Dân gian có câu “sướng như vua” nhưng thực tế có những ông vua đã không
giữ nổi mạng sống của mình, và cái chết của các vị hoàng đế nước Nam nhiều khi thật thê thảm.
Vua Dục Đức và gã ăn mày cùng chung một huyệt mộ
Tháng 6 năm Quý Mùi (1883) vua Tự Đức mất, để di chiếu cho người con nuôi lớn của mình là Nguyễn Phúc Ưng Chân lên nối ngôi. Thế nhưng ngay trong lễ đăng quan, nhiều đại thần đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vì không ưa nên vin vào cớ di chiếu có đoạn nói mắt Ưng Chân có tật, rồi giam lỏng ông, sau đó phế truất. Về danh nghĩa, Ưng Chân ở trên ngôi báu chưa đầy 3 ngày.
Trở thành một tù nhân, Ưng Chân bị đem giam ở ngôi nhà học của mình trước đây là Dục Đức Đường nên sử sách thường lấy tên đó để gọi vua là Dục Đức. Về sau ông bị giam tại ngục thất phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói cho đến chết vào tháng 9 năm Giáp Thân (1884), thi thể bó trong một chiếc chiếu rách. Hai người lính và và một viên suất đội gánh xác đi chôn trong một ngày mưa gió, đến đầu làng An Cựu ở ngoại thành Huế thì dây
bị đứt, xác vua rơi xuống cạnh một khe nước nông, người ta tin rằng, ông đã “tự chọn” nơi yên nghỉ của mình tại đó nên chôn cất qua loa cho xong.
Vì không được quan tâm, chăm sóc, ngôi mộ dần tàn lụi như đất bằng, chẳng ai còn nhớ đó là mộ vua. Không lâu sau, có một ông lão ăn mày qua đấy bị kiệt sức và chết gục trên nấm mộ Dục Đức, dân địa phương đã chôn người ăn mày ngay trên mộ vua mà không hay biết. Về sau, con của Dục Đức bất ngờ được lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái; theo chỉ dẫn của những người am tường sự việc, Thành Thái tìm được mộ của vua cha nhưng khi cải táng, lại thấy trong mộ có hai bộ xương nên đành lấp lại và cho xây dựng lăng mộ tại đó vào đầu năm Canh Dần (1890) và đặt tên là An Lăng. Đó là lăng mộ chứa cả thi hài của ông vua xấu số và ông lão ăn mày tốt số.
Trần Minh Tông bị ong đốt mà qua đời
Trần Minh Tông là vị vua thứ 5 của nhà Trần, được đánh giá là người “tính trời khiêm hòa, nhận ngôi của Anh Tông nhường, để tâm vào thú hàn mặc, sính bút ở tập Thủy vân, có thơ khuyên người hiền, có bài răn uống rượu, dường như cũng đáng khen” (Việt giám thông khảo tổng luận).
Trong cuộc đời mình, Trần Minh Tông thấy ân hận, day dứt nhất là việc nghe lời xiểm nịnh giết oan bố vợ đồng thời cũng là chú ruột của mình là Huệ Võ vương Trần Quốc Chẩn vào tháng 3 năm Mậu Thìn (1328). Sau này vụ việc sáng tỏ, vua lấy làm ân hận cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Chẩn, thế nhưng vụ án oan khuất đó vẫn ám ảnh ông. Tháng 8 năm Bính Thân (1356) khi đã lên làm Thái thượng hoàng, Trần Minh Tông về thăm đền thờ cha vợ ở núi Kiệt Đặc (thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương ngày nay), “khi trở về, trong thuyền ngự có con ong vàng đốt vào má phía bên trái của Thượng hoàng, rồi Thượng hoàng bị bệnh” (Đại Việt sử ký toàn thư). Về đến Thăng Long, bệnh tình của Trần Minh Tông ngày một xấu, đến tháng 2 năm Đinh Dậu (1357) thì qua đời. Theo dã sử, con ong vàng đó chính là oan hồn của Trần Quốc Chẩn về báo thù.
Vua Lê Cung Hoàn: khát không nước, đói phải xé áo nhai
Lê Cung Hoàng là vị vua cuối cùng của thời Lê sơ. Ông được đưa lên ngôi tháng 12 năm Nhâm Ngọ (1522), đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, sau đó giam cầm rồi bức tử, thọ 20 tuổi.
Thảm cảnh của vua được sách Đại Việt thông sử cho biết như sau: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất vua xuống làm Cung vương, giam vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Còn sách Lê triều dã sử viết rõ hơn: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ vua là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn”. Sau đó Mạc Đăng Dung sai mang dải lụa vàng bắt hai mẹ con vua phải tự tử rồi đem xác hai người phơi bày ngoài quán Bắc Sứ (nay thuộc khu vực phố Quán Sứ, Hà Nội) rồi đưa về chôn ở lăng Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình).
Lê Hiển Tông băng hà không có đồ làm tang lễ
Lê Hiển Tông là người làm vua lâu nhất triều Hậu Lê (46 năm, từ 1740 đến 1786). Tháng 7 năm Bính Ngọ (1786) Lê Hiển Tông lâm bệnh mất. Mọi nghi thức trong lễ tang của ông đều do con rể là Nguyễn Huệ lo liệu chu đáo. Tuy nhiên ít người biết rằng triều đình lúc đó không chuẩn bị nổi đồ tang lễ cho vua nên phải trưng dụng đồ “hung minh khí” (quần áo, đồ dùng bằng giấy và các vật dụng cho người chết) của một viên hoạn quan.
Sách Lê triều dã sử cho hay: “Ngày 17 mưa to gió lớn, trong thành nước dâng lên một thước, đúng ngày hôm đó vua mất… Xét lúc bấy giờ đang lúc tan tác, cập rập, đồ khâm
niệm chưa kịp sắm đầy đủ. Có nhà viên quan Thái giám là Châu sắm trước đồ hung minh khí chưa sơn thiếp nhưng rất tinh xảo, bộ Lễ dụ dỗ ông ta đem tiến dâng, bèn lấy dùng. Phát gấm hoa vàng trong kho nội phủ, trang trí khảm nạm, 5 ngày thì xong, rồi mang quan tài xuống thuyền. Huệ sai Nội tán là Trần Văn Kỷ cùng Hữu quân Chỉnh hộ tống về Thanh Hóa, chôn ở lăng Bàn Thạch”.
Trần Thái Tông đoán dúng ngày giờ mình chết
Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277) Trần Thái Tông băng hà, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, trước đó một năm vị vua này đã đoán trúng thời điểm mình sẽ qua đời, khi ấy ông đã rời ngôi báu để làm Thái Thượng hoàng được 18 năm:
“Trước đó, Thượng hoàng đến ngự đường, bỗng thấy con rết bò trên áo ngự. Thượng hoàng sợ, lấy tay phủi nó rơi đánh "keng" xuống đất, nhìn xem thì hóa ra cái đinh sắt, đoán là điềm năm Đinh. Lại có lần đùa sai Minh tự Nguyễn Mặc Lão dùng phép nghiệm quan nghiệm xem điềm lành hay điềm dữ. Hôm sau Mặc lão tâu: "Thấy một chiếc hòm vuông bốn mặt đều có chữ Nguyệt, trên hòm có một cái kim, một chiếc lược". Thượng hoàng lại đoán: "Hòm tức là quan tài, chữ "nguyệt" (tháng) ở bốn bên tức là tháng 4, cái kim có thể cắm vào vật gì, tức là nhập vào quan tài, chữ "sơ" là chiếc lược, đồng âm với "sơ" là xa tức là sẽ xa rời các ngươi". Lại lúc ấy đương có trò múa rối, thường có câu: "Mau đến ngày mồng 1 thay phiên". Thượng hoàng lại đoán: "Thế là ngày mồng 1 ta chết". Năm trước, có một hôm thượng hoàng chợt bảo tả hữu: "Tháng 4 sang năm ta tất
chết". Đến nay quả như vậy.
Lê Thái Dũng
giữ nổi mạng sống của mình, và cái chết của các vị hoàng đế nước Nam nhiều khi thật thê thảm.
Vua Dục Đức và gã ăn mày cùng chung một huyệt mộ
Tháng 6 năm Quý Mùi (1883) vua Tự Đức mất, để di chiếu cho người con nuôi lớn của mình là Nguyễn Phúc Ưng Chân lên nối ngôi. Thế nhưng ngay trong lễ đăng quan, nhiều đại thần đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vì không ưa nên vin vào cớ di chiếu có đoạn nói mắt Ưng Chân có tật, rồi giam lỏng ông, sau đó phế truất. Về danh nghĩa, Ưng Chân ở trên ngôi báu chưa đầy 3 ngày.
Trở thành một tù nhân, Ưng Chân bị đem giam ở ngôi nhà học của mình trước đây là Dục Đức Đường nên sử sách thường lấy tên đó để gọi vua là Dục Đức. Về sau ông bị giam tại ngục thất phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói cho đến chết vào tháng 9 năm Giáp Thân (1884), thi thể bó trong một chiếc chiếu rách. Hai người lính và và một viên suất đội gánh xác đi chôn trong một ngày mưa gió, đến đầu làng An Cựu ở ngoại thành Huế thì dây
bị đứt, xác vua rơi xuống cạnh một khe nước nông, người ta tin rằng, ông đã “tự chọn” nơi yên nghỉ của mình tại đó nên chôn cất qua loa cho xong.
Bi đình và lăng tẩm vua Dục Đức |
Trần Minh Tông bị ong đốt mà qua đời
Trần Minh Tông là vị vua thứ 5 của nhà Trần, được đánh giá là người “tính trời khiêm hòa, nhận ngôi của Anh Tông nhường, để tâm vào thú hàn mặc, sính bút ở tập Thủy vân, có thơ khuyên người hiền, có bài răn uống rượu, dường như cũng đáng khen” (Việt giám thông khảo tổng luận).
Trong cuộc đời mình, Trần Minh Tông thấy ân hận, day dứt nhất là việc nghe lời xiểm nịnh giết oan bố vợ đồng thời cũng là chú ruột của mình là Huệ Võ vương Trần Quốc Chẩn vào tháng 3 năm Mậu Thìn (1328). Sau này vụ việc sáng tỏ, vua lấy làm ân hận cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Chẩn, thế nhưng vụ án oan khuất đó vẫn ám ảnh ông. Tháng 8 năm Bính Thân (1356) khi đã lên làm Thái thượng hoàng, Trần Minh Tông về thăm đền thờ cha vợ ở núi Kiệt Đặc (thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương ngày nay), “khi trở về, trong thuyền ngự có con ong vàng đốt vào má phía bên trái của Thượng hoàng, rồi Thượng hoàng bị bệnh” (Đại Việt sử ký toàn thư). Về đến Thăng Long, bệnh tình của Trần Minh Tông ngày một xấu, đến tháng 2 năm Đinh Dậu (1357) thì qua đời. Theo dã sử, con ong vàng đó chính là oan hồn của Trần Quốc Chẩn về báo thù.
Vua Lê Cung Hoàn: khát không nước, đói phải xé áo nhai
Lê Cung Hoàng là vị vua cuối cùng của thời Lê sơ. Ông được đưa lên ngôi tháng 12 năm Nhâm Ngọ (1522), đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, sau đó giam cầm rồi bức tử, thọ 20 tuổi.
Thảm cảnh của vua được sách Đại Việt thông sử cho biết như sau: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất vua xuống làm Cung vương, giam vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Còn sách Lê triều dã sử viết rõ hơn: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ vua là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn”. Sau đó Mạc Đăng Dung sai mang dải lụa vàng bắt hai mẹ con vua phải tự tử rồi đem xác hai người phơi bày ngoài quán Bắc Sứ (nay thuộc khu vực phố Quán Sứ, Hà Nội) rồi đưa về chôn ở lăng Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình).
Lê Hiển Tông băng hà không có đồ làm tang lễ
Lê Hiển Tông là người làm vua lâu nhất triều Hậu Lê (46 năm, từ 1740 đến 1786). Tháng 7 năm Bính Ngọ (1786) Lê Hiển Tông lâm bệnh mất. Mọi nghi thức trong lễ tang của ông đều do con rể là Nguyễn Huệ lo liệu chu đáo. Tuy nhiên ít người biết rằng triều đình lúc đó không chuẩn bị nổi đồ tang lễ cho vua nên phải trưng dụng đồ “hung minh khí” (quần áo, đồ dùng bằng giấy và các vật dụng cho người chết) của một viên hoạn quan.
Sách Lê triều dã sử cho hay: “Ngày 17 mưa to gió lớn, trong thành nước dâng lên một thước, đúng ngày hôm đó vua mất… Xét lúc bấy giờ đang lúc tan tác, cập rập, đồ khâm
niệm chưa kịp sắm đầy đủ. Có nhà viên quan Thái giám là Châu sắm trước đồ hung minh khí chưa sơn thiếp nhưng rất tinh xảo, bộ Lễ dụ dỗ ông ta đem tiến dâng, bèn lấy dùng. Phát gấm hoa vàng trong kho nội phủ, trang trí khảm nạm, 5 ngày thì xong, rồi mang quan tài xuống thuyền. Huệ sai Nội tán là Trần Văn Kỷ cùng Hữu quân Chỉnh hộ tống về Thanh Hóa, chôn ở lăng Bàn Thạch”.
Trần Thái Tông đoán dúng ngày giờ mình chết
Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277) Trần Thái Tông băng hà, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, trước đó một năm vị vua này đã đoán trúng thời điểm mình sẽ qua đời, khi ấy ông đã rời ngôi báu để làm Thái Thượng hoàng được 18 năm:
“Trước đó, Thượng hoàng đến ngự đường, bỗng thấy con rết bò trên áo ngự. Thượng hoàng sợ, lấy tay phủi nó rơi đánh "keng" xuống đất, nhìn xem thì hóa ra cái đinh sắt, đoán là điềm năm Đinh. Lại có lần đùa sai Minh tự Nguyễn Mặc Lão dùng phép nghiệm quan nghiệm xem điềm lành hay điềm dữ. Hôm sau Mặc lão tâu: "Thấy một chiếc hòm vuông bốn mặt đều có chữ Nguyệt, trên hòm có một cái kim, một chiếc lược". Thượng hoàng lại đoán: "Hòm tức là quan tài, chữ "nguyệt" (tháng) ở bốn bên tức là tháng 4, cái kim có thể cắm vào vật gì, tức là nhập vào quan tài, chữ "sơ" là chiếc lược, đồng âm với "sơ" là xa tức là sẽ xa rời các ngươi". Lại lúc ấy đương có trò múa rối, thường có câu: "Mau đến ngày mồng 1 thay phiên". Thượng hoàng lại đoán: "Thế là ngày mồng 1 ta chết". Năm trước, có một hôm thượng hoàng chợt bảo tả hữu: "Tháng 4 sang năm ta tất
chết". Đến nay quả như vậy.
Lê Thái Dũng