Những dấu tích xa hoa của người đàn bà được mệnh danh là đệ nhất phu nhân của chế độ Ngô Đình Diệm, vẫn hiện rõ cho đến hôm nay tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt.
Khu biệt điện nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Vào thời cực thịnh nhất của gia đình họ Ngô (1954-1960), bà Trần Lệ Xuân đã chi hàng núi tiền để xây các tòa biệt thự và mua sắm những thứ xa hoa nhất thời bấy giờ để trang trí cho nơi thư giãn của gia đình.
Trong đó, bà Xuân xây hẳn một tòa biệt thự mang tên Hồng Ngọc để tặng cha là luật sư Trần Văn Chương, lúc đó là Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ. Tuy nhiên, ông Chương chưa một lần bước chân vào ngôi nhà sang trọng đó.
Ngoài Hồng Ngọc, bà Trần Lệ Xuân còn cho xây biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình và các tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn. Trước biệt thự Bạch Ngọc là một bể bơi
nước nóng tráng lệ, dung tích 300 m3, sâu 1,2-2,2 m. Đến nay nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu Trần Lệ Xuân đã dùng loại năng lượng nào để hâm nóng một hồ nước tới 300 m3 giữa tiết trời Đà Lạt quanh năm sương mù.
Biệt thự Lam Ngọc một và Lam Ngọc hai là nơi nghỉ ngơi cuối tuần của bà Trần Lệ Xuân được trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, với phòng họp, phòng làm việc, phòng
khiêu vũ, phòng trang điểm. Trong các phòng đều có lò sưởi kiểu Pháp.
Biệt thự Lam Ngọc có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn riêng của bà Trần Lệ Xuân, nắp hầm được làm bằng loại thép đặc biệt, đạn bắn không thủng. Các cửa kính của biệt thự Lam Ngọc cũng được thiết kế có khả năng chống đạn.
Phía sau biệt thự Lam Ngọc có vườn hoa Nhật Bản vì bà Trần Lệ Xuân đã nhiều lần thuê các kỹ sư Nhật Bản thiết kế xây dựng và chỉnh sửa. Một hồ nước được thiết kế rất đặc biệt trong khu vườn, khi bơm nước đầy hồ sẽ hiện rõ hình bản đồ Việt Nam.
Cụ ông Nguyễn Văn Thùy, năm nay 93 tuổi, đang sống ở Đà Lạt kể, thời đó ông là nhân viên làm trong tòa thị chính Đà Lạt. Mỗi lần vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân và các thành viên trong gia đình họ Ngô từ Sài Gòn lên Đà Lạt nghỉ, ông Thùy thường được huy động vào đoàn tháp tùng săn bắn.
"Nhiều cuộc săn bắn chỉ đi trong ngày, nhưng họ huy động cả trăm người, với nhiều xe đặc chủng dành cho các nhân vật cao cấp, rất tốn kém", cụ Thùy nhớ lại.
Theo một số tài liệu báo chí nước ngoài có tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, năm 1956 Trần Lệ Xuân sở hữu khối tài sản khổng lồ lên tới 18 tỷ USD, phần lớn gửi trong các
ngân hàng nước ngoài. Để có được khối tài sản đó, vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân đã buôn thuốc phiện lậu, nhận viện trợ từ Mỹ, và kinh doanh.
Quốc Dũng
Khu biệt điện nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Vào thời cực thịnh nhất của gia đình họ Ngô (1954-1960), bà Trần Lệ Xuân đã chi hàng núi tiền để xây các tòa biệt thự và mua sắm những thứ xa hoa nhất thời bấy giờ để trang trí cho nơi thư giãn của gia đình.
Trong đó, bà Xuân xây hẳn một tòa biệt thự mang tên Hồng Ngọc để tặng cha là luật sư Trần Văn Chương, lúc đó là Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ. Tuy nhiên, ông Chương chưa một lần bước chân vào ngôi nhà sang trọng đó.
Biệt thự Hồng Ngọc mà Trần Lệ Xuân xây tặng cha là ông Trần Văn Chương. Ảnh: Quốc Dũng. |
nước nóng tráng lệ, dung tích 300 m3, sâu 1,2-2,2 m. Đến nay nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu Trần Lệ Xuân đã dùng loại năng lượng nào để hâm nóng một hồ nước tới 300 m3 giữa tiết trời Đà Lạt quanh năm sương mù.
Biệt thự Lam Ngọc một và Lam Ngọc hai là nơi nghỉ ngơi cuối tuần của bà Trần Lệ Xuân được trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, với phòng họp, phòng làm việc, phòng
khiêu vũ, phòng trang điểm. Trong các phòng đều có lò sưởi kiểu Pháp.
Biệt thự Lam Ngọc có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn riêng của bà Trần Lệ Xuân, nắp hầm được làm bằng loại thép đặc biệt, đạn bắn không thủng. Các cửa kính của biệt thự Lam Ngọc cũng được thiết kế có khả năng chống đạn.
Phía sau biệt thự Lam Ngọc có vườn hoa Nhật Bản vì bà Trần Lệ Xuân đã nhiều lần thuê các kỹ sư Nhật Bản thiết kế xây dựng và chỉnh sửa. Một hồ nước được thiết kế rất đặc biệt trong khu vườn, khi bơm nước đầy hồ sẽ hiện rõ hình bản đồ Việt Nam.
Biệt thự Bạch Ngọc có hồ bơi là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Quốc Dũng. |
Cụ ông Nguyễn Văn Thùy, năm nay 93 tuổi, đang sống ở Đà Lạt kể, thời đó ông là nhân viên làm trong tòa thị chính Đà Lạt. Mỗi lần vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân và các thành viên trong gia đình họ Ngô từ Sài Gòn lên Đà Lạt nghỉ, ông Thùy thường được huy động vào đoàn tháp tùng săn bắn.
"Nhiều cuộc săn bắn chỉ đi trong ngày, nhưng họ huy động cả trăm người, với nhiều xe đặc chủng dành cho các nhân vật cao cấp, rất tốn kém", cụ Thùy nhớ lại.
Theo một số tài liệu báo chí nước ngoài có tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, năm 1956 Trần Lệ Xuân sở hữu khối tài sản khổng lồ lên tới 18 tỷ USD, phần lớn gửi trong các
ngân hàng nước ngoài. Để có được khối tài sản đó, vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân đã buôn thuốc phiện lậu, nhận viện trợ từ Mỹ, và kinh doanh.
Trần Lệ Xuân (1924-2011) sinh tại Huế, cũng có tài liệu nói sinh tại Hà Nội. Gia đình Trần Lệ Xuân vốn là một gia đình Phật tử, nhưng năm 1943 khi Trần Lệ Xuân 19 tuổi, có tấm bằng tú tài 1 của Pháp thì đã được bố gả cho người bạn học của ông là Ngô Đình Nhu, một gia đình dòng dõi theo Thiên chúa giáo. Trần Lệ Xuân theo đạo và cổ xúy cho nhiều hành động đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Bà là dân biểu, Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là "Bà cố vấn". Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 đến năm 1963. |