Hố tử thần Hà Tĩnh - một dạng phễu sụt karst (Nguyễn Đình Hòe VACNE)
Phễu sụt karst là hiện tượng thường gặp ở các vùng đá vôi nước ta. Hố tử thần ngày 9/5 ở Hà Tĩnh cũng là một dạng như vậy
1.Sụt đất tại vườn nhà anh Thường ngày 9/5, tại xóm Vĩnh Đại, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. 2 hố, mỗi hố có đường kính gần 8m, sâu lút cả cây sào tre hơn 7m, xuất hiện trên mảnh vườn trồng màu, chỉ cách ngôi nhà bếp của gia đình anh Thường chừng 3 - 5m. Nước trong hồ đục ngầu và có váng màu vàng. Đáng ngại hơn, đất ở hai miệng hố này vẫn đang tiếp tục lở và xuất hiện nhiều vết nứt lớn chạy quanh các hố nói trên (*).
2.Nguyên nhân
Đây là hiện tượng sụt đất do bên dưới lòng đất có hang động karst ngầm. Vùng sụt tại Hà Tĩnh cũng có nền địa chất là đá vôi. Sơ đồ giải thích nguyên lí hình thành một phễu sụt được minh họa ở hình vẽ trên đây. Khi mái vòm của hang động ngầm bị quá trình karst (hòa tan phân hủy đá vôi do nước)
làm mỏng dần thì trần hang động sẽ sụt xuống. Hố sụt có thể rất nhỏ với đường kính 4-5 mét, có thể tạo ra cả một cái hồ rộng mênh mông như hồ Ba Bể - Bắc Kan. Trong trường hợp hố sụt nhỏ, nếu nó hút nước vào thì người dân Sơn La gọi là “cửa biến”. Trận lũ năm 1994, nước lũ cuốn một người đàn ông vào một cửa biến ở chân núi Bản Sảng, gần thị xã Sơn La (cũ). Sau hơn 2 tháng, người này vẫn sống và nổi lên ở sông Đà cách Bản Sảng cả chục km, sau khi ông phải ăn rất nhiều chuột và rắn để sinh tồn.
Nếu cái hố sụt này đùn nước ra thì người Sơn La đặt tên là “cửa hiện”. Theo dòng nước đùn ra, có thể có rất nhiều thứ do sông suối ngầm vơ vét và tải từ đâu đó đến như xương thú vật, các chất ô nhiễm,…Rất nhiều “cửa hiện “ có nước sạch được sử dụng làm “mó nước” tiếng Thái có nghĩa là “mỏ nước”.
Một trong những mó nước này chính là nguồn cung cấp nước cho Thành phố Sơn La hiện nay.
Ngoài Sơn La, thì các vùng đá vôi khác ở ở nước ta như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị,…đều có các hiện tượng tương tự.
3.Ứng phó:
Nếu phễu sụt nhỏ (đường kính dăm bảy mét trở lại) mà xung quanh không thấy phát triển các khe nứt trên mặt đất thì phễu sụt đã kết thúc sự hình thành. Vùng đất phía trên có thể trở nên ổn định. Người dân ở xa phễu sụt
có thể tạm yên tâm với cái phễu đã xuất hiện (nhưng rất có thể cái phễu khác sẽ xuất hiện ở đâu đó)
Nếu quanh miệng phễu xuất hiện thêm các vết nứt đất vòng cung thì phễu sụt đang mở rộng. Cần di tản gấp
Các địa phương vùng đá vôi cần có quỹ đất dự phòng để tái định cư cho người dân vùng phát triển phễu sụt karst. Không thể để sự cố xảy ra rồi mới lo. “Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” – người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ rất hay để phê phán cách ứng xử với sự cố môi trường kiểu “cùng tắc biến” này./.
Chú thích:
(*).[You must be registered and logged in to see this link.]
Phễu sụt karst là hiện tượng thường gặp ở các vùng đá vôi nước ta. Hố tử thần ngày 9/5 ở Hà Tĩnh cũng là một dạng như vậy
1.Sụt đất tại vườn nhà anh Thường ngày 9/5, tại xóm Vĩnh Đại, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. 2 hố, mỗi hố có đường kính gần 8m, sâu lút cả cây sào tre hơn 7m, xuất hiện trên mảnh vườn trồng màu, chỉ cách ngôi nhà bếp của gia đình anh Thường chừng 3 - 5m. Nước trong hồ đục ngầu và có váng màu vàng. Đáng ngại hơn, đất ở hai miệng hố này vẫn đang tiếp tục lở và xuất hiện nhiều vết nứt lớn chạy quanh các hố nói trên (*).
2.Nguyên nhân
Đây là hiện tượng sụt đất do bên dưới lòng đất có hang động karst ngầm. Vùng sụt tại Hà Tĩnh cũng có nền địa chất là đá vôi. Sơ đồ giải thích nguyên lí hình thành một phễu sụt được minh họa ở hình vẽ trên đây. Khi mái vòm của hang động ngầm bị quá trình karst (hòa tan phân hủy đá vôi do nước)
làm mỏng dần thì trần hang động sẽ sụt xuống. Hố sụt có thể rất nhỏ với đường kính 4-5 mét, có thể tạo ra cả một cái hồ rộng mênh mông như hồ Ba Bể - Bắc Kan. Trong trường hợp hố sụt nhỏ, nếu nó hút nước vào thì người dân Sơn La gọi là “cửa biến”. Trận lũ năm 1994, nước lũ cuốn một người đàn ông vào một cửa biến ở chân núi Bản Sảng, gần thị xã Sơn La (cũ). Sau hơn 2 tháng, người này vẫn sống và nổi lên ở sông Đà cách Bản Sảng cả chục km, sau khi ông phải ăn rất nhiều chuột và rắn để sinh tồn.
Nếu cái hố sụt này đùn nước ra thì người Sơn La đặt tên là “cửa hiện”. Theo dòng nước đùn ra, có thể có rất nhiều thứ do sông suối ngầm vơ vét và tải từ đâu đó đến như xương thú vật, các chất ô nhiễm,…Rất nhiều “cửa hiện “ có nước sạch được sử dụng làm “mó nước” tiếng Thái có nghĩa là “mỏ nước”.
Một trong những mó nước này chính là nguồn cung cấp nước cho Thành phố Sơn La hiện nay.
Ngoài Sơn La, thì các vùng đá vôi khác ở ở nước ta như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị,…đều có các hiện tượng tương tự.
3.Ứng phó:
Nếu phễu sụt nhỏ (đường kính dăm bảy mét trở lại) mà xung quanh không thấy phát triển các khe nứt trên mặt đất thì phễu sụt đã kết thúc sự hình thành. Vùng đất phía trên có thể trở nên ổn định. Người dân ở xa phễu sụt
có thể tạm yên tâm với cái phễu đã xuất hiện (nhưng rất có thể cái phễu khác sẽ xuất hiện ở đâu đó)
Nếu quanh miệng phễu xuất hiện thêm các vết nứt đất vòng cung thì phễu sụt đang mở rộng. Cần di tản gấp
Các địa phương vùng đá vôi cần có quỹ đất dự phòng để tái định cư cho người dân vùng phát triển phễu sụt karst. Không thể để sự cố xảy ra rồi mới lo. “Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” – người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ rất hay để phê phán cách ứng xử với sự cố môi trường kiểu “cùng tắc biến” này./.
Chú thích:
(*).[You must be registered and logged in to see this link.]