhanh, như vậy sẽ bán được giá hơn.
Nhìn tươi ngon vậy thôi chứ đầy chất hóa học đấy Teen ạ! (Ảnh minh họa)
Ngâm một cái, để mấy tháng!
Chưa hết kinh hoàng về chuyện “phù phép” quả nhỏ thành to, quả sống thành chín, tớ lại tiếp tục “sốc” khi biết thêm một thông tin nữa, đó là hiện nay, có rất nhiều “đầu mối” cung cấp trái cây còn sử dụng hóa chất để giữ cho trái cây luôn tươi như mới hái.
“Bí kíp” giúp cho trái cây “sống dai” của họ đó là ngâm trái cây vào một dung dịch nước hóa chất, chính dung dịch nước này sẽ làm cho trái cây tươi lâu, thậm chí là mấy tháng trời cũng không hư. Thậm chí, một số nơi còn “giả tạo” hơn, mua các loại trái cây như: táo, cam, lê, nho,… của Trung Quốc có tẩm hóa chất về, rồi gắn tem là trái cây nhập từ Newzeland, Úc, Mỹ,… Mà tâm lý chung của teen mình thì lại rất tin tưởng vào trái cây Châu Âu, nhưng không biết rằng mình đang bỏ tiền ra để “đầu độc” chính mình.
Coi chừng mất mạng vì trái cây “độc”!
Theo thống kê của các cơ quan y tế, tính đến thời điểm này, đã có hơn 1.000 ca ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, cũng có rất nhiều ca do các loại trái cây “độc” gây nên.
Mới đây thôi, trong một buổi tiệc mừng sinh nhật của N.T.H (Teen 11, trường N) tại một quán karaoke nọ, sau khi ăn hết mấy đĩa lê, táo, cam, H và mấy người bạn của mình cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và sau đó là khó thở, phải đưa đi bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết chính các loại trái cây trên đã “đầu độc” các bạn. Cũng may là vì được phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời, nên tính mạng của H và các bạn của mình đã được giữ lại. Thế nhưng, sau một trận “súc ruột” kinh hoàng, có lẽ các bạn ấy sẽ “cạch” luôn trái cây đến già.
Và chắc chúng ta cũng chưa quên một trường hợp thương tâm của em Nguyễn Trọng Thành, ở xóm Sơn Nam, xã Nghĩa Sơn, Nghệ An (mà báo chí đã từng thông tin trước đây). Hôm ấy, bà nội em có mua 4 quả táo Trung Quốc, hai bà cháu gọt một quả ăn chung. Sáng hôm sau, cả hai đều có dấu hiệu đau đầu, nôn, đau bụng và đi ngoài, đến bệnh viện cấp cứu thì chỉ người bà qua khỏi, còn em thì mãi mãi ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình.
Teen hãy đến mua trái cây ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín nhé! (Ảnh minh họa)
Thay lời kết
Teen đang hoang mang thật sự, vì theo các thông tin khoa học, ăn nhiều trái cây sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng liệu với tình trạng trái cây “độc” tràn lan như hiện nay, teen có còn xem việc sử dụng trái cây là một lựa chọn “tối ưu”?
Teen hãy nhớ, không có loại trái cây nào là “xấu”, có xấu chăng chỉ là những người bán hàng vô tâm, vì tiền mà bất chấp, kể cả việc gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác mà thôi.
Cách tốt nhất vẫn là mua trái cây tại những cửa hàng, siêu thị có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ cho sức khỏe của mình, teen ạ.
Bạn có biết?
Trong các loại hóa chất “ép chín” có chứa hoạt chất Ethrel. Ethrel hay Ethenol đều có chung gốc là Etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ và rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu phun hoặc nhúng chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, Etylen tác dụng với thành phần Nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất Etylenglycol Dinitrat, một chất rất độc, nếu dùng trên 0,3mg/m3 sẽ gây chết người.
Một số nơi còn dùng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để “tẩm ướp” quả, giúp quả tươi lâu (Kinh khủng!). Theo các chuyên gia, thuốc bảo vệ thực vật nếu tồn dư trong trái cây quá mức cho phép có thể gây ra bệnh đường ruột. Nặng hơn có thể gây ra ngộ độc cấp tính. Nghiêm trọng hơn, việc thường xuyên sử dụng các loại trái cây bảo quản bằng hoá chất khiến chất độc tích tụ ở gan, lâu dần có thể dẫn tới ung thư.
Một số “mẹo” chọn trái cây an toàn
- Với những quả chín tự nhiên, vỏ sẽ có màu vàng/đỏ tươi, hơi nhạt, chứ không phải là màu quá sẫm.
- Nên chọn quả có vỏ căng tự nhiên (có thể hơi nhăn một tí) thay vì thiên về những quả quá bóng bẩy.
- Không ăn những thứ quả ngoài tươi, trong khô, hoặc úng, có mùi lạ.
- Các loại hoa quả trái mùa như cam, quýt, bưởi... được bảo quản bằng hóa chất độc hại thường có vỏ khô, cứng, bóp sâu một chút lại thấy nhũn hoặc ngược lại, khi bóc vỏ thì ruột đã khô. Tìm những loại quả có vỏ dày, cảm giác mềm tự nhiên, có mùi thơm thoảng, chứ không có mùi quá gắt.
- Hoa quả mua về nên ngâm qua nước muối loãng vài phút, nên gọt/bóc vỏ hoa quả trước khi ăn.
“Úm…ba…la” ra…quả to!
Trong vai một người mua trái cây về bán lại, tớ tìm đến một “đầu mối” chuyên cung cấp trái cây cho những sạp hoa quả lớn nhỏ trong thành phố. Sau khi nghe yêu cầu đặt hàng của tớ là đang cần một số lượng lớn chuối với điều kiện là tất cả phải to, đẹp, nặng (loại 1) và phải có gấp trong vòng 3 ngày nữa. Ông chủ chỉ cười khẩy: “Tưởng gì, ngày mai lấy cũng có hàng luôn, chứ nói chi đến 3 ngày. Còn loại to hả, yên tâm đi, cỡ nào ở đây cũng “làm” được hết”.
Thấy tôi có vẻ không tin, ông chủ liền dẫn tôi ra sau nhà, chỉ vào một đống chuối còn non, xanh lè đang được một người thanh niên phun thứ hóa chất gì đấy vào, rồi dùng bạt phủ kín lại. Ông ta bảo, lô chuối này, chiều nay sẽ giao cho khách. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi lại rằng làm sao mà lô chuối này có thể chín kịp thì ông lại cười: “Xịt cái này vào (chỉ bình hóa chất) thì khoảng 2 tiếng là cái gì cũng chín tuốt luốt, chứ nói chi mấy quả chuối này”
Quả thật, chưa đầy 2 tiếng sau, những quả chuối khi nãy còn xanh ngắt, non choẹt giờ đã căng tròn, to bóng một cách khác thường, ngả sang màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt. Thấy tôi há hốc mồm ngạc nhiên quá đỗi, ông chủ bảo rằng chuyện này là bình thường thôi. Ông còn tiết lộ, thậm chí ở một số nơi, người ta còn sử dụng nhiều loại hóa chất khác nữa để phun lên: xoài, thanh long, táo, lê, hồng, cam,…kích thích cực mạnh làm cho quả mau chín, có màu đẹp, tăng kích thước nhanh, như vậy sẽ bán được giá hơn.
Nhìn tươi ngon vậy thôi chứ đầy chất hóa học đấy Teen ạ! (Ảnh minh họa)
Ngâm một cái, để mấy tháng!
Chưa hết kinh hoàng về chuyện “phù phép” quả nhỏ thành to, quả sống thành chín, tớ lại tiếp tục “sốc” khi biết thêm một thông tin nữa, đó là hiện nay, có rất nhiều “đầu mối” cung cấp trái cây còn sử dụng hóa chất để giữ cho trái cây luôn tươi như mới hái.
“Bí kíp” giúp cho trái cây “sống dai” của họ đó là ngâm trái cây vào một dung dịch nước hóa chất, chính dung dịch nước này sẽ làm cho trái cây tươi lâu, thậm chí là mấy tháng trời cũng không hư. Thậm chí, một số nơi còn “giả tạo” hơn, mua các loại trái cây như: táo, cam, lê, nho,… của Trung Quốc có tẩm hóa chất về, rồi gắn tem là trái cây nhập từ Newzeland, Úc, Mỹ,… Mà tâm lý chung của teen mình thì lại rất tin tưởng vào trái cây Châu Âu, nhưng không biết rằng mình đang bỏ tiền ra để “đầu độc” chính mình.
Coi chừng mất mạng vì trái cây “độc”!
Theo thống kê của các cơ quan y tế, tính đến thời điểm này, đã có hơn 1.000 ca ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, cũng có rất nhiều ca do các loại trái cây “độc” gây nên.
Mới đây thôi, trong một buổi tiệc mừng sinh nhật của N.T.H (Teen 11, trường N) tại một quán karaoke nọ, sau khi ăn hết mấy đĩa lê, táo, cam, H và mấy người bạn của mình cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và sau đó là khó thở, phải đưa đi bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết chính các loại trái cây trên đã “đầu độc” các bạn. Cũng may là vì được phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời, nên tính mạng của H và các bạn của mình đã được giữ lại. Thế nhưng, sau một trận “súc ruột” kinh hoàng, có lẽ các bạn ấy sẽ “cạch” luôn trái cây đến già.
Và chắc chúng ta cũng chưa quên một trường hợp thương tâm của em Nguyễn Trọng Thành, ở xóm Sơn Nam, xã Nghĩa Sơn, Nghệ An (mà báo chí đã từng thông tin trước đây). Hôm ấy, bà nội em có mua 4 quả táo Trung Quốc, hai bà cháu gọt một quả ăn chung. Sáng hôm sau, cả hai đều có dấu hiệu đau đầu, nôn, đau bụng và đi ngoài, đến bệnh viện cấp cứu thì chỉ người bà qua khỏi, còn em thì mãi mãi ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình.
Teen hãy đến mua trái cây ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín nhé! (Ảnh minh họa)
Thay lời kết
Teen đang hoang mang thật sự, vì theo các thông tin khoa học, ăn nhiều trái cây sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng liệu với tình trạng trái cây “độc” tràn lan như hiện nay, teen có còn xem việc sử dụng trái cây là một lựa chọn “tối ưu”?
Teen hãy nhớ, không có loại trái cây nào là “xấu”, có xấu chăng chỉ là những người bán hàng vô tâm, vì tiền mà bất chấp, kể cả việc gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác mà thôi.
Cách tốt nhất vẫn là mua trái cây tại những cửa hàng, siêu thị có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ cho sức khỏe của mình, teen ạ.
Bạn có biết?
Trong các loại hóa chất “ép chín” có chứa hoạt chất Ethrel. Ethrel hay Ethenol đều có chung gốc là Etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ và rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu phun hoặc nhúng chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, Etylen tác dụng với thành phần Nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất Etylenglycol Dinitrat, một chất rất độc, nếu dùng trên 0,3mg/m3 sẽ gây chết người.
Một số nơi còn dùng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để “tẩm ướp” quả, giúp quả tươi lâu (Kinh khủng!). Theo các chuyên gia, thuốc bảo vệ thực vật nếu tồn dư trong trái cây quá mức cho phép có thể gây ra bệnh đường ruột. Nặng hơn có thể gây ra ngộ độc cấp tính. Nghiêm trọng hơn, việc thường xuyên sử dụng các loại trái cây bảo quản bằng hoá chất khiến chất độc tích tụ ở gan, lâu dần có thể dẫn tới ung thư.
Một số “mẹo” chọn trái cây an toàn
- Với những quả chín tự nhiên, vỏ sẽ có màu vàng/đỏ tươi, hơi nhạt, chứ không phải là màu quá sẫm.
- Nên chọn quả có vỏ căng tự nhiên (có thể hơi nhăn một tí) thay vì thiên về những quả quá bóng bẩy.
- Không ăn những thứ quả ngoài tươi, trong khô, hoặc úng, có mùi lạ.
- Các loại hoa quả trái mùa như cam, quýt, bưởi... được bảo quản bằng hóa chất độc hại thường có vỏ khô, cứng, bóp sâu một chút lại thấy nhũn hoặc ngược lại, khi bóc vỏ thì ruột đã khô. Tìm những loại quả có vỏ dày, cảm giác mềm tự nhiên, có mùi thơm thoảng, chứ không có mùi quá gắt.
- Hoa quả mua về nên ngâm qua nước muối loãng vài phút, nên gọt/bóc vỏ hoa quả trước khi ăn.